Thursday, April 16, 2009

Tôi giữ cách nhìn thận trọng về phục hồi kinh tế

Tôi giữ cách nhìn thận trọng về phục hồi kinh tếTài chính marketing - Chuyên gia kinh tế cao cấp Bùi Kiến Thành cho rằng cần thêm dữ liệu để nhận định về sức khỏe nền kinh tế, và không nên sớm lạc quan khi thấy những biểu hiện nhất thời trên thị trường chứng khoán hay lỗ lãi của ngân hàng.

Chuyên gia tài chính Bùi Kiến Thành. Ảnh: Ngọc Châu- Một số ý kiến gần đây cho rằng nền kinh tế đã xuất hiện tín hiệu hồi phục. Theo ông, dấu hiệu của hồi phục kinh tế sẽ thể hiện trước hết ở đâu? 

- Người ta nhìn vào các chỉ báo chính để biết rằng sức khỏe của nền kinh tế đang ở mức nào. Một trong số đó là chỉ số niềm tin kinh doanh (BCI), trong quý I/2009 chỉ số này tại Việt Nam tăng 6 điểm so với quý cuối năm 2008, cho thấy đa số nhà quản lý doanh nghiệp vẫn tin vào gia tăng doanh thu và lợi nhuận trong vòng 12 tháng tới. Tiêu dùng nói chung giảm, nhưng tiêu dùng cá thể trong nước vẫn tăng khá.
Tuy vậy, các chỉ số kinh tế vĩ mô khác chưa thực sự lạc quan. Xuất khẩu trong tháng 3 tăng 2,4% so với cùng kỳ năm trước, nhưng nhìn vào chi tiết thì thấy là không tăng, mà vẫn đang giảm. Các sản phẩm chiến lược của Việt Nam như dệt may, gỗ, giày dép giảm mạnh, hoặc không tăng. Riêng xuất khẩu đá quý và kim loại có giá trị xuất khẩu bằng gần 5.000% cùng kỳ năm trước. Đúng là Việt Nam xuất siêu, nhưng tái xuất vàng thì không phải là một hoạt động kinh tế đơn thuần. Nhập khẩu giảm xuống, nhưng đáng chú ý là hàng xuất khẩu của Việt Nam có 70-80% nguyên liệu ngoại nhập. Xuất khẩu giảm nên nhập khẩu cũng giảm theo.

Tôi cho rằng cần thận trọng khi nhận định kinh tế đã ra khỏi khủng hoảng hay chưa, và phải nhìn vào các chỉ số, đặc biệt là dữ liệu về sản xuất của các doanh nghiệp. 

- Ông nghĩ sao về khả năng hồi phục của kinh tế Mỹ và Trung Quốc sẽ có tác động lan tỏa tới Việt Nam, nhất là khi Mỹ là thị trường xuất khẩu lớn nhất của Việt Nam ? 

- Chủ tịch FED Ben Bernanke có nói rằng kinh tế Mỹ có khả năng khởi sắc vào cuối năm 2009, nhưng vế thứ hai của nhận định này là "nếu có thể giải quyết tình trạng đóng băng của hệ thống tài chính Mỹ và thế giới".

Khủng hoảng tại Mỹ bắt nguồn từ việc trái phiếu phái sinh được đảm bảo bởi các hợp đồng cho vay bất động sản (mortgage-backed securities) bị mất thanh khoản và trở nên "nhiễm độc", như cách nói của cựu Bộ trưởng Tài chính Henry Paulson. Tổng giá trị hợp đồng cho vay bất động sản tại Mỹ lên đến 12.000 tỷ USD. Để bảo hiểm nguy cơ xảy ra nợ xấu, các nhà đầu tư các sản phẩm phái sinh này mua hợp đồng Bảo đảm nợ xấu (Credit Default Swap - CDS). Đến cuối tháng 6/2008, tổng giá trị hợp đồng CDS bên Mỹ là 35.000 tỷ USD, trong khi GDP Mỹ là 14.700 tỷ. Thị trường CDS đem lại lợi nhuận khổng lồ nhưng đã khiến thị trường tín dụng sụp đổ khi các hợp đồng vay biến thành nợ xấu. Đến tháng 10/2008, các định chế tài chính hàng đầu thế giới lâm vào tình trạng phá sản, mọi lĩnh vực kinh tế đều không tiếp cận được vốn vay. Đến nay các chính phủ đã bơm tiền để khuyến khích ngân hàng cho vay, song thị trường vẫn đóng băng.

Chính phủ Mỹ dự định mua lại các khoản nợ xấu bằng gói tài chính 700 tỷ USD, nhưng nay họ không làm nữa. Giá trị các trái phiếu này tại thị trường Mỹ trước đây được xác định khoảng 4.000-5.000 tỷ USD, đến nay Mỹ chưa có giải pháp nào. Khoảng 2.000 tỷ USD trái phiếu do Chính phủ Mỹ phát hành cũng sẽ khó bán, nên FED sẽ phải mua vào, thực chất là in thêm tiền. Việc này lại tạo thêm những hệ lụy. Nhìn chung, các chỉ báo kinh tế tại Mỹ, châu Âu và Nhật vẫn đang đi xuống.

Trung Quốc có lợi thế ở thị trường nội địa rộng lớn và lệ thuộc ít hơn vào thị trường nước ngoài. Họ đang chuyển hướng về nông thôn, và nếu chừng đó nông dân của Trung Quốc ăn nên làm ra, thì sẽ rất thuận lợi cho nền kinh tế của họ. Song ta cần quan sát thêm cách làm của Trung Quốc.

- Nhưng thị trường tài chính Mỹ đã có dấu hiệu tích cực, một số ngân hàng như Citigroup và Wells Fargo báo cáo lãi trong 3 tháng đầu năm nay? 

- Việc những ngân hàng Mỹ báo lãi chỉ là câu chuyện kế toán thôi. Citi nhận 45 tỷ USD hỗ trợ của Chính phủ Mỹ và được bảo đảm cho hơn 300 tỷ USD nợ khó đòi. Năm 2008 họ ghi sổ lỗ trên 20 tỷ USD. Các tài sản nhiễm độc được "khóa sổ" và không tính lại theo giá trị thị trường. Sang quý mới, họ báo lãi, là lãi trong riêng thời điểm này, do được Chính phủ bơm vốn và chưa tính tới số lỗ ghi trong sổ.

- Ông nói gì về con số trên 220.000 tỷ đồng vốn bù lãi suất 4% mà các ngân hàng trong nước báo cáo đã giải ngân trong vòng 2 tháng qua? 

- Con số 220.000 tỷ đồng vốn cho vay đã giải ngân sẽ tương đương 17-18% dư nợ của hệ thống ngân hàng. Nhưng số liệu của Ngân hàng Nhà nước cho thấy tổng dư nợ chỉ tăng thêm hơn 2%. Tôi cho rằng, vấn đề tiền giải ngân đi đâu và đảo nợ cần được quan tâm.

Đặt giả thiết có chuyện đảo nợ, trong trường hợp đó, ngân hàng vẫn được bù 4% lãi suất, mà lại "làm sạch" được nợ khó đòi trong báo cáo tài chính. Còn doanh nghiệp vay vốn và báo cáo là đưa vào vốn lưu động 8 tháng. Mà việc sử dụng vốn lưu động có đúng mục đích hay không thì kiểm soát không dễ.

Với các nền kinh tế, lãi suất tái cấp vốn và chiết khấu là những công cụ quan trọng để điều hành lãi suất cho vay trên thị trường. Khi ngân hàng trung ương các nước cung ứng vốn cho ngân hàng thương mại với lãi suất 1-2%, ngân hàng thương mại có thể cho vay với lãi suất 4-5% mỗi năm, mà không cần tới tiền hỗ trợ từ ngân sách để bù lãi suất.

Nếu đảo nợ có thật, mọi chuyện sẽ càng nguy hiểm hơn nếu những đồng vốn đó được chuyển hóa thành đôla để trả nợ cho các hợp đồng nhập khẩu trước đây. Theo chương trình của Chính phủ, doanh nghiệp chỉ được hỗ trợ lãi suất khi vay vốn bằng tiền đồng, cho sản xuất kinh doanh và đầu tư mới. Thị trường ngoại hối gần đây nóng lên, trong bối cảnh nhu cầu nhập khẩu không lớn, cũng là câu hỏi cần có lời giải đáp.

- Diễn biến thị trường chứng khoán sôi nổi trong những ngày gần đây được cho vừa là tín hiệu của hồi phục kinh tế, vừa là kỳ vọng của giới đầu tư về khả năng này. Ông nghĩ sao về dòng tiền đang chảy vào thị trường chứng khoán? 

- Tôi cho rằng cần kiểm tra dòng tiền này. Chưa thể loại trừ khả năng nguồn vốn từ các ngân hàng đã chuyển sang chứng khoán. Chỉ khoảng 5% nguồn vốn này chảy sang chứng khoán, cũng đã là đủ để "tung hoành". 

Thực tế, dù có những phiên tăng điểm, nhưng không có cơ sở kinh tế vĩ mô cho chiều hướng đứng vững và không quay đầu trở xuống. Ngoài ra chứng khoán Mỹ vẫn trong xu thế đi xuống. Chứng khoán trên thị trường Mỹ đã mất 40-50% giá trị, và khi các ngân hàng báo cáo lãi thì mới có những ngày đi lên. Quan trọng là xem căn bản thị trường có những chỉ báo gì. 

Ngọc Châu - Song Linh - VnExpress

Bài liên quan:

Wednesday, April 15, 2009

Nền kinh tế gia công qua bức tranh doanh nghiệp

Doanh nhân Trần Sỹ Nguyên cho rằng để thoát khỏi nền kinh tế gia công, Việt Nam phải mạnh tay giải quyết hai vấn đề quan trọng là sở hữu và cải cách giáo dục. Chi tiết>>

Bài liên quan:
* Gánh nặng của nền kinh tế gia công
* Kích cầu dài hạn có gây lạm phát?

Những điều chưa biết về căn hộ penthouse

Tiếp thị bất động sản - Căn hộ penthouse được nhắc đến khá nhiều trên thị trường bất động sản hiện nay. Đây là khái niệm dùng để chỉ những căn hộ nằm trên tầng cao nhất của một tòa cao ốc, hay còn gọi là căn hộ thông tầng.

Trong kiến trúc, khái niệm penthouse được sử dụng cho cấu trúc nằm phía trên mái của một tòa nhà cao tầng, có tường bao quanh, nhưng không chiếm toàn bộ phần mái. Khi các kiến trúc sư và nhà thiết kế nội thất ở châu Âu nhận ra tiềm năng trong việc tạo những không gian sống ấn tượng, họ đã tận dụng tối đa không gian tầng mái, và triển khai được dạng căn hộ độc đáo có tên là penthouse.

Penthouse bắt đầu thịnh hành từ đầu những năm 20 của thế kỷ trước, tại nhiều thành phố ở Mỹ. Năm 1923, khi những căn hộ trên tầng mái đầu tiên của tòa nhà Plaza Hotel nổi tiếng nhìn ra Công viên Trung tâm ở New York được đưa vào sử dụng, giới bất động sản toàn thế giới khi đó đã ít nhiều quan tâm đến dạng nhà ở kiểu mới này. Đây chính là thời điểm mở đầu cho một thời kỳ phát triển mạnh các căn hộ dạng penthouse trong những năm sau đó.
Penthouse được thiết kế khác hẳn những căn hộ khác trong cùng tòa nhà, và còn được phân biệt bởi tiêu chí xa hoa, sang trọng. Để phân biệt rõ nhất, penthouse thông thường sẽ gồm từ hai tầng trở lên. Cầu thang dẫn lên các tầng trên hầu hết được bố trí bên trong căn hộ. Những ban công rộng (mái hiên) chạy dọc ngôi nhà là điểm đặc biệt. Đó là những không gian thư giãn hiếm có, nhất là đối với các tòa nhà luôn bị quây bởi kính. Không phải tất cả các căn penthouse đều có những mái hiên như vậy, nhưng chúng luôn là chi tiết thiết kế mà nhiều kiến trúc sư hướng tới.


Một không gian tầng mái có thể được chia thành nhiều căn penthouse, nhưng cũng có nơi, toàn bộ tầng mái chỉ là một căn hộ kiểu thông tầng này. Penthouse có thể được thiết kế đặc biệt, bao gồm rất nhiều chi tiết độc đáo mà không tìm thấy ở bất kỳ căn hộ nào khác trong cùng tòa nhà. Mỗi căn thậm chí còn có lối ra vào riêng, thay vì phải chung đụng với những hộ khác ở bên dưới.

Tầm nhìn từ một căn hộ penthouse ở New York. Ảnh: Proinvest

Những ưu ái khác cũng sẽ được kiến trúc sư đưa vào không gian, chẳng hạn như trần nhà cao, có hệ mái vòm, lò sưởi, tầm nhìn đẹp và thông thoáng, cửa sổ rộng, nhiều phòng, không gian cho văn phòng và nhiều thứ khác nữa... Khu bếp là một trong những nơi thường là niềm tự hào của chủ đầu tư các căn penthouse này, với các thiết bị sang trọng bằng thép không gỉ, mặt đá granite, đảo bếp, quầy bar và nhiều thứ khác nữa.

Sở hữu penthouse là sở hữu cả không gian phía trên cao nên hầu hết những căn hộ này được bán với giá rất đắt, và thường gắn liền với phong cách sống sang trọng. Chính vì vậy, trên thị trường, đôi khi khái niệm penthouse được gắn cho rất nhiều loại nhà khác nhau, và giá cả vì vậy cũng bị thổi phồng lên. Khái niệm penthouse có khi được dùng cho những căn hộ không khác gì các căn còn lại trong tòa nhà, chỉ vì nằm ở tầng trên cao. Chưa hết, thậm chí còn xuất hiện khái niệm "sub-penthouse" để chỉ những căn hộ ở tầng áp chót, gần với penthouse nhất.

Tâm Anh - VnExpress

Ngân hàng giải hạn như thế nào?

Tài chính marketing - Vào thời điểm này năm ngoái, bắt đầu xuất hiện ngày càng nhiều những quan ngại từ các tổ chức tài chính nước ngoài rằng, Việt Nam có thể đối mặt với một cuộc khủng hoảng tài chính, tiền tệ tương tự như Thái Lan năm 1997. Chi tiết>>

Bài liên quan:
* Không dễ huy động vốn trung dài hạn
* Những kịch bản hệ quả
* Tranh mua cổ phiếu tài chính, bất động sản
* Khối lượng giao dịch chứng khoán tăng kỷ lục
* Giá vàng giảm nhẹ
* Chứng khoán Mỹ giảm điểm

Tuesday, April 14, 2009

Việt Nam tăng trưởng lớn mà không mạnh

Tài chính marketing - Mô hình tăng trưởng dựa vào đầu tư, nhất là đầu tư nước ngoài của Việt Nam, đang bị thách thức nghiêm trọng trong bối cảnh khủng hoảng kinh tế. Giống như một cơ thể to lớn không khỏe mạnh.

Trong thông cáo phát tại Hội nghị xúc tiến đầu tư tổ chức tại tỉnh Bắc Ninh ngày 26/3 vừa qua, một con số ấn tượng đã được công bố: cấp phép cho các dự án FDI trị giá 2 tỷ USD trong khuôn khổ hội nghị. Thực tế chỉ có 3 dự án trị giá hơn 100 triệu USD được ghi nhận là được cấp phép trong khuôn khổ của hội nghị này. Tuy vậy, ngay hôm đó và cả ngày hôm sau, nhiều tờ báo ở Việt Nam cũng vẫn đăng tải có đến 2 tỷ USD vốn FDI đã được cấp phép chỉ trong một ngày.

Thật khó mà trách những người có trách nhiệm đã đưa ra tin này cũng như các phóng viên đưa tin. Thực ra tất cả mọi người đều muốn làm một điều gì đó tích cực nhằm cổ vũ cho những nỗ lực thu hút FDI vốn đang chậm lại do khủng hoảng kinh tế toàn cầu.

Trên thực tế, tình hình có vẻ khá bi quan. Chỉ một ngày trước đó, Bộ Kế hoạch và Đầu tư đã phát đi thông điệp đáng lo ngại: FDI vào Việt Nam chỉ đạt 700 triệu trong tháng 3. Giáo sư, Tiến sỹ Kenichi Ohno của Diễn đàn Phát triển Việt Nam, người đã bắt đầu nghiên cứu kinh tế Việt Nam từ năm 1995 nhận định rằng, Việt Nam khó mà thu hút được nhiều FDI trong bối cảnh hiện tại.

Ông nói với doanh nghiệp: “Các nhà đầu tư nước ngoài không còn hứng thú mở rộng đầu tư, kinh doanh. Trong ngắn hạn thì chả có ai hứng thú đầu tư vào bất kỳ cái gì. Tôi nghĩ hiện tại Việt Nam khó mà huy động được vốn từ Nhật Bản, Hàn Quốc hay Mỹ vào bất kỳ ngành nào ở đây. Mọi người đang chờ đợi xem điều gì tồi tệ sẽ xảy ra ở Mỹ, hay Nhật Bản, hay EU. Tôi nghĩ tâm lý của các nhà đầu tư hiện tại là rất tiêu cực. Bất kỳ nỗ lực nào mà Chính phủ cố gắng làm sẽ không giúp được nhiều”.

Giáo sư kể rằng, nhiều doanh nghiệp Nhật Bản tại Việt Nam, nhất là loại xuất khẩu sản phẩm 100% đang rất khó khăn. Các doanh nghiệp chuyên sản xuất linh kiện điện tử phải cắt giảm đến 50% công suất. Tất cả các doanh nghiệp xuất khẩu như Canon, Panasonic đang chịu ảnh hưởng bởi kinh tế toàn cầu, nhưng họ không thể chuyển sang thị trường nội địa của Việt Nam. Trong khi đó, các công ty mẹ của họ ở Nhật Bản cũng đang rất khó khăn. “Tôi nghĩ tình hình là rất xấu”, ông nói.

Phát triển sân golf rầm rộ ở nhiều địa phương cũng là một ví dụ về phát triển thiếu
quy hoạch và tính toán kỹ lưỡng ở Việt Nam. Ảnh: Hoàng Hà 

Chủ tịch Tập đoàn đầu tư Sài Gòn Đặng Thành Tâm, người hiện sở hữu rất nhiều khu công nghiệp trên khắp Việt Nam cho biết, hầu hết những nhà máy đang lắp đặt, hay chuẩn bị đưa vào sản xuất đều ngưng lại. “Khách hàng của chúng tôi, những doanh nghiệp đã xây xong nhà máy thì tạm ngừng, chưa lắp đặt máy móc thiết bị. Nhìn chung, tỷ lệ ngưng trệ phải đến 50%. Tập đoàn Foxconn chẳng hạn, họ cam kết đầu tư 5 tỷ USD, nhưng bỏ vào chưa được 20%, và cũng đang tạm dừng đầu tư”, ông phát biểu trên một tờ báo gần đây.

Ông Tâm nhận xét thêm, vốn FDI giải ngân trong quý I năm nay là khoảng 1,4 tỷ USD, trong khi vốn đăng ký vào các nhà máy sản xuất công nghiệp rất chậm, bất động sản rất ít, nếu có, chỉ là đăng ký giữ chỗ. “Tôi cho rằng FDI sẽ giảm đi rất nhiều trong thời gian tới”, ông nói.

Cơ quan cấp phép đầu tư biết ông Tâm, và chắc chắn biết rõ tình hình thực tế của các dự án FDI đang triển khai. Tuy vậy, họ vẫn muốn có được một con số FDI lạc quan. Đơn giản là, luồng vốn này đã trở thành một động lực quan trọng của mô hình tăng trưởng dựa vào mở rộng đầu tư, đặc biệt là đầu tư nước ngoài.

Một tính toán sơ bộ của Bộ Kế hoạch và Đầu tư cho biết, tiết kiệm nội địa của Việt Nam so với GDP đã sụt giảm từ 30,6% năm 2006 xuống 29,1% năm 2007 và 28,8% năm 2008, tương ứng với mức gia tăng của tiêu dùng cuối cùng. Điều này có nghĩa là, tỷ lệ thâm hụt tiết kiệm nội địa/đầu tư so với GDP của Việt Nam ngày càng gia tăng, từ mức khoảng -11,7% năm 2006 lên -16,5% năm 2007 và -14,3% năm 2008.

Nói một cách đơn giản, Việt Nam đang đầu tư nhiều hơn so với các khoản tiền tiết kiệm được, và như vậy là khác với mô hình của các nước khác ở châu Á như Singapore, Malaysia, Trung Quốc, Hàn Quốc, Indonesia. Theo đánh giá của Ngân hàng Phát triển châu Á (ADB), đây là những quốc gia có thặng dư giữa tiết kiệm nội địa so với đầu tư ở mức khá cao.

Một điểm nữa, theo tính toán của Bộ Kế hoạch và Đầu tư, vốn FDI giải ngân đang tăng cao đáng kể, từ 15,9% tổng vốn đầu tư toàn xã hội trong năm 2006 lên 24,8% năm 2007 và ước đạt 24,7% năm 2008.

Những con số này cho thấy thực tế Việt Nam đang ngày càng dựa nhiều vào vốn đầu tư nước ngoài để chi trả cho đầu tư trong nước; và vì lẽ đó, mô hình tăng trưởng dựa vào đầu tư, nhất là đầu tư nước ngoài, dự kiến sẽ suy giảm do khủng khoảng tài chính toàn cầu, ít nhất là trong ngắn hạn.

Điều này phù hợp với những diễn biến trên thực tế. Tháng 12 năm ngoái, Bộ Kế hoạch và Đầu tư đặt mục tiêu giải ngân khoảng 11-12 tỷ USD FDI. Cùng thời gian này, Chính phủ đã đặt chỉ tiêu tăng trưởng kinh tế cho năm 2009 là 6,5%. Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng nói trong Hội nghị các nhà tài trợ thời gian đó: “Tôi nhấn mạnh khoảng 6,5% cũng có ý là trong điều kiện thuận lợi thì chúng tôi có thể đạt 6,5% hoặc vượt. Còn trường hợp khó khăn thì chúng tôi phấn đấu giữ tăng trưởng dưới 6,5% nhưng không thấp quá để ổn định kinh tế vĩ mô”.

Ba tháng sau, tình hình có vẻ khác, khi Chính phủ đã công bố điều chỉnh chỉ tiêu tăng trưởng xuống 5% và dự kiến trình Quốc hội tháng 5 tới, trong khi mục tiêu giải ngân FDI cũng được điều chỉnh xuống khoảng 8 tỷ USD.

Trong khi đó, theo số liệu thống kê của Bộ Kế hoạch và Đầu tư, vốn đầu tư của Nhà nước vẫn còn rất cao, chiếm khoảng gần nửa tổng vốn đầu tư toàn xã hội (41 - 46%) trong giai đoạn 2006 - 2008. Các nhà kinh tế cho rằng, xét trên các chuẩn mực quốc tế, những chỉ số này cho thấy, ổn định kinh tế vĩ mô ở Việt Nam không được chú trọng nhiều bằng mục tiêu tăng trưởng.

Bằng chứng là, nhiều chính sách kinh tế, tài chính, tiền tệ trong những năm qua chủ yếu tập trung cho một mục tiêu chung là kích thích mô hình tăng trưởng dựa trên mở rộng đầu tư.

Tuy vậy, hiệu quả vốn đầu tư của khu vực nhà nước không cao mà các biểu hiện là đầu tư dàn trải, thất thoát, lãng phí, sử dụng vốn kém hiệu quả, chậm tiến độ thi công, nợ đọng vốn xây dựng cơ bản, các doanh nghiệp nhà nước lớn đầu tư vào các ngành không thuộc lĩnh vực sản xuất kinh doanh chính đã trở thành một nguy cơ ngày càng lớn.

Từ nhiều năm nay, mục tiêu tăng trưởng GDP đã đương nhiên trở thành con số pháp lệnh, và vì thế nhiều nguồn lực đã được đổ ra để hiện thực hóa nó. Tuy vậy, đây là điều không thể làm được với các nhà đầu tư nước ngoài. Những người có trách nhiệm có thể sẽ không phải giải thích về con số 2 tỷ USD cấp trong ngày 26/3, vì có lẽ nó sẽ được bù đắp bằng những dự án cấp trong thời gian tới. Nhưng rõ ràng rằng, đó không phải là cách bù đắp cho tính dễ bị tổn thương mà mô hình tăng trưởng này có thể gây ra.

Sunday, April 12, 2009

Các kịch bản hồi phục kinh tế

Tài chính marketing - Trước tình hình khủng hoảng kinh tế toàn cầu, các nền kinh tế đều bị suy giảm (như Trung Quốc, Việt Nam) hay suy thoái, tức tăng trưởng âm (như Mỹ, châu Âu hay Singapore), các nhà kinh tế phân loại các kịch bản hồi phục kinh tế mô phỏng theo các chữ viết hoa như sau:

1. Kịch bản hồi phục theo hình chữ V

Theo kịch bản này, tăng trưởng kinh tế suy giảm nhanh và hồi phục ngay, thời gian nền kinh tế ở dưới đáy rất ngắn, thường ít hơn một năm. Đây là kịch bản lạc quan nhất, Quỹ Tiền tệ quốc tế (IMF) đã dự báo mô hình này cho nền kinh tế toàn cầu trong dự báo tháng 1-2009 (xem đồ thị 1).

Chữ V không nhất thiết phải cân đối, có thể đường hồi phục chậm hơn đường suy thoái, song chắc chắn đây là kịch bản tối ưu mà các nền kinh tế đều kỳ vọng và hướng tới.

2. Kịch bản hồi phục hình chữ U

Theo kịch bản này, nền kinh tế phải vật lộn ở dưới đáy lâu hơn kịch bản 1, thường là hơn một năm, tùy theo chữ U này béo hay gầy. Đây là kịch bản biến thể của kịch bản trên nhưng sát với thực tế hơn vì thời gian để tái cơ cấu, hay cải cách kinh tế có độ trễ nhất định, không thể phát huy hiệu lực ngay. Kịch bản hình chữ U này cũng được coi là kịch bản tốt, cần đạt tới.

3. Kịch bản hồi phục hình chữ W

Theo kịch bản này, nền kinh tế có thể hồi phục rồi lại suy giảm hay suy thoái một hay vài lần trước khi đạt được mức tăng trưởng tương đối ổn định. Theo đó, chúng ta có thể có 1 hay 1,5 hoặc 2 chữ W vì việc cải cách và tái cấu trúc nền kinh tế rất phức tạp. Có những vấn đề chậm được phát hiện hay chậm được cải cách do có xung đột lợi ích và lợi ích nhóm, chính vì thế mà quá trình hồi phục diễn ra không dễ dàng, suôn sẻ.

4. Kịch bản hồi phục chữ L

Đây là kịch bản bi quan nhất, sau khi suy thoái, nền kinh tế tiếp tục tăng trưởng thấp hoặc ở dưới đáy trong nhiều năm. Kinh tế Nhật Bản là ví dụ điển hình cho kịch bản này với cả thập kỷ trì trệ trong những năm cuối của thế kỷ 20.

Một số dự báo

Phân tích bản chất phức tạp, nhiều mặt của cuộc khủng hoảng hiện nay, rất nhiều vấn đề cơ bản liên quan đến mô hình kinh tế, vai trò của nhà nước, chức năng và hiệu lực giám sát đối với các tổ chức tài chính, ngân hàng, các công ty tư vấn đánh giá và xếp hạng uy tín của doanh nghiệp, mô hình toàn cầu hóa với sự kết nối tài chính, xuất khẩu, đầu tư nước ngoài... cần phải được đánh giá, xem xét lại và định hình mới.




Nhiều nhà kinh tế dự báo cuộc khủng hoảng này có thể kéo dài nhiều năm, có thể là một thập kỷ. Nhà kinh tế Jeffrey Sachs còn cho rằng cuộc khủng hoảng sẽ đồng hành với chúng ta trong cả một thế hệ tới do có quá nhiều việc phức tạp phải thiết kế, thống nhất và tổ chức thực hiện. Vì vậy, kịch bản chữ V được coi là ít hiện thực mà các biến thể hình chữ U hay chữ W được coi là hiện thực hơn.

Kinh tế Mỹ chắc chắn sẽ hồi phục, song không thể nhanh vì mô hình tiêu dùng dựa trên vay mượn, thấu chi thẻ tín dụng, nhập siêu... chắc chắn sẽ phải điều chỉnh. Các hoạt động của ngân hàng thương mại, chứng khoán, công ty đầu tư mạo hiểm, công ty tư vấn xếp hạng tín nhiệm... sẽ phải điều chỉnh. Vai trò của Mỹ sẽ bị suy giảm tương đối trên thế giới, song suy giảm đến mức nào thì cần phải tiếp tục đánh giá, phân tích.

Quỹ Tiền tệ quốc tế cho rằng kinh tế Mỹ và thế giới có thể hồi phục theo hình chữ V, đường đỏ là không có gói kích thích, đường xanh là có gói kích thích (đồ thị 2).

Kinh tế Trung Quốc có thể hồi phục sớm hơn Mỹ, nhưng có nhà kinh tế Trung Quốc cho rằng kinh tế nước này có thể hồi phục theo hình chữ W. Lý giải điều này, nhà kinh tế trên cho rằng bên cạnh những mặt mạnh như lượng dự trữ ngoại tệ lớn nhất hành tinh, tới gần 2.000 tỉ đô la Mỹ, xuất siêu, tỷ lệ tiết kiệm cao, lạm phát thấp, ngân sách cơ bản cân đối, thị trường nội địa rộng lớn, kinh tế Trung Quốc cũng còn nhiều vấn đề nội bộ gay gắt như tình trạng kém hiệu quả của các doanh nghiệp nhà nước, các ngân hàng thương mại quốc doanh, chênh lệch giàu - nghèo nghiêm trọng, tam nông có nhiều vấn đề gay gắt... nên có thể hồi phục rồi sẽ lại suy giảm rồi lại hồi phục.

Cũng cần lưu ý hiệu ứng lan tỏa (spill-over effect) của kinh tế Trung Quốc thấp, cơ cấu kinh tế Trung Quốc có nhiều nét tương đồng với kinh tế Việt Nam nên sự hồi phục sớm của kinh tế Trung Quốc, bên cạnh một số tác động tích cực nhất định có thể có (như tăng nhập khẩu, đầu tư vào Việt Nam), sẽ tạo sức ép cạnh tranh mạnh hơn đối với hàng xuất khẩu của Việt Nam như dệt may, da giày, điện tử dân dụng cũng như trong lĩnh vực thu hút đầu tư nước ngoài.

Kinh tế Singapore có khả năng hồi phục theo hình chữ L mặc dù Singapore có chính phủ mạnh, có tiềm lực, song Singapore quá phụ thuộc vào tình hình kinh tế thế giới.

Kịch bản hồi phục nào cho kinh tế Việt Nam?

Trong quá khứ, kinh tế Việt Nam đã hồi phục tương đối nhanh từ cuộc khủng hoảng tài chính châu Á năm 1997, trong đó vai trò ổn định của nông nghiệp rất rõ nét (xem đồ thị 3).

Liệu kỳ này kinh tế Việt Nam có lặp lại kịch bản cũ không? Điều này tùy thuộc vào quyết tâm cải cách của Nhà nước, của cộng đồng doanh nghiệp và cũng tùy thuộc vào bối cảnh kinh tế thế giới (vì kinh tế nước ta có tỷ lệ xuất khẩu và đầu tư nước ngoài rất lớn). Như vậy, niềm hy vọng về sự hồi phục kinh tế ngay trong tháng 5, tháng 6 này chỉ có thể diễn ra trên một số lĩnh vực cục bộ chứ chưa thể ở phạm vi toàn nền kinh tế.

Trong số các kịch bản nói trên, Việt Nam nhất thiết phải tránh kịch bản chữ L, vì nếu như vậy sẽ gây ra rất nhiều tiêu cực về kinh tế, xã hội và những hệ lụy chiến lược đối với Việt Nam là rất bất lợi.

Để thực hiện được kịch bản chữ V hay chữ U đòi hỏi Chính phủ phải sớm có một đánh giá tác động của khủng hoảng đến các mặt kinh tế - xã hội, trên cơ sở đó đề ra chương trình tổng thể về cải cách và tái cơ cấu nền kinh tế. Chương trình này phải được đưa ra toàn xã hội đóng góp ý kiến, được tổ chức thực hiện có hiệu lực, được Quốc hội và các tổ chức xã hội giám sát, công bố công khai cho toàn dân biết để cùng thực hiện, cùng giám sát.

Điều quan trọng là phải nhìn thẳng vào sự thật, không né tránh những vấn đề gai góc như tham nhũng, lợi ích nhóm, các vấn đề của các tập đoàn độc quyền... Nếu không làm như vậy, rất có thể kịch bản hình chữ W sẽ trở thành hiện thực. Sau khi hồi phục nhanh ở một số lĩnh vực nhất định, tăng trưởng có thể bị suy giảm vì những yếu kém bộc lộ ra trong khi kinh tế khu vực và thế giới sẽ có thay đổi rất sâu sắc. Đó là kịch bản Việt Nam cũng cần phải tránh và chúng ta còn có thời gian và tiềm lực để tránh.

LÊ ĐĂNG DOANH (*) - TBKTSG
(*) Viện Nghiên cứu phát triển (IDS), Hà Nội

Bài liên quan:
* Đảo nợ: rủi ro đạo đức và hàm ý chính sách
* Chi tiêu hợp lý thời khủng hoảng
* Kích thích tài chính thực sự là bao nhiêu?

Saturday, April 11, 2009

Tiến trình hồi phục kinh tế toàn cầu còn kéo dài

Tài chính marketing - Với trên 40 năm kinh nghiệm giảng dạy bộ môn kinh tế, TS Nguyễn Trường từng là giám đốc các dự án nghiên cứu thuộc Viện RIHED và Giáo sư thỉnh giảng Đại học Nanyang (Singapore). Chi tiết>>

Bài liên quan:
* 100 nhà kinh tế ngồi trên kim tự tháp ngược
* 100 nhà kinh tế và bánh đậu xanh Hải Dương

Tác động ngắn hạn, hậu quả dài hạn

Tài chính marketing - Gần một trăm nhà kinh tế trong và ngoài nước đã tập trung tại hội nghị do uỷ ban Kinh tế Quốc hội tổ chức hôm qua tại Hải Dương để trình bày những nhận định về tình hình kinh tế Việt Nam, và những phản ứng chính sách của Chính phủ. Những đóng góp đó sẽ giúp Quốc hội xem xét lại những chỉ tiêu kinh tế vĩ mô mà Chính phủ sẽ đề nghị giảm xuống trong kỳ họp tháng 5 tới.

Bài liên quan:
* Tăng trưởng của Việt Nam dựa vào gì? - Tái cấu trúc nền kinh tế
* Tăng giám sát, cẩn trọng với lạm phát
* Thất nghiệp có thể trầm trọng hơn công bố
* Tái cơ cấu trong khủng hoảng
* Kịch bản nào cho kinh tế Việt Nam 2009?

Wednesday, April 8, 2009

Mô hình nào cho chiến lược marketing?

Học Marketing -Khi E. Jerome McCarthy (Đại học Harvard) viết cuốn sách Marketing cơ bản (Basic Marketing) vào năm 1960, có lẽ ông cũng không lường trước được mức độ ảnh hưởng của mô hình 4Ps mà ông giới thiệu dựa theo khái niệm marketing mix.

4Ps - Bộ khung cơ bản

Nguyên văn 4Ps lúc đó được hiểu như sau:

• Product: Sản phẩm được định hình từ những nhu cầu căn bản của người tiêu dùng.
• Price: Quyết định về giá sản phẩm phụ thuộc vào chi phí sản xuất, điều hành từ chính bản thân công ty và vị thế của sản phẩm của đối thủ cạnh tranh trên thị trường.
• Place: Cách thức phân phối sản phẩm.
• Promotion: Các loại hình quảng bá sản phẩm.

Gần nửa thế kỷ trôi qua, đã có rất nhiều bài viết đưa ra những lập luận và phê bình cho rằng 4Ps đã quá lỗi thời và không đủ để tạo một nền tảng vững vàng cho một chiến lược tiếp thị trong thế kỷ mới. Và cũng có hàng loạt những mô hình marketing khác (như 7Ps, 4As...) được giới thiệu nhằm thay thế vị trí của 4Ps trong thế giới marketing.

Thế nhưng 4Ps vẫn tiếp tục tồn tại trong hầu hết các lớp học về marketing, từ những khóa cơ bản ngắn hạn để bổ sung kiến thức cho đến các lớp chuyên ngành trong đại học và thậm chí ngay cả trong các chương trình đào tạo MBA dành cho các nhà lãnh đạo doanh nghiệp tương lai.

Lý do 4Ps vẫn tồn tại được trong gần nửa thế kỷ qua là vì nó đã bao quát được toàn bộ các yếu tố của một chiến lược tiếp thị một cách đơn giản nhất mà vẫn tương đối đầy đủ. Tất nhiên 4Ps hiện nay được định nghĩa rộng hơn thuở ban đầu để phù hợp hơn với thời đại.

• Product: Quản lý các yếu tố của sản phẩm/dịch vụ (thương hiệu, chức năng, chất lượng, hình thức, bao bì, dịch vụ kèm theo, chế độ bảo hành…) và lập kế hoạch phát triển sản phẩm/dịch vụ ra thị trường.

• Price: Quyết định về giá sản phẩm ngoại trừ các chi phí sản xuất, điều hành còn tính tới các yếu tố khác (giá hiện tại của sản phẩm cạnh tranh, giá khuyến mãi, giá cho các đại lý, giá áp dụng cho các hình thức thanh toán khác…) để xác định giá niêm yết cho sản phẩm.

• Place: Chọn lựa và quản lý các kênh thương mại để sản phẩm chiếm lĩnh được thị trường mục tiêu đúng thời điểm và phát triển hệ thống hậu cần (logistics) và vận chuyển sản phẩm.

• Promotion: Giới thiệu và thuyết phục thị trường tiềm năng dùng sản phẩm của doanh nghiệp thông qua các loại hình quảng bá (quảng cáo, bán hàng cá nhân, quan hệ công chúng, báo chí hoặc Internet…).

Mô hình 4Ps

Một chiến lược marketing được xây dựng trên bộ khung 4Ps sẽ bắt đầu từ chính sách về sản phẩm. Đây là một điều hợp lý vì thiết yếu nhất của một doanh nghiệp là phải có một sản phẩm hoặc dịch vụ để đưa ra thị trường.

Sau khi có sản phẩm, nhà quản lý sẽ bắt đầu tính toán tới chính sách về giá. Chính sách về giá có thể sẽ ảnh hưởng tới hệ thống phân phối của sản phẩm.

Ví dụ một sản phẩm đắt tiền sẽ không trưng bày trong các tiệm tạp hóa ở khu lao động hay ngược lại.

Cuối cùng, sau khi đã xác định được chính sách phân phối sản phẩm, nhà quản lý sẽ quyết định các loại hình quảng bá nào để xúc tiến việc bán sản phẩm. Tất cả các chính sách trên đều được xây dựng nhắm tới thị trường mục tiêu (xem sơ đồ kết hợp 4Ps trong chiến lược marketing).

Trên lý thuyết, nếu như doanh nghiệp có thể thực hiện bất kỳ một nhân tố P nào trong 4Ps tốt hơn đối thủ thì doanh nghiệp đó sẽ có lợi thế cạnh tranh - dấu hiệu của một chiến lược marketing thành công - được khách hàng ưa chuộng hơn và trở nên thành công hơn.

Tuy vậy, trong thực tế các doanh nghiệp luôn gặp khó khăn trong việc có được lợi thế cạnh tranh để làm nên một sự khác biệt, tạo ra sự bứt phá trong “rừng” nhãn hiệu hiện nay. Một số doanh nghiệp nhận ra rằng nếu họ cố gắng hơn một chút nữa trong việc hình thành chính sách về sản phẩm - nếu họ thật sự thỏa mãn nhu cầu của khách hàng, làm cho khách hàng thật sự hài lòng - thì họ sẽ có được lợi thế cạnh tranh. Và quan trọng hơn, doanh nghiệp nhận ra rằng khách hàng sẵn sàng trả thêm một chút tiền để được phục vụ tốt hơn hoặc nhận được sản phẩm có giá trị cộng thêm (added value).

Doanh nghiệp cũng nhận ra rằng nếu như sản phẩm của họ được trình bày tốt hơn đối thủ, họ sẽ có thể tạo ra sự khác biệt cho sản phẩm của mình trong khi quảng bá về nó và lôi cuốn được sự chú ý của khách hàng. Chìa khóa thành công của các doanh nghiệp trong việc xây dựng chiến lược marketing dựa trên bộ khung 4Ps là họ phải nhận ra rằng khách hàng là trọng tâm, thị trường mục tiêu (Target market) là trọng tâm trong khi 4Ps xoay quanh nó.

3Cs - Khách hàng là trọng tâm

Nếu như tất cả các doanh nghiệp đều đang thực hiện chiến lược marketing, sản xuất và cố gắng làm hài lòng khách hàng một cách bài bản và không phạm một sai lầm nào, khách hàng sẽ nhận ra rằng:

• Cơ bản mà nói các sản phẩm và dịch vụ đều giống nhau.

• Chính sách giá cả lúc nào cũng cạnh tranh và càng lúc càng trở nên cạnh tranh hơn khi các doanh nghiệp muốn phát triển và giành thị phần của nhau.

• Các doanh nghiệp đều đang cố gắng trong chính sách phân phối sản phẩm của mình, tìm cách mở rộng độ bao phủ thị trường và hoàn thiện hệ thống hậu cần vận chuyển. Và cuối cùng, người tiêu dùng sẽ thấy rằng họ có thể mua bất kỳ sản phẩm nào ở bất kỳ đâu.

• Sự thành công của các chính sách quảng bá sản phẩm không nằm trong tay doanh nghiệp bởi vì khách hàng mới là người quyết định sẽ tiếp nhận thông tin nào thông qua hình thức nào và có tin vào thông tin đó hay không. Doanh nghiệp có thể đầu tư hàng đống tiền vào một đoạn quảng cáo trên truyền hình nhưng khách hàng tiềm năng của họ có thể sẽ chuyển kênh ngay lập tức khi thấy đoạn quảng cáo.Vậy thì khi mà tất cả các sản phẩm đều giống nhau, hệ thống phân phối phủ khắp nơi, giá cả thì cực kỳ cạnh tranh và khách hàng mới là người quyết định sự thành công của một chính sách quảng bá, doanh nghiệp có thể làm gì?

Chiến lược marketing

Mô hình 3Cs giúp doanh nghiệp xây dựng chiến lược marketing dựa trên một yếu tố trọng tâm, khách hàng (customer). 

Trước hết, doanh nghiệp phải nhận ra được rằng ngày nay một chiến lược marketing thành công đầu tiên phải tiếp cận được và gắn bó với khách hàng (Customer engagement).

Điều đó có nghĩa là bất cứ chính sách marketing nào của doanh nghiệp cũng phải được đề ra để củng cố và xây dựng thương hiệu của doanh nghiệp lớn mạnh hơn. Để gắn bó được với khách hàng, sản phẩm của doanh nghiệp phải thỏa mãn hoặc vượt hơn sự mong đợi (chứ không chỉ là nhu cầu) của khách hàng trong lĩnh vực của sản phẩm đó.

Muốn làm được điều đó, doanh nghiệp phải làm tốt công tác tìm hiểu sự mong đợi của khách hàng (Customer expectations), hiểu được khách hàng thực sự muốn gì. Trong việc xác định sự mong đợi của khách hàng, doanh nghiệp đừng bị bó buộc bởi hiện thực mà hãy sẵn sàng tiếp thu cái mới, có như vậy doanh nghiệp mới có thể xác định được cơ hội thật sự của mình trong thị trường.

Theo một nghiên cứu gần đây của Robert Passikoff (Đại học New York), trong vòng 10 năm qua, sự mong đợi của khách hàng đã tăng lên 27% trong khi các doanh nghiệp chỉ có thể đáp ứng được 8% trong số ấy. Khách hàng luôn mong đợi nhiều hơn và nếu không khéo léo trong việc dự báo sự mong đợi của khách hàng, doanh nghiệp sẽ thu được những thông tin đại loại như “mong muốn sản phẩm tốt nhất, hiện đại nhất với giá rẻ nhất”.

Nhưng có một sự thật mà doanh nghiệp nên ghi nhớ đó là: Yesterday’s “Wow” is tomorrow’s expectation and next week’s “so what” (tạm dịch: sự ngạc nhiên của ngày hôm qua sẽ được mong đợi vào ngày mai và trở nên nhàm chán vào tuần sau). Khách hàng sẽ mong đợi nhiều hơn ở bạn, nếu như bạn làm tốt việc của mình và một khi bạn đã làm tốt việc của mình, bạn không thể dừng lại mà phải tiếp tục phát huy điều đó.

Tiếp cận và gắn bó với khách hàng cũng thông qua việc đáp ứng được sự mong đợi của họ mà từng bước xây dựng được lòng trung thành của khách hàng (Customer loyalty). Khách hàng trung thành mang lại rất nhiều lợi ích cho doanh nghiệp.

Thứ nhất, nhìn chung doanh nghiệp sẽ tốn ít tiền hơn để giữ chân khách hàng trung thành so với việc lôi kéo khách hàng mới. Thứ hai, khách hàng trung thành ngoài việc sử dụng thường xuyên sản phẩm của doanh nghiệp, còn dễ bị thuyết phục hơn trong việc sử dụng thêm một sản phẩm khác của doanh nghiệp đó. Và cuối cùng, khách hàng trung thành còn giới thiệu doanh nghiệp với bạn bè và người thân của họ.

Tuy nhiên, xây dựng lòng trung thành của khách hàng là một công việc phức tạp và lâu dài. Doanh nghiệp nên biết rằng nếu khách hàng biết đến bạn chưa chắc là họ sẽ chọn bạn, và ngay cả khi họ chọn bạn thì chưa chắc là họ sẽ trung thành với bạn. Do vậy mô hình 3Cs không dừng lại ở việc xây dựng lòng trung thành của khách hàng mà tiếp tục trở lại bước đầu tiên: tiếp tục tìm cách tiếp cận và gắn bó với khách hàng.

Kết hợp 4Ps và 3Cs

4Ps là một nền tảng tốt để giúp các nhà lãnh đạo doanh nghiệp hiểu rõ các thành phần của một chiến lược marketing. 3Cs lại đưa ra một cái nhìn khác, xây dựng chiến lược marketing để từng bước chiếm được lòng trung thành của khách hàng. Để có một chiến lược marketing thành công, doanh nghiệp nên lấy lòng trung thành của khách hàng làm mục tiêu.

Thông qua 3Cs, doanh nghiệp có thể hiểu được và thậm chí dự báo được những tiêu chí, xu hướng làm cho khách hàng trở nên trung thành hơn với mình. Và sau đó sử dụng 4Ps để thiết lập các chính sách về sản phẩm, giá cả, hệ thống phân phối và cách quảng bá theo hướng tốt nhất. Các công ty như Google, Toyota, Starbucks hay Apple đã nhận ra từ lâu rằng việc xác định và dự báo những yếu tố mà khách hàng ưa thích (preferences) là cực kỳ quan trọng và họ đã xây dựng được những chiến lược marketing thành công dựa trên những dự báo này.

Trịnh Việt Dũng - TBKTSG

Làm thế nào viết blog công ty?

Học Marketing - Blog công ty có thể là lựa chọn thích hợp vào thời kỳ này nếu các doanh nghiệp cần một công cụ tiếp thị hiệu quả và ít tốn tiền. chúng tôi giới thiệu bài viết chia sẻ kinh nghiệm làm blog công ty của ông Tim Russell, nguyên giám đốc tiếp thị của một khách sạn bốn sao tại TPHCM, hiện là Giám đốc tiếp thị của Công ty cung cấp dịch vụ du lịch Come&Go Vietnam.

Trong khi blog xuất hiện khởi thủy như một dạng “báo chí cá nhân” trực tuyến, trong vài năm gần đây, các doanh nghiệp đã tham gia tích cực vào lĩnh vực này. Đến nay chẳng còn lạ gì chuyện một công ty có riêng trang blog cho mình. Các công ty như Boeing, GM, IBM và Google là những bloggers (người viết blog) tích cực, mỗi tháng thu hút hàng triệu lượt truy cập.

Tuy nhiên, ở Việt Nam, blog vẫn còn được quan niệm là chuyện cá nhân. Hàng ngày người Việt vẫn chia sẻ suy nghĩ và hình ảnh của mình trên Yahoo! 360, nhưng hãy còn rất ít công ty thực sự làm việc này dù blog tỏ ra rất hiệu quả với tư cách là một công cụ tiếp thị.

Vì sao cần phải có blog công ty?

Cũng như các công cụ truyền thông xã hội khác, blog đang trở nên ngày càng phổ biến, thậm chí hiện nay còn phổ biến hơn cả e-mail. Người đọc thích truy cập và đăng ký vào các trang blog để bình luận về những gì họ đọc. Chính vì thế, blog là phương tiện đối thoại với khách hàng và ghi nhận phản hồi về sản phẩm và dịch vụ của công ty.

Blog còn giúp xây dựng lòng tin bằng cách đối thoại cởi mở và rõ ràng với khách hàng. Về hình thức, các ấn phẩm giới thiệu công ty, các bản báo cáo, thư chào hàng… có phần hơi trang trọng và làm cho người đọc có cảm tưởng họ đang bị khuyến dụ mua hàng. Còn với blog, người đọc có thể thư giãn đôi chút và viết đối thoại bằng giọng văn thân mật về các hoạt động của công ty. Boeing là một ví dụ tốt khi cách đây không lâu vị phó chủ tịch tập đoàn này viết một lá tâm thư cảm động đăng trên blog về việc vì sao họ phải cắt giảm hàng ngàn công nhân.

Một trang blog công ty viết với phong cách tử tế và nhiều thông tin còn gây cho người đọc cảm giác rằng công ty đó nghiêm túc và chuyên nghiệp trong lĩnh vực của mình. Bày tỏ sự quan tâm và kiến thức về kinh doanh ngoài giờ làm việc chính thức là cách hữu hiệu nhằm tăng cường hình ảnh và uy tín công ty.

Ngoài ra, blog còn có thể giúp trang web công ty được nhiều người truy cập hơn. Các công cụ tìm kiếm trên mạng (search engines) rất ưa chuộng các trang web thường xuyên được cập nhật, và blog làm được điều này nhanh chóng và dễ dàng.

Làm thế nào xây dựng blog công ty? Việc này có tốn tiền không?

May mắn là việc này dễ dàng và không mất tiền. Nếu công ty đã có sẵn web, chỉ cần yêu cầu người quản lý trang web đưa lên thêm một trang blog, sử dụng các công cụ miễn phí như Wordpress. Điều này giúp tạo ra một trang blog theo ý riêng với một page gọi là RSS (Really Simple Syndication, tiêu chuẩn định dạng tài liệu giúp người sử dụng truy cập và tra cứu thông tin nhanh chóng) nhằm giúp mọi người đăng ký được vào trang blog đó.Tiếp theo, tất cả những gì phải làm là dành thời gian để viết bài đăng trên blog.

Làm thế nào để thu hút người đọc?

Điều tối quan trọng là phải tìm hiểu độc giả quan tâm đến điều gì và viết về vấn đề đó. Ví dụ, nếu công ty của bạn là công ty sữa, bạn cần ghé thăm các diễn đàn và chatroom của các bà mẹ trẻ để xem họ thảo luận những gì nhằm biết được đề tài phải viết.

Chuyển trang blog cho các đồng nghiệp trong công ty để họ đóng góp thêm. Chú ý công thức sau: nhiều người viết blog có nghĩa là nhiều bài viết hơn và có nghĩa là nhiều người đọc hơn.

Đặt đường dẫn vào trang blog của bạn lên tất cả các e-mail và thư từ gửi ra ngoài, ngay cả trên danh thiếp của nhân viên. Cũng cần đặt đường dẫn đến blog của bạn lên các mạng xã hội như Facebook, Digg and Cyvee. Tạo ra thư điện tử hàng tháng có đường dẫn vào các bài viết trên trang blog của bạn.

Blog công ty chỉ dành cho bộ phận tiếp thị?

Sai. Từng người trong công ty có thể và nên tham gia viết blog. Cứ nhìn IBM thì thấy: tập đoàn này khuyến khích tất cả các bộ phận của họ viết blog và hiện nay họ có hơn 60 trang blog dưới danh nghĩa công ty, từ tiếp thị, phát triển, kinh doanh, tài chính, lập trình…

Nhưng quan trọng nhất, người đọc rất thích blog của các tổng giám đốc. Do vậy, một nhà quản lý công ty bỏ thời gian để chia sẻ cảm nghĩ của mình chắc chắn là một người quan tâm đến việc kinh doanh và khách hàng của mình.

Nhưng tôi nào phải là nhà văn!

Chuyện nhỏ. Blog hấp dẫn ở chỗ đó. Đây là nơi dành cho cá nhân, tán gẫu và thân mật. Vì thế, người viết blog chẳng cần phải là nhà văn, chẳng bao lâu người đọc sẽ quen với giọng văn riêng của người viết blog.

Nhằm hiểu thêm và có được cảm hứng về blog, hãy truy cập vào vài trang blog phổ thông nhất, như danh sách “10 blog công ty phổ biến nhất của Google”, để xem cảm nhận của mình như thế nào. Không khó lắm để thấy rằng nội dung quan trọng hơn phong cách viết rất nhiều.

Ngành kinh doanh của tôi không hấp dẫn lắm. Vậy tôi nên viết về cái gì?

Tiếp thị dựa trên câu chuyện vô cùng hiệu quả, và nên nhớ rằng công ty nào cũng có chuyện để kể cho khách hàng. Nếu bạn điều hành một công ty taxi, hãy yêu các bác tài kể những chuyện vui xảy ra trên xe của mình rồi đăng lên blog. Nếu trong công việc bạn phải đi lại rất nhiều, viết về các chuyến đi của mình và những nơi mình đã đi qua. Nếu bạn là nhà tư vấn, hãy đưa lên blog những câu chuyện thành công của khách hàng.

Cơ hội viết là vô cùng tận. Cần nhớ rằng cho dù việc kinh doanh của bạn có kém hấp dẫn đi chăng nữa, bạn vẫn có thể kể được chuyện hay.

Vậy thì blog công ty lợi gì, hại gì?

Hại ư? Bạn cần phải tốn thời gian hàng tuần để viết blog. Các nhà quản lý bận rộn chắc là không có thời gian. Nếu khuyến khích nhân viên viết blog, cần có người xem lại các bài viết để bảo đảm không có điều gì sơ suất trong những bài được đăng. Bạn cũng cần một số kiến thức tin học tối thiểu để bảo đảm trang blog bắt mắt, có nhiều đường dẫn và tiện lợi cho người đọc tìm và đăng ký.

Còn lợi ư? Chẳng phải tốn tiền gì cả. Trong khi các dạng tiếp thị và quảng cáo khác ngày càng đắt đỏ và khó đánh giá được hiệu quả, thì blog miễn phí, có độ tập trung rất cao và có thể đánh giá hiệu quả dễ dàng. Blog giúp tạo dựng hình ảnh một công ty trung thực, cởi mở, thân thiện và uyên bác. Blog giúp khách hàng có được kênh thông tin thú vị với công ty. Và trên tất cả, blog giúp tạo ra niềm vui. Một khi đã bắt đầu, rất dễ ghiền việc này. Khi đó, bạn sẽ thấy ngay cơ hội viết blog trên từng chuyến công tác, từng buổi họp, từng dịp giới thiệu sản phẩm cũng như các sự kiện khác của công ty.

Tóm lại, nếu chưa có trang blog công ty, hãy nghĩ ngay đến việc thiết lập trang blog này. Trong khi cơn khủng hoảng toàn cầu đang lan rộng, các công ty cần có công cụ tiếp thị hiệu quả, ít tốn tiền để vượt qua các đối thủ cạnh tranh. Blog công ty là lựa chọn thích hợp. Để có thêm lời khuyên, bạn có thể tìm trên Google. Chúc bạn viết blog vui vẻ!

TIM RUSSELL

Giữ vững tinh thần và gieo kỳ vọng

Quản trị marketing - Muốn đưa được doanh nghiệp của mình qua khỏi cơn bão khủng hoảng hiện nay, các nhà quản lý doanh nghiệp cần giữ được niềm tin cho mình và vực dậy tinh thần nhân viên.

Làm ăn khi kinh tế phát triển ổn định, hàng ngày các nhà quản lý và chủ doanh nghiệp đã phải đối đầu với áp lực đào thải của quy luật cạnh tranh. Trong giai đoạn khủng hoảng kinh tế toàn cầu hiện nay, áp lực đó càng nặng nề hơn bao giờ hết. Vì thế, chẳng có gì lạ khi không ít doanh nhân trong nước đang cảm thấy mất phương hướng khi họ phải chứng kiến những thay đổi, thậm chí sụp đổ, trong kinh doanh quá nhanh trong một thời gian quá ngắn.

Nhà quản lý tự củng cố niềm tin

“Đây là giai đoạn đòi hỏi những người lãnh đạo phải có thần kinh thép”, giám đốc điều hành một công ty 100% vốn của châu Âu tại Việt Nam nói. Ông kể tuần trước mình tham dự hội nghị quốc tế về kinh tế đối ngoại ở Hà Nội. Ở đó Economist Intelligence Unit dự báo kinh tế Việt Nam chỉ tăng trưởng 0,3% trong năm 2009.

“Chẳng có lý do gì để tôi tin vào một dự báo quá u ám như thế khi họ không thực sự sống và làm việc tại quốc gia này. Tôi cũng không tin lắm vào dự báo quá lạc quan của Chính phủ. Nhưng tôi có phần nghiêng về dự báo của các hiệp hội doanh nghiệp châu Âu, Mỹ tại Việt Nam”, ông nói.

Với thâm niên hơn 20 năm điều hành doanh nghiệp, nhà quản lý này cho rằng kinh nghiệm để vượt qua những lúc kinh doanh khó khăn kéo dài là tìm đọc những thông tin tốt, những dự báo tích cực. “Nghe mãi những thông tin quá tiêu cực sẽ làm cho chúng ta mệt mỏi thêm. Biết chấp nhận thực tế và có một niềm tin sẽ tự tạo cho bạn một bộ lọc khi tiếp nhận thông tin”, ông nói.

Chưa bao giờ giới doanh nhân Việt Nam phải trải qua một đợt sát hạch đầy cam go như hiện nay. Nhiều doanh nhân không giấu được sự lo lắng của mình và đó âu cũng là điều dễ hiểu. Tuy nhiên, đối với những nhà lãnh đạo doanh nghiệp, họ không được phép nao núng nếu muốn lèo lái doanh nghiệp vượt qua cơn sóng gió đang làm cả thế giới chao đảo.

“Đây là lúc nhà lãnh đạo phải giữ cho mình một tinh thần vững vàng nhất”, ông Đặng Văn Thành, Chủ tịch Hội đồng Quản trị Sacombank, nói. Bản thân ông Thành đã trải qua đợt đổ bể tín dụng vào năm 1990, trong đó ông kể mình đã thấy nhiều doanh nghiệp phá sản chỉ sau một đêm như thế nào. Ông cũng đã cảm nhận được không khí chán nản, mất phương hướng của giới doanh nhân lúc bấy giờ. Nhưng ông nói mình vẫn phải nuôi một niềm tin: “Phải tin rằng khó khăn chỉ là tạm thời”.

Bây giờ, ông Thành nói mình cũng đang nuôi dưỡng một niềm tin như vậy. Theo ông, doanh nghiệp nào có sự chuẩn bị tốt, có kế hoạch phát triển rõ ràng, khi cơn khủng hoảng đi qua, doanh nghiệp đó sẽ có cơ hội phát triển rất nhanh.

Vực dậy tinh thần nhân viên

Giữ được “tinh thần chiến đấu” của mình chỉ là một điều kiện để vượt khủng hoảng. Nhà lãnh đạo còn phải biết cách giữ vững tinh thần và tạo niềm tin cho nhân viên.

Tăng cường giao tiếp với nhân viên là việc mà các cấp quản lý cần làm vào lúc này. “Nếu nhân viên xuống tinh thần, chỉ cần người lãnh đạo để lộ thái quá mối quan ngại của mình trong khi giao tiếp, họ sẽ càng thêm lo lắng”, ông Lê Minh Tâm, Tổng giám đốc Công ty Chứng khoán Kim Eng Việt Nam, cho biết về cách giữ không khí làm việc tích cực cho nhân viên.

Theo ông Tâm, cho nhân viên thấy doanh nghiệp vẫn đang chuyển động, và các nhà quản lý doanh nghiệp vẫn đang nỗ lực làm việc là một cách củng cố tinh thần cho họ. Ở Công ty Kim Eng Việt Nam, cấp quản lý trong công ty có thể xem lịch làm việc của nhau, kể cả lịch làm việc của tổng giám đốc. Và nếu thấy cần, họ cũng có thể đăng ký tham gia cùng làm việc với lịch hẹn đã sắp sẵn.

Trong thời điểm khó khăn hiện nay, người đi làm càng cần hơn ở nơi làm việc một chỗ dựa về tinh thần. Công tác truyền thông trong nội bộ doanh nghiệp cũng phải được chú trọng vào lúc này để tình hình hoạt động công ty được cập nhật đến các thành viên trong tổ chức thường xuyên hơn, đồng thời nhà quản lý hiểu nhân viên để có ngay lời động viên tinh thần kịp thời.

Nhanh chóng cho nhân viên thấy hướng đi của doanh nghiệp trong thời kỳ chao đảo này là rất cần thiết. Thông tin cho nhân viên tình hình chung của ngành, tình hình công ty, đưa ra những dự báo, những khó khăn phải đối đầu. Đồng thời chia sẻ với họ một sứ mệnh rõ ràng là cách để nhân viên cảm thấy tin tưởng hơn vào tổ chức. Sẽ là không thừa nếu người lãnh đạo có tài hùng biện để “truyền lửa” cho nhân viên vào lúc này.

“Tôi đánh thức tự ái nghề nghiệp và lòng tự trọng của mỗi cá nhân trong tổ chức. Vì thế tôi kêu gọi nhân viên không chỉ làm việc cho bản thân, mà hãy làm việc vì thương hiệu họ mang trên ngực, vì trách nhiệm đối với 70.000 cổ đông đang kỳ vọng vào họ”, ông Thành nói.

Bên cạnh việc phải thường xuyên tăng cường sự hiện diện và giao tiếp với nhân viên, nhà quản lý doanh nghiệp cần cân nhắc kỹ trước mọi quyết định giảm lương, hay giảm nhân sự, đặc biệt trong giai đoạn hiện nay. Bởi lẽ các quyết định liên quan đến quyền lợi của nhân viên đều rất nhạy cảm, tác động rất lớn đến tinh thần làm việc của tổ chức trong giai đọan hiện nay.

Muốn giữ vững tinh thần vào lúc này thì đừng sa thải và giảm lương nhân viên, đó là bí quyết của Gary Kelly, Tổng giám đốc điều hành Southwest Airlines. Trả lời phỏng vấn của Fortune, ông Kelly nói trong tình hình này doanh nghiệp cần một chính sách nhân sự linh hoạt, khuyến khích và điều chuyển nhân viên đang dư thừa ở một số bộ phận sang những nơi cần thiết khác để tránh việc sa thải....

Trong văn học thế giới ngày nay, khi nói đến Pygmalion là ám chỉ về một con người quá say mê tác phẩm của mình đến nỗi mất cả sự tỉnh táo khách quan. Còn trong nghệ thuật quản trị nhân sự người ta lại nói đến hiệu ứng Pygmalion như là một bí quyết. Bí quyết này có thể tạm chuyển thành các bước cụ thể trong tình hình khủng hoảng như sau: Nhà lãnh đạo doanh nghiệp tin rằng các cộng sự đang gắn bó với công ty trong lúc này có thể nắm tay nhau làm thành một đường ray vững chắc để đưa con tàu công ty vượt qua khủng hoảng. Sự kỳ vọng này của người lãnh đạo chắc chắn sẽ được từng cá nhân trong tổ chức cảm nhận và họ sẽ có khuynh hướng đáp lại sự tin tưởng này bằng cách hoàn thành công việc tốt hơn. Và như thế, kết quả là kỳ vọng ban đầu của nhà lãnh đạo trở thành hiện thực.

Trong cuộc sống, mọi việc xảy ra đều có quy luật của nó, quy luật của sự kỳ vọng nếu được ứng dụng vào lúc này biết đâu sẽ góp phần tích cực trong hành trình vượt khủng hoảng của doanh nghiệp.

Hiệu ứng Pygmalion trong quản trị nhân sự

Trong thần thoại Hy Lạp, Pygmalion là một nhà điêu khắc đại tài. Nhưng chàng lại mang ác cảm với phụ nữ và quyết định sống độc thân suốt đời. Một hôm Pygmalion quyết định tạc tượng một thiếu nữ. Sau khi hoàn thành bức tượng, Pygmalion càng ngắm càng đem lòng say mê tác phẩm của mình.

Tình yêu đó càng lớn dần theo thời gian thì Pygmalion càng đau khổ. Niềm ao ước của chàng lúc bấy giờ là người thiếu nữ bằng đá đó trở thành người thật. Tình yêu của Pygmalion khiến cho nữ thần Tình yêu và Sắc đẹp Aphrodite xúc động và nữ thần đã cho Pygmalion được toại nguyện. Ngày nay trong văn học thế giới, nói đến Pygmalion là ám chỉ về một con người quá say mê tác phẩm của mình đến nỗi mất cả sự tỉnh táo khách quan.

Trong nghệ thuật quản trị nhân sự người ta lại nói đến một bí quyết: hiệu ứng Pygmalion. Hiệu ứng này có thể được tóm tắt trong một quy trình như sau: khi một người hình thành kỳ vọng với một đối tượng nào đó, họ thể hiện kỳ vọng đó qua những tín hiệu giao tiếp, hành xử…, đối tượng cảm nhận và có khuynh hướng đáp lại tín hiệu, kết quả là kỳ vọng ban đầu trở thành hiện thực.

Thục Đoan (TBKTSG)

Để ý tưởng của bạn được đồng nghiệp đón nhận

Học Marketing - Bạn đang trong một cuộc họp thảo luận về dự án mới. Sau nhiều ý tưởng được đưa ra mà chưa có kết quả, bạn cũng rụt rè nêu một ý tưởng nhưng không được ai để ý. Một đồng nghiệp khác đứng lên nói lại ý của bạn mà mọi người rất hưởng ứng.

Tại sao vậy? Theo nhà tư vấn tâm lý, giáo sư Sonia Herasymowych, một trong các lý do là cách mọi người thể hiện lối suy nghĩ của mình. Nếu muốn ý tưởng của bạn được mọi người đón nhận thì bạn không chỉ cần chọn thời điểm để nói mà còn cần biết trình bày làm sao để nhận được sự chú ý của mọi người.

Dưới đây là một số bí quyết giúp ý tưởng của bạn được tín nhiệm:

1. Phong thái tự tin

Những nhân viên trong các cuộc họp mà biết khi nào nên lắng nghe và khi nào nên nói là người có khả năng nói rõ ràng, tự tin và thuyết phục hơn cả.

Nhiều người khi nói lên ý tưởng của mình thường rụt rè và khiêm tốn dẫn đến phần mở đầu của họ thường dài dòng và không có nội dung như: “Tôi không biết liệu ý tưởng này có thực sự thành công, nhưng…” hay “Có thể mọi người cũng đã từng nghĩ đến ý tưởng này, nhưng….” Những câu nói mở đầu thể hiện sự khiêm tốn này chỉ đem lại thêm sự ngờ vực về khả năng thành công của ý tưởng trong các đồng nghiệp.

Vì thế hãy tự tin, dõng dạc và vào thẳng luôn vấn đề cần nói. Nếu bạn cứ loanh quanh với những câu chữ không liên quan đến nội dung cuộc họp bạn sẽ bỏ lỡ cơ hội tạo ấn tượng với mọi người.

2. Tạo ấn tượng với sếp

Andrea Kay, tác giả cuốn “Life's a Bitch and Then You Change Careers” nói rằng: “Đừng cho rằng sếp là người phải nhớ và biết rõ về mọi nhân viên vì họ còn có những vấn đề của riêng họ. Vì vậy nếu có cơ hội bạn hãy đưa ra những ý tưởng của mình về mọi vấn đề như cách thực hiện một dự án khó, cách làm tăng doanh số bán hàng hay chỉ đơn giản là cải thiện mối quan hệ trong nhân viên. Hãy nói lên nếu muốn được chú ý”.

Nếu sếp của bạn là người bận rộn và nhân viên hiếm khi có cơ hội gặp mặt thì bạn hãy ghi lại mỗi khi có ý tưởng mới. Sau đó, bạn có thể gửi email tới cho sếp và hãy đặt tựa đề thật ấn tượng. Ví dụ như “Làm sao để tiết kiệm hơn nữa trong chi phí đào tạo nhân viên?”.

3. Xin sự giúp đỡ từ mọi người

Peter Handal, chủ tịch đồng thời là CEO của Dale Carnegie Training khuyên rằng, “Nếu bạn có ý tưởng hay, hãy nói chuyện với những người bạn quen biết và tin cậy. Điều này sẽ giúp bạn vừa khẳng định quyền sở hữu với ý tưởng đó và vừa nhận được những góp ý để hoàn thiện hơn”. 

4. Làm một cuốn sổ ghi nhớ

Nếu bạn làm việc trong một môi trường khá là cạnh tranh và bạn lại từng bị “lấy cắp” ý tưởng thì bạn chắc chắn cần một cuốn sổ ghi nhớ. Hãy viết một bản ghi nhớ để làm rõ ý tưởng của bạn đến từ đâu và cách thực hiện nó kèm thời gian. Từ đó bạn sẽ có bằng chứng khi cần thiết để chứng minh rằng ý tưởng đó là của bạn.

5. Không nhất thiết phải “gắn mác” ý tưởng của mình

Khi sếp là người đầu tiên bạn nói về ý tưởng của mình và sau đó chính sếp là người lấy trộm ý tưởng của bạn thì bạn cần bình tĩnh và suy nghĩ trước khi đưa ra bất kỳ lời phát biểu hay hành động nào. Trước tiên bạn nên nhớ rằng nhiệm vụ chính trong công việc của nhân viên chính là hỗ trợ người quản lý để làm tốt công việc và đem lại lợi nhuận tối đa cho công ty. Trong tình huống này, có thể sếp làm vậy để ý tưởng được đón nhận và thực hiện nhanh chóng. Và sau khi ý tưởng được đón nhận, bạn cũng được giao đảm nhận thực hiện nó. Hơn nữa bạn cũng được sếp để mắt đến trong những lần đề bạt tăng lương hay thăng tiến vì sếp đã biết bạn là người có năng lực.

Tuy nhiên, nếu sếp liên tục lấy cắp ý tưởng của bạn rồi cố gắng lờ công sức của bạn đi thì bạn cần lên tiếng.

Thủy Nguyễn Theo MSN

5 bí quyết trở thành nhân viên bán hàng bậc thầy

Học Marketing - Trở thành một người bán hàng không khó, nhưng trở thành một nhân viên bán hàng bậc thầy lại không hề đơn giản. Để có được vị trí này, bạn cần phải học tập, rèn luyện, thực hành cho đến khi thành thạo và chuyên nghiệp.

Nhân viên bán hàng bậc thầy phải là chuyên gia trong mọi lĩnh vực, từ nhỏ đến lớn. Trong những công ty mà nhân viên bán hàng làm việc trực tiếp với khách hàng, nhân viên bán hàng bậc thầy là những người thiết lập giao dịch. Họ đem lại doanh thu cao và những khoản lợi nhuận khổng lồ. Họ mang về những hợp đồng và khách hàng mới. Nhân viên bán hàng bậc thầy bán những ứng dụng mới, sản phẩm mới và lợi nhuận cứ thế tăng theo doanh số. Họ chính là những người làm nên những con số kỳ diệu. Hơn thế nữa, nhân viên bán hàng bậc thầy còn tự kiếm cho mình những khoản tiền lớn. Họ luôn được trả lương hậu hĩnh, và chẳng có gì lạ khi nhân viên bán hàng bậc thầy thuộc nhóm nhân viên được hưởng lương cao nhất công ty.

Không phải ai cũng có thể là nhân viên bán hàng bậc thầy, nhưng những người này lại có mặt ở khắp nơi. Họ có thể là những nhân viên bán hàng siêu hạng trong các doanh nghiệp, là người bán hàng hưởng hoa hồng, là doanh nhân, chủ doanh nghiệp nhỏ, là những người hành nghề tự do, đại lý, người môi giới hay thành viên ban quản trị của các công ty.

Giữa nhân viên bán hàng bậc thầy và nhân viên bán hàng chỉ có một khác biệt duy nhất: nhân viên bán hàng bậc thầy bán được nhiều hàng hơn, và dĩ nhiên có doanh thu cao hơn hẳn. Dù điều kiện kinh tế thuận lợi hay khó khăn, dù cạnh tranh khốc liệt hay giá cả có biến động đến đâu, thậm chí nội bộ doanh nghiệp đang có nhiều vấn đề nan giải, nhân viên bán hàng bậc thầy vẫn bán được nhiều hàng. Bí quyết nằm ở chỗ họ luôn làm những việc mà những nhân viên bán hàng khác chẳng mấy khi hoặc chẳng bao giờ làm.

Cũng như trong bóng chày, cầu thủ ném bóng phải chạy về các chốt khoảng bốn lần trong suốt trận đấu - điều này đồng nghĩa với việc anh ta nhất thiết phải chạy về chốt thứ nhất từ ba đến bốn hoặc năm lần trong trận đấu, dù có đánh trúng hay không. Vì chạy như vậy không quyết định toàn bộ cục diện trận đấu nên một số cầu thủ không trông mong gì vào cú đánh, cho rằng mình sẽ đánh bóng ra ngoài và uể oải chạy tới chốt. Còn nhân viên bán hàng bậc thầy không bao giờ nghĩ mình sẽ thất bại.

Sau mỗi lần đánh bóng, nhân viên bán hàng bậc thầy đều chạy hết tốc lực, vì chỉ trong khoảng thời gian rất ngắn, trước khi đối phương vụng về bắt bóng hay trước khi bóng chạm đất, anh ta hoặc cô ta đã có mặt ở chốt nhà. Nhân viên bán hàng bậc thầy không bao giờ rời bỏ vòng quay bán hàng. Họ luôn chạy nước rút và luôn nỗ lực để thực hiện các cuộc giao dịch. Đây chính là lý do nhân viên bán hàng bậc thầy thường được tôn vinh là “những tay ném bóng cừ khôi’’.

Một chàng trai sau khi tốt nghiệp đã tìm được công việc đầu tiên: bán hàng… Anh bắt đầu công việc vào thứ hai. Chưa từng được huấn luyện bán hàng, chỉ với vài cuốn sách giới thiệu sản phẩm, một tập danh thiếp và vài lời chỉ dẫn, chàng trai trẻ được yêu cầu ra phố, gặp gỡ những người không quen biết để chào hàng. Mỗi ngày anh thực hiện tới 100 cuộc chào hàng như vậy.

Thế nhưng, sự thật tàn nhẫn trong những ngày đầu bán hàng là đến 90%, thậm chí đôi lần 100%, những cuộc gặp mặt đều bị từ chối. Lúc đó chàng trai không hề biết rằng chào hàng cho mọi đối tượng khách hàng - nhiệm vụ mà anh được giao, là biện pháp bán hàng kém hiệu quả nhất. Tuy nhiên, những lời từ chối xem ra cũng có giá trị.

Chàng trai trẻ học được cách không e ngại những lời từ chối. Bị từ chối là điều bình thường khi bán hàng. Thậm chí, hơi kỳ quặc, chàng trai bắt đầu thấy thích thú với những lời khước từ. Với anh, mỗi lần bị từ chối là một cơ hội để suy ngẫm lại, để thử nghiệm những lời phúc đáp hay để tôi luyện tính kiên trì, dù cho người quản lý không ngừng thúc giục “đi nhiều hơn nữa”, và chàng trai trẻ bắt đầu suy nghĩ.

Kiểu chào hàng bất ngờ đối với khách hàng như vậy cũng giống như một canh bạc. Từ chối cũng có nhiều dạng: khách hàng có thể đi vắng, viện cớ đang họp, quá bận rộn, chỉ gặp những người có hẹn trước, hay không bao giờ lắng nghe hoặc chịu gặp những người bán hàng. Chàng thanh niên chủ trương hẹn gặp khách hàng qua điện thoại, lời nhắn hay các chuyến viếng thăm. Tuy nhiên, giờ đây những cuộc gặp gỡ không còn là những cuộc gặp không mong đợi đối với khách hàng. Tỷ lệ thành công rất cao và tỷ lệ thuận với sự thăng tiến của anh.

Ngay từ khi lựa chọn công việc này, chàng trai đã quyết định rằng nghiêm túc là chưa đủ mà cần phải thật sự nghiêm túc. Người bán hàng này đã tận dụng mọi cơ hội để kết giao với những người bán hàng thành công thuộc mọi lĩnh vực kinh doanh. Anh còn trau dồi kiến thức thông qua sách vở, xem băng hình và tham gia các khóa huấn luyện bán hàng chuyên nghiệp. Tình cờ anh đọc được cuốn Làm thế nào để trở thành một nhân viên bán hàng bậc thầy - cuốn sách đã trở thành bí quyết bán hàng của anh. Và từ đó, chàng trai trẻ nuôi mơ ước trở thành một nhân viên bán hàng bậc thầy đích thực.

Công ty giao cho anh nhiệm vụ mới: giành một khách hàng tiềm năng từ tay một nhà cung cấp khác. Trước đó, chưa từng có ai trong công ty được mời gặp mặt dù chỉ để chào hàng. Chàng trai cũng tiếp cận khách hàng này theo chiến lược bán hàng của công ty. Tuy nhiên anh đã phạm sai lầm khi lặp lại điều mà những người tiền nhiệm đã làm. Anh bị từ chối thẳng thừng. Thậm chí, anh đã nghĩ đến việc bỏ cuộc. Giống như trường hợp của những chuyến chào hàng không được mong đợi, chàng trai bắt đầu suy nghĩ và nghiên cứu.

Sau khi đọc lại các dữ liệu bán hàng cũng như những ghi chép về các cuộc gọi bán hàng, anh nhận thấy cả mình và những nhân viên bán hàng trước đây đều làm những việc như nhau. Họ cùng gọi cho một loại khách hàng, viết những lá thư như nhau và hỏi những câu hỏi chẳng khác gì nhau. Những việc làm này đều thất bại nhưng họ vẫn không thay đổi phương pháp. Chàng trai tự hỏi: "Nhân viên bán hàng bậc thầy sẽ làm những gì?" Những điều nhân viên bán hàng bậc thầy làm khác hẳn những gì một nhân viên bán hàng vẫn làm: họ không chấp nhận thất bại; họ tự thích nghi, thay đổi và chấp nhận mạo hiểm sau khi đã tính toán kỹ. Chàng thanh niên quyết định đổi mới cách thức làm việc và chuẩn bị kiếm thật nhiều tiền. Anh đưa ra một chiến lược bán hàng hoàn toàn mới. Cuối cùng, chính quyết định này đã thay đổi cuộc đời anh, cả trên phương diện tài chính lẫn sự nghiệp.

Chàng trai này biết rằng mình nên bắt đầu bán hàng cho các nhà lãnh đạo cao nhất của khách hàng. Những nhân viên dưới quyền đã từ chối người bán hàng vài lần và ai cũng bảo hãy hỏi cấp trên của họ, đó là các tổng giám đốc điều hành (CEO), giám đốc điều hành (COO), giám đốc tài chính (CFO), giám đốc thông tin (CIO). Trước đó, chàng trai chưa từng làm việc trực tiếp với các nhân vật cao cấp. Anh quyết định làm bằng được điều này, dù có thể sẽ khiến những người anh tiếp cận đầu tiên cảm thấy bị xúc phạm. Hơn nữa, anh chưa từng hợp tác với công ty này, do vậy anh xác định chẳng có gì để mất.

Chàng trai trẻ tự giam mình trong văn phòng, nghiên cứu mọi thông tin liên quan đến công ty kia, từ lĩnh vực kinh doanh, đối thủ cạnh tranh cho đến khách hàng và website. Anh nhận thấy rằng người thật sự đưa ra quyết định quan trọng trong công ty, nhưng rất ít xuất hiện, chính là các CFO. Anh tập suy nghĩ giống một CFO. Và anh đã biết được những gì về việc điều hành một công ty đa quốc gia trị giá hàng tỷ đôla?

Bản thân các CFO cũng gặp khó khăn khi phải thanh toán các hóa đơn đúng hạn. Mối quan tâm hàng đầu của những người này là các vấn đề tài chính, đặc biệt là giải pháp để giảm được chi phí. Dựa vào nghiên cứu của mình, anh đã đi đến kết luận: công ty mình sẽ giúp đối tác tiết kiệm 50.000 đôla một năm bằng cách giảm chi phí vận hành hàng ngày.

Anh tìm số điện thoại của vị CFO đó và hẹn gặp bằng được. Ngay tiếng chuông đầu tiên, vị CFO đã nhấc máy. Sau khi tự giới thiệu, người bán hàng nói ngay rằng cuộc gọi này sẽ kết thúc trong vòng một đến hai phút. Anh cũng nói mình tự tin có thể giúp công ty của ông ta tiết kiệm tới 50.000 đôla, và hỏi ông có mang theo sổ tay công tác không. Vị giám đốc đồng ý và họ sắp xếp một cuộc hẹn. Cuộc gặp gỡ này hoàn toàn mới mẻ và xa lạ, vì thế chàng trai đã lên kế hoạch rất cẩn thận. Anh đi tới cuộc hẹn cùng với một chuyên gia phân tích tình hình hoạt động của công ty mình.

Người ta không bao giờ đề cập tới sản phẩm ngay trong cuộc gặp đầu tiên, vì những câu hỏi của người bán hàng thường tập trung vào việc khách hàng sẽ nhận được gì từ sản phẩm của mình chứ không phải công nghệ hay đặc tính và tiện ích của sản phẩm. Người bán hàng trong câu chuyện trên đề nghị tiến hành một cuộc “kiểm tra nhằm tiết kiệm chi phí” để nhận dạng những quy trình thừa, cũng như những yếu tố gây lãng phí khác. Mặc dù về nguyên tắc, khách hàng phải trả tiền cho những cuộc kiểm tra như vậy, nhưng người bán hàng đã đưa ra một đề nghị khiến vị CFO không thể từ chối: cuộc kiểm tra sẽ hoàn toàn miễn phí nếu không tìm ra quá trình cắt giảm chi phí nào.

Vị giám đốc cử một nhân viên cấp dưới làm việc trực tiếp với người bán hàng để cung cấp cho anh những thông tin cần thiết cho việc tìm ra các vấn đề và biện pháp khắc phục. Trong phút chốc, những người trước đây không để ý hoặc từ chối người bán hàng này đã cộng tác với anh. Có được sự ủng hộ của giám đốc là một điều đáng nể, nhưng chàng trai muốn người được chỉ định làm việc với mình trở thành đồng minh, khiến họ cảm thấy mình cũng là người hùng, là người thắng cuộc.

Người bán hàng giành được sự tin tưởng của “người thắng cuộc” khi người này nhận thấy mục tiêu duy nhất của người bán hàng là giúp công ty anh ta tiết kiệm tiền và giúp anh ta lập công. Hai người trở nên thân thiện và cùng tìm ra giải pháp. Họ trình lên giám đốc một kế hoạch tiết kiệm 5.000 đôla một tháng (cao hơn so với giá của sản phẩm) trong giai đoạn đầu tiên của dự án giảm thiểu chi phí. Kết quả là một hợp đồng mua hàng trị giá 400.000 đôla được ký kết. Ông giám đốc cũng tán thành giai đoạn hai và ba của dự án, trong đó bao gồm một khoản đầu tư bổ sung cho việc phát triển các sản phẩm tiết kiệm chi phí trên thị trường Mỹ và cả nước ngoài. Dĩ nhiên, vị CFO chỉ đồng ý sau khi xem xét những tính toán chi tiết về đầu tư có lãi mà người bán hàng đề xuất.

Những điều tốt đẹp sẽ tới khi bạn đứng trước mặt người đưa ra quyết định cuối cùng. Một trong những lý do khiến công ty của chàng trai mất quá nhiều thời gian để có được một khách hàng tuyệt vời như vậy đơn giản là vì những khách hàng truyền thống không có lý do để đồng ý. Những hợp đồng theo kiểu truyền thống thường được duy trì dựa trên các quan hệ sẵn có, chúng không thể tạo ra những mối quan hệ mới. Đừng bỏ cuộc chỉ vì bị một ai đó từ chối. Không phải tất cả những lời nói “không” đều có nghĩa là hoàn toàn từ chối.

Trong quá trình kiểm tra để tiết kiệm chi phí, người cộng tác tình cờ cho biết con trai anh ta là một cổ động viên cuồng nhiệt của đội bóng Oakland Raiders. Luôn luôn lắng nghe, nhân viên bán hàng bậc thầy lập tức ghi nhớ chi tiết này. Một tuần sau khi nhận được đơn đặt hàng đầu tiên trị giá 400.000 đôla, người bán hàng đã ghé qua nhà một cầu thủ của Oakland, đồng thời là một trong số những người bạn thân nhất của anh. Trên đường về nhà, anh tặng cho người cộng tác một quả bóng có chữ ký của đội Raiders để làm quà cho cậu con trai. Ghi nhớ những điều nhỏ nhất và tận dụng chúng không bao giờ nằm ngoài khả năng của một nhân viên bán hàng bậc thầy.

Nhân viên bán hàng bậc thầy bán hàng và kiếm tiền cho mình bằng cách đem đến cho khách hàng những khoản lợi nhuận khổng lồ. Khi nhân viên bán hàng bậc thầy thành công, khách hàng của họ cũng thành công và ngược lại. Người bán hàng trong câu chuyện trên đã bắt đầu trò chơi của riêng mình từ cấp độ thấp nhất, từ một anh lính mới trở thành một nhân viên bán hàng bậc thầy.

Phương châm của nhân viên bán hàng bậc thầy

Đây là những nguyên tắc sống và làm việc. Các tổ chức nổi tiếng đều có phương châm riêng. Chẳng hạn, phương châm của Hiệp hội Hướng đạo sinh là "Hãy sẵn sàng", trong khi Tổ chức Giám hộ bờ biển Mỹ chọn "Semper Paratus" (Luôn sẵn sàng), còn tập đoàn IBM lại chọn "Suy nghĩ".

Nhân viên bán hàng bậc thầy đề cao các phương châm vì chúng nhắc họ những việc cần làm để kiếm những khoản lợi nhuận khổng lồ. Một số nhân viên bán hàng bậc thầy có nhiều phương châm, số khác chỉ có một phương châm duy nhất, cũng có nhiều phương châm không rõ ràng. Nhưng khi thăm dò bất kỳ một nhân viên bán hàng bậc thầy nào, bạn cũng sẽ tìm được một hoặc nhiều phương châm. Dưới đây là một vài phương châm phổ biến của các nhân viên bán hàng bậc thầy:

1. Ngủ sớm, dậy sớm, siêng năng bán hàng và quy đổi các giá trị thành tiền mặt

Nhân viên bán hàng bậc thầy mang lại cho khách hàng sự hài lòng hoặc tiền bạc, đôi khi là cả hai. Nhân viên bán hàng bậc thầy không bán hàng hóa hay dịch vụ, không bán đặc tính, lợi ích của sản phẩm hay công nghệ, họ bán cho khách hàng những tiện ích của sản phẩm hay công nghệ đó. Nói cách khác, họ bán giá trị quy đổi thành tiền mặt mà sản phẩm đem lại. Khi nhân viên bán hàng bậc thầy cung cấp cho khách hàng một giải pháp khắc phục khó khăn, giải pháp đó luôn được quy đổi thành tiền. Nhân viên bán hàng bậc thầy luôn nhắc nhở khách hàng để họ ý thức được họ sẽ mất bao nhiêu tiền nếu không có những giải pháp này.

Nhân viên bán hàng bậc thầy rất độc lập. Họ làm việc chăm chỉ để bán được nhiều hàng và luôn trong vòng quay bán hàng.

2. Nếu ngài không cộng tác với tôi, chúng ta sẽ cùng thất bại

Nhân viên bán hàng bậc thầy hoàn toàn tin rằng mình luôn giúp cải thiện tình trạng hiện tại của khách hàng. Họ biết nếu khách hàng không sử dụng dịch vụ của mình thì khách hàng sẽ bỏ qua thứ gì đó, còn mình sẽ mất doanh thu.

3. Tôi bán hàng ngay khi tỉnh giấc

Nhân viên bán hàng bậc thầy luôn luôn trong cuộc. Những người khác bán hàng để sống, nhân viên bán hàng bậc thầy sống để bán hàng. Khi đồng hồ báo thức đổ chuông vào lúc năm giờ sáng, thay vì một giai điệu hay những tiếng chuông, âm thanh duy nhất cất lên trong đầu anh ta là: “Này nhân viên bán hàng bậc thầy, hãy tỉnh dậy và bắt tay ngay vào bán hàng!” Với họ, bất kỳ lúc nào cũng có thể là thời điểm bán hàng.

4. Cạnh tranh từng ly, từng tấc

Giống như các vận động viên chuyên nghiệp, nhân viên bán hàng bậc thầy phải cạnh tranh từng ly, từng tấc. Họ sắp xếp nhiều cuộc hẹn hơn, chuẩn bị nhiều kế hoạch hơn và làm việc siêng năng hơn những nhân viên bán hàng khác. Họ chú ý tới từng chi tiết. Không có ai đánh máy thư thay họ, và họ cũng chẳng bao giờ mang theo bút máy trong túi áo sơmi. Họ làm việc chuyên nghiệp trong từng động tác vì họ ý thức được rằng chỉ “sẩy một ly” sẽ “đi một dặm”.

5. Tương lai là ngay lúc này

Đó chính là lý do tại sao nhân viên bán hàng bậc thầy phải luôn luôn và trước hết là duy trì được công việc hiện tại của mình. Nhân viên bán hàng bậc thầy say mê bán hàng và họ luôn kiếm được lợi nhuận. Họ luôn cố hoàn thành mục tiêu chỉ trong một cuộc gặp mặt, họ gợi ý về đơn đặt hàng trong mọi cuộc hẹn, và hiện tại họ không dựa vào những mối quan hệ lâu dài để bán hàng theo kiểu truyền thống. Hiện tại nghĩa là ngay bây giờ, ngay hôm nay. Ngay hôm nay hãy làm điều gì đó. Đừng chần chừ. Hãy gọi ngay cho khách hàng. Ngay bây giờ.

Trích cuốn sách "Để trở thành nhân viên bán hàng bậc thầy"