Thursday, July 30, 2009

Những câu slogan hay nhất mọi thời đại

Học marketing - Các chuyên gia cho rằng cách tốt nhất để thành công trong một thị trường gần như bão hòa hiện nay là cố gắng định vị sản phẩm và sống với định vị đó càng lâu càng tốt. Và slogan được coi là chìa khóa để mở cánh cửa thành công.

Dưới đây là những câu slogan (khẩu hiệu) được cho là hay nhất mọi thời đại:

- Be all you can be. US Army - Hãy là tất cả những gì bạn muốn.

- Friend dont’t let friend drink and drive. US Department of transportation - Bạn tốt không để bạn mình say và phải cầm lái.

- Good to the last drop! MaxWell House - Thơm ngon đến giọt cuối cùng.

- Got Milk? American Dairy Association - Bạn đã uống sữa chưa?

- Tastes great...Less filling. Miller Brewing Company - Hương vị tuyệt hảo... Không no hơi.

- Have it your way. Burger King - Thưởng thức theo cách của bạn.

- I LOVE NEW YORK. New York State Division of Tourism - Tôi yêu New York.

- Imagination at work. General Electric Co. - Trí tưởng tượng trong công việc bay cao.

- It’s everywhere you want to be. Visa - Bất cứ nơi nào bạn đến.

- It takes a lickin’ and keeps on tickin! Timex - Cứ đều đặn tích tắc đúng giờ.

- Just do it. Nike - Cứ làm đi

- Look ma, no cavities. Crest - Mẹ ơi nhìn kìa, không sâu răng.

- Raising the bar. Cingular - Cao và cao hơn nữa.

- They’re Gr-r-reat! Kellogg Frosted Flakes - Ngon tuyệt.

- We deliver for you! United States Protal Service - Chúng tôi chuyên trách việc giao hàng.

- We try harder. Avis - Chúng tôi luôn cố gắng hơn.

- What happens here, stay here. Las Vegas Convention & Visitors Authority - Đến đây, ở lại đây.

- When you care enough to send the very best. Hallmark - Khi bạn thật sự quan tâm gửi đi những điều tốt đẹp nhất.

- You can do it. We can help. Home Depot - Bạn có thể làm điều đó, và chúng tôi có thể giúp.

- You’re in good hands. Allstate - Bạn đang chọn đúng người phục vụ.

Kinh nghiệm cho thấy cách tốt nhất để thành công trong một thị trường hàng hóa gần như là bão hòa hiện nay là cố gắng định vị sản phẩm và sống với định vị đó càng lâu càng tốt.

"Để ngày càng thành công hơn, bạn phải tập trung vào một nhóm khách hàng cụ thể. Nếu tính về số lượng, có thể nhóm khàng hàng mục tiêu không phải là tổng thể thị trường. Tuy nhiên, trước tiên bạn phải chắc là thương hiệu của mình thực sự đặc biệt đối với nhóm khách hàng mục tiêu đó", theo lời của Barry Crossland, Giám Đốc Marketing của Nestle.

Có thể định vị một sản phẩm là rất khó, nhưng thay đổi một định vị hiện hữu cũng không dễ dàng chút nào, có thể nói là rất khó khăn để thay đổi một hình ảnh tiêu cực về sản phẩm. Sear cố gắng thay đổi hình ảnh thương hiệu cũng như gia tăng lợi nhuận năm 1974 bằng cách tăng giá hàng may mặc nữ. Doanh thu giảm hẳn 28% và Sears phải từ bỏ dự án này.

Một ví dụ khác về Black & Decker. Mặc dù công ty luôn thành công với những sản phẩm mới tung ra thị trường, công ty vẫn phải đối mặt với vấn đề về hình ảnh công ty. Bạn có thể nghe phản hồi của một người tiêu dùng dụng cụ máy cầm tay như "Công ty này đã từng rất tốt. Nhưng bây giờ nó sản xuất thêm cả máy rang bắp và máy nướng bánh mì", Ellen Foreman, Giám đốc Quảng Cáo và Truyền Thông của Black & Decker đã chia sẻ như vậy.

Dĩ nhiên, thành công của một định vị đôi không phụ thuộc vào vấn đề thời điểm. Năm 1998, Procter & Gamber tung ra thị trường thành công loại tả giấy Luvs dành cho bé trai và bé gái. Thật ra ý tưởng định vị tả giấy dựa vào giới tính trước đó đã được thử nghiệm bởi Scott Paper vào những năm 1970 nhưng chỉ dành được những thành công rất hạn chế.

Luôn phải khôn ngoan để không định vị sản phẩm theo phong trào hay những sự yêu thích nhất thời. Năm 1988, những sản phẩm trong suốt như bia, lăn khử mùi, dầu gội đầu, nước rửa chén và nước ngọt đã tràn vào thị trường như vũ bão. Người tiêu dùng lúc bấy giờ so sánh chất lượng sản phẩm với chuẩn tinh khiết, trong suốt, dịu nhẹ, hay thân thiện với môi trường. Bốn năm sau đó, sự yêu thích các sản phẩm trong suốt bắt đầu hêt thời. Người tiêu dùng bắt đầu ngại trả tiền cao hơn chỉ để có sản phẩm ít thành phần, nguyên liệu sản phẩm hơn. Theo báo cáo của Kathleen Deveny của tờ Wall Street Journal. Sản phẩm trong suốt đã chết.

Nếu bạn quyết định thay đổi định vị sản phẩm, hãy tiến hành thận trọng từng bước. Và bắt đầu bằng việc thay đổi bao bì sản phẩm.

Chuỗi cửa hàng Tim Hortons đối mặt với một vấn đề về định vị vài năm trước. Người tiêu dùng cho rằng cửa hàng chỉ bán bánh rán (trong khi cửa hàng có bán cả súp và bánh mì). Để giải quyết vấn đề, từ "bánh rán" đã được lấy ra khỏi tên cửa hàng để mọi người nhận thức về các sản phẩm khác ở cửa hàng.

Để tìm hiểu sâu thêm về chủ đề định vị, khuyến khích bạn tìm đọc cuốn Định vị, trận đấu trí não (Positioning: The battle for your mind), tác giả AI Ries và Jack Trout.

Khẩu hiệu sản phẩm là yếu tố thứ năm của định vị thành công. Như Andre Gide từng nói "Khẩu hiệu là những cuộc chiến khốc liệt nhằm mang mọi người đến gần nhau hơn". Một khẩu hiệu tốt có khả năng khuyến khích mọi người hành động.

Rất nhiều khẩu hiệu thất bại vì nó quá chung chung, không đủ khả năng định vị một sản phẩm. Sau đây là những ví dụ:

- Không gì có thể di chuyển bạn như Mercury Mercury - Nothing moves you like a Mercury.

- Thỉnh thoảng cũng nên phá lệ một chút Burger King - Somtimes you’ve gotta break the rules.

- Tôi yêu những gì bạn làm cho tôi, Toyota Toyota - I love what you do for me Toyota.

- Tinh thần mới của Dodge Dodge - The new spirit of Dodge.

- Được tạo ra cho cuộc đua của loài người Nissan - Built for the human race.

- Biết thêm về GeoGeo - Get to know Geo.

Đơn thuần là cảm thấy tuyệt vời Marda - It just feels right.

- Nghệ thuật của du lịch Louis Vuitton - The art of travel.

- Nghệ thuật của viết lách Mont Blanc - The art of writting.

- Nghệ thuật của sự độc đáo Cartier - The art of being unique.

- Nghệ thuật của thời gian chính xác Ballantine’s scotch - The art of perfect timing.

- Nghệ thuật của khoa học kỹ thuật Audi - The art of engineering.

- Mang tương lai đến gần bạn Ameritrust - Bringing the future to you.

- Vấn đề về hiệu suất Kodak - Performance that counts.

- Đam mê sự hoàn hảo Lufthansa - A passion to perfection.

- Nơi ý tưởng thành hiện thực Ricoh - Where imagination becomes reality.

- Vì hôm nay không phải là hôm qua Bankers Trust Co - Because today isn’t yesterday.

- Hình ảnh của tương lai Anacomp - The image of the future.

Khẩu hiệu giúp bán tốt hơn những sản phẩm không đắt tiền, có chút ít yếu tố rủi ro và được mua theo kiểu bốc đồng. Khẩu hiệu tóm tắt sứ mệnh của công ty trong vài từ cô đọng và khắc vào tâm trí khách hàng một ý niệm đơn giản về sản phẩm. Khẩu hiệu cũng mang lại sự thống nhất khi sử dụng nhiều phương tiện truyền thông khác nhau. Khẩu hiệu mang tính sống còn trong phương diện chính trị.

Những khẩu hiệu tốt thường dễ được thuộc lòng, nghĩa là nó phải ngắn gọn, dễ nhớ, dễ thuộc. Như lời của Kevin Clancy, Chủ tịch kiêm Tổng giám đốc điều hành của công ty tư vấn Marketing Copernicus "Tạo ra một khẩu hiệu nghĩa là tìm ra hai hay ba từ hoặc cụm từ và ghi khắc nó vào tâm trí người tiêu dùng. Nếu bạn thành công, mọi người sẽ quyết định mua sản phẩm của bạn một cách vô thức và luôn bàn về sản phẩm với những người tiêu dùng khác".

Một khẩu hiệu tốt phải có khả năng đẩy sản phẩm gần hơn đến thành công. Khi nhà sản xuất nước giặt quần áo Wisk giới thiệu câu khẩu hiệu "Tẩy sạch vết dơ quanh cổ" (ring around the collar) lần đầu tiên, doanh số sản phẩm gấp ba lần ngay sau sự trợ lực đáng kể về mặt quảng cáo sản phẩm.

Intel tạo ra một cuộc cách mạng trong ngành công nghệ thông tin bằng việc đầu tư 6% doanh thu cho quỹ phát triển khẩu hiệu Intel. Chiến lược quảng cáo bắt nguồn từ sản phẩm X386. Kể từ đó Intel bắt đầu dùng câu khẩu hiệu "Intel. The Computer inside" (sau này trở thành "Intel inside"). Gần như cùng thời gian này, IBM là nhà sản xuất máy vi tính đầu tiên dùng logo Intel trên sản phẩm của mình. Tính từ lúc bắt đầu tung ra chiến dịch, Intel hưởng lợi khoảng 11 tỷ đô la từ chiến dịch quảng cáo và câu khẩu hiệu nổi tiếng của mình.

Cần phải nhấn mạnh rằng một chiến dịch quảng cáo thành công duy trì cùng một khẩu hiệu, hình ảnh và cá tính thương hiệu một cách thống nhất qua nhiều năm, thậm chí nhiều thập kỷ. Như Ron Kovas, Chủ tịch công ty quảng cáo J. Walter Thompson từng nói: "Một chiến lược quảng cáo đáng giá là chiến lược không có thay đổi đáng kể, mà chủ yếu xây dựng và củng cố giá trị và hình ảnh thương hiệu năm này qua năm khác". Ý tưởng "những thứ tốt hơn cho cuộc sống đẹp hơn" (better things for better living) của chiến dịch DuPont tồn tại sau 55 năm. "Sự lựa chọn của thế hệ mới" (Pepsi generation) của Pepsi tung ra năm 1963 và vẫn được dùng cho tới hôm nay. Khẩu hiệu của Hallmark "Khi bạn thật sự quan tâm gửi đi những điều tốt đẹp nhất" (When you care enough to send the very best) đã được dùng kể từ năm 1956.

Những chuyên gia cho đến nay vẫn phải thừa nhận nguyên nhân Winston mất thị phần vê tay Marlboro là sự thay đổi liên tục hình thức quảng cáo của mình. Winson thay đổi 5 câu khẩu hiệu trong vòng 10 năm, trong khi Marlboro tập trung vào đối tượng mục tiêu của mình, mày râu, và định câu khẩu hiệu theo hướng "vùng đất Marlboro" (Marlboro country).

1954: Vị Winston tuyệt hảo của thuốc lá (Winston takes good like a cigarette should).

1971: Winston và tôi (Winston and me).

1971: Ngon ghê chưa (how good is it).

1974: Nếu không phải là Winston thì chẳng nên hút nữa (if it wasn’t for Winston, I wouldn’t smoke).

1974: Có nhiều lý do để hút Winston (There’s a lot of good...between Winston and shoudl).

1974: Tôi hút vì ngon (I smoke for taste).

1979: Màu đỏ lớn (Big red).

1979: Tốt nhất Mỹ (America’s best).

1985: Đàn ông Mỹ (Men on America).

1985: Vị đích thực. Đàn ông đích thực (Real Taste. Real People).

1989: Vị chiến thắng (Winning taste).

Marlboro hiện vẫn là thương hiệu thuốc lá bán chạy nhất toàn cầu. Trong khi Winston ngày càng mất dần thị phần của mình.

Larry Light, Phó chủ tịch Tập đoàn McDonald từng nói "Sai lầm đáng sợ nhất là thương hiệu bị thay đổi cá tính hàng năm. Điều này sẽ dẫn đến một cá tính thương hiệu dị thường hoặc chẳng có cá tính nào cả".

Trích cuốn sách "1.001 ý tưởng đột phá trong quảng cáo"

Tín dụng: gánh nặng hai vai

Tài chính marketing - Tăng trưởng tín dụng bao nhiêu, có hay không nguy cơ tái lạm phát, khi nào rút gói kích cầu bù lãi suất... là những vấn đề đã được các chuyên gia bàn thảo tại buổi tọa đàm ngày 30-7 ở Trường ĐH Kinh tế TP.HCM. Chi tiết>>

Bài liên quan:
>> Chọn "liệu pháp" nào là phù hợp?
>> Cho vay tín dụng tiêu dùng: Nội siết, ngoại bung
>> Lãi suất sẽ được giữ nguyên đến cuối năm 2009

Chiêu quảng cáo 'rót mật' vào tai thượng đế

Học marketing - Phụ nữ dành thời gian xem ảnh khỏa thân của nữ giới nhiều hơn đàn ông vì họ muốn biết mình tạo dáng hơn kém người mẫu như thế nào.

Quảng cáo đang trở thành công cụ không thể thiếu của giới doanh nhân cũng như các chủ doanh nghiệp đang cạnh tranh khốc liệt trên thương trường. Tuy nhiên, một số chuyên gia cho rằng những quảng cáo hay nhất lại không tuân theo bất kỳ nguyên tắc nào. Khách hàng cũng hầu như luôn hưởng ứng trước các kỹ thuật quảng cáo theo cùng một cách như nhau.

- Những người đàn ông mua xe lửa điện đồ chơi cho con trai nhung thực chất lại là mua quà cho chính họ. Đàn ông coi ngày sinh của cậu con trai là cơ hội để làm sống lại những khoảnh khắc kỳ diệu trong tuổi thơ của chính mình.

- Phụ nữ nhớ tên nhãn hàng quảng cáo sử dụng nội dung về giới tính nhiều hơn 40% so với đàn ông. Đàn ông có xu hướng không nhớ được những thông điệp như vậy.

- Nữ giới xem quảng cáo sẽ chú ý đến những cô gái tóc vàng trước, nhưng lại ghen tỵ với những cô gái này, họ sẽ nhanh chóng chuyển sự chú ý sang những người mẩu có màu tóc sậm hơn.

- 25% thực phẩm được tiêu thụ giữa những bữa ăn. Thậm chí còn tệ hơn, nếu bạn đặt tivi trong bếp, bạn có thể bị tăng cân từ 2 đến 5 kg trong năm đầu tiên.

- 20% dân số tiêu thụ 80% lượng bia (nguyên tắc 20-80 nổi tiếng) của thế giới.

- Mọi người dành trung bình 3,2 giây cho một trang tạp chí và 4 giây cho một trang nhật báo. Đó là lý do vì sao trung bình từ 5% đến 10% độc giả của một ấn phẩm xem quảng cáo của họ.

- Mọi người có xu hướng đọc những mẩu quảng cáo ngắn thường xuyên hơn những đoạn dài.

- Khách hàng chú ý đến bao bì có kết hợp hình ảnh.

- Khách hàng không quan tâm đến 71% tổng số quảng cáo. Trong năm đầu tiên mà những quảng cáo về thuốc lá bị cấm trên sóng phát thanh, thuốc lá bán ra tăng 3% ở Mỹ, còn các nhà quảng cáo tiết kiệm 70 triệu đôla Mỹ chi phí quảng cáo.

Vậy đâu là những bí mật để tạo hiệu quả trong quảng cáo? Những quy tắc nào để sáng tạo ra một mẩu quảng cáo hấp dẫn? Tạo sao mẩu quảng cáo này có tác dụng trong khi mẩu quảng cáo khác lại không?

Theo giới chuyên gia, trong quảng cáo, nhất thiết phải định vị sản phẩm một cách kỹ lưỡng. Kem đánh rang Aim chiếm giữ 10% thị phần nhờ vào việc kiên định với định vị sản phẩm là sản phẩm có vị dịu. Tuy nhiên, công ty đã mắc phải một sai lầm đáng tiếc trong việc cố gắng thỏa mãn tất cả nhu cầu người tiêu dùng bằng cách tạo ra thêm kem đánh răng chống cao răng và kem mùi bạc hà.

Qua hàng chục năm liền McDonald’s cố gắng hài lòng nhiều nhu cầu khác nhau bằng cách tạo ra nhiều dòng sản phẩm khác nhau, hết cái này đến cái khác, từ McHotel đến McCafés. Công ty này đã lập ra 5 hệ thống cửa hàng thức ăn nhanh và dự định mở thêm McTreat, một mô hình giống kiểu Dairy Queen. Tuy nhiên, chỉ khi công ty này quay lại tập trung kinh doanh vào dòng sản phẩm chính thống của nó là hamberger, khoai tây chiên kiểu Pháp cùng với rau trộn và bánh mì thịt thì doanh thu mới bắt đầu sáng sủa trở lại. Đơn giản là vì việc định vị sản phẩm đã rõ ràng hơn (McDonald’s là hệ thống thức ăn nhanh đầu tiên cung cấp thông tin dinh dưỡng về thực phẩm trên sản phẩm của mình kể từ năm 1971).

Bài học từ những câu chuyện này là “ai cũng chiều thì chẳng chiều được ai”. Bài học này đúng cho cả các doanh nghiệp vừa và nhỏ hay ngay cả những “đại gia” như McDonald’s.

Để thành công trong việc chinh phục các thượng đế, giới chuyên gia đã đưa ra các bí kíp định vị sản phẩm. Chiến lược này áp dụng cho những công ty thuộc vào hàng tiên phong trong ngành kinh doanh của mình. Khẩu hiệu “Jean chính hiệu” (The original jeans) của Levi’s là một thí dụ điển hình cho kiểu định vị này. Levi’s phân định rõ sản phẩm của mình là đầu tiên và khai thác khuynh hướng chuộng vẻ tự nhiên để nhấn mạnh Levi’s là thương hiệu đầu tiên đáng được tin cậy, đồng thời ngầm ám chỉ hàng loạt những sản phẩm về sau chỉ là hàng nhái - không hơn không kém.

Có thể kể đến những thương hiệu sử dụng chiến lựơc này:

- Coca-Cola: đây là điều thực (It’s the real thing)

- Camel: thuốc lá thứ thiệt (A real cigarette)

- Speed Stick (Mennen): chính hiệu (The original)

- Sanka: bạn không thể thay đổi giá trị thực (You can’t beat the original)

- Absorbine Jr: chính hiệu (The original)

- Kellogg’s Special K: chính hiệu và tốt nhất (The original and best)

- Popsicles: thương hiệu gốc (The original brand)

- Bailey’s: rượu vị kem chính hiệu Ai-Len (The original Irish cream liqueur)

- Perrier: nói đến nguyên chất, nói đến Perrier (It’s original, it’s Perrier)

- Ex-Lax: thuốc nhuận tràng màu sôcôla chính hiệu (The original chocolate laxatie)

- Maille: tương mù tạc chính hiệu Dijon (The real Dijon mustard)

- Chiquita: bất kỳ trái chuối nào có thương hiệu khác đều không thể so sánh (A banana by any other name is not the same)

- Beemans: hương vị gốc (The original taste)

- Pabst Blue Ribbon: vị bia đích thực (The original taste of beer)

Chiến lược “Sản phẩm của chúng tôi là chính hiệu” xem ra khá hiệu quả. Các nghiên cứu cho thấy những nhà tiên phong trong ngành hàng thường chiếm thị phần lớn hơn những đối thủ mới sau một thời gian dài.

Làm sao có thể nhận diện được nhà tiên phong? Rất dễ nhận thấy những người dẫn đầu vẫn nằm trong trí nhớ người tiêu dùng sau một thời gian dài. Ski-Doo trở thành tên chung để gọi xe trượt tuyết. Nói đến Kleenex là nghĩ ngay đến các loại khăn giấy. Band-Aid dùng để chỉ các loại băng vết thương. Jell-O chính là các món rau câu tráng miệng. Q-tips là miếng bông gạc. Và Saran Wrap có nghĩa là giấy gói ni-lon.

Tiếc thay một số công ty lại xem thường ý nghĩa của việc định vị sản phẩm là nguyên gốc và duy nhất. Vào những năm 80, Coca-cola tung ra một công thức sản phẩm mới và có tham vọng thay đổi ngành công nghiệp sản xuất nước giải khát. Ngọt hơn vị nguyên bản, bộ phận Nghiên Cứu và Phát Triển của công ty tự tin rằng hương vị mới này sẽ gây được tiếng vang lớn. Tuy nhiên, cuối cùng công thức này đã thất bại một cách thảm hại. Coca-cola đã đánh giá thấp tầm quan trọng của việc định vị dựa vào lịch sử.

Trích cuốn sách "1.001 ý tưởng đột phá trong quảng cáo"

Kinh tế Việt Nam 6 tháng đầu năm 2009: Triển vọng và dự báo

Tài chính marketing - Kinh tế Việt Nam đã trải qua một giai đoạn khó khăn, khi tất cả các chỉ tiêu kinh tế đều giảm mạnh. Tăng trưởng GDP trong 6 tháng đầu năm chỉ đạt 3.9%, mức thấp nhất trong nhiều năm trở lại đây. Kim ngạch xuất nhập khẩu và thu hút vốn FDI đều giảm mạnh so với năm trước. Tuy nhiên, với các biện pháp kích cầu mạnh mẽ của Chính phủ và kinh tế thế giới bớt xấu hơn, kinh tế trong nước đã dần lấy lại đà tăng trưởng. Chi tiết>>

Bài liên quan:
>> TTVN:Mức tỷ giá hiện nay là hợp lý
>> Lãi suất tiền gửi tăng trở lại
>> Kinh tế thế giới 6 tháng đầu năm 2009: Hiện trạng và kỳ vọng

Tuesday, July 28, 2009

Thế giới sẽ phải đối diện với cuộc khủng hoảng tiền tệ “khốc liệt”

Tài chính marketing - Trong bối cảnh nền kinh tế toàn cầu chưa phục hồi, thị trường chứng khoán toàn dao động mạnh, “ông vua đầu tư” Jim Rogers lại đưa ra lời cảnh báo rằng, trong vòng hai năm nữa thế giới sẽ phải đối mặt với một cuộc khủng hoảng tiền tệ “khốc liệt”. Chi tiết>>

Bài liên quan:
>> Wall Street Journal: Kinh tế Việt Nam, sự hồi phục chưa vững chắc
>> Kiểm soát tín dụng để ngăn lạm phát
>> KTVN: Nhìn lại giải pháp kích cầu
>> Sáp nhập ngân hàng là tất yếu

Tại sao Việt Nam không có thương hiệu nổi tiếng?

Học Marketing - "Nhật Bản có Panasonic hay Sony, Hàn Quốc nổi tiếng vì Daewoo và Samsung. Nhưng không có bất kỳ thương hiệu nào tiêu biểu cho Việt Nam", giáo sư Tom Cannon, nhà hoạch định kinh tế nổi tiếng thế giới, trả lời phỏng vấn riêng VnExpress.net. Chi tiet>>

Monday, July 27, 2009

Tìm giải pháp cho hàng Việt Nam

Học Marketing - Với một chiến lược bài bản và hợp lý có tính tổng lực, chỉ một thời gian ngắn, Trung Quốc trở thành “nhà máy sản xuất của thế giới”. Bởi thế, với câu hỏi “Cơ hội nào cho hàng Việt Nam?”, câu trả lời là sẽ chẳng có cơ hội nào nếu chúng ta không thay đổi cách làm ăn. Chi tiết>>

Bài liên quan:
>> Marketing ngày nay - từ 4p đến 4c
>> Người tiên phong thường bị nghi ngờ

Vốn nhà nước: tranh tối, tranh sáng, để lâu bất lợi

Tài chính marketing - Đã có nhiều công trình nghiên cứu và kinh nghiệm quốc tế chỉ rõ sở hữu nhà nước rất dễ lâm vào cảnh mâu thuẫn. Thành tích thì nhiều người nhận, thua lỗ thì là đứa con mồ côi, như các cụ ngày trước đã nói “lắm sãi không ai đóng cửa chùa”. Chi tiết>>

Friday, July 24, 2009

Marketing thời khủng hoảng: Cơ hội cho thị trường mới nổi

Học marketing - Việt Nam 'đứng đầu về gian lận quảng cáo'

Một phúc trình mới của hãng khảo sát mạng Anchor Intelligence cho biết Việt Nam là nước đứng đầu thế giới về nạn gian lận click chuột trong quảng cáo (Click Fraud).

Click Fraud là thuật ngữ để chỉ hành động dùng các phần mềm chuyên dụng hay nhân công giá rẻ nhấn liên tục vào một hay các thanh quảng cáo (banner, logo, link…vv..) trên mạng nhằm tạo ra thành công giả tạo của chiến dịch quảng cáo.

Nói cách khác, các cú click chuột đó không tạo giá trị về kinh tế cho nhà quảng cáo mà chỉ phục vụ cho mục đích xấu của người nhấp chuột.

Các công ty dùng dịch vụ quảng cáo mạng thường phải trả tiền quảng cáo theo số lượng các cú click chuột vào quảng cáo của họ, và chuyện gian lận này có nghĩa là họ phải chịu thiệt hại nghiêm trọng.

Theo báo cáo của Anchor Intelligence, công ty có trụ sở tại Mỹ, trong sáu tháng đầu năm 2009, Việt Nam đứng đầu thế giới về nạn Click Fraud, chiếm tới 48.3% trong tổng lượng nhấp chuột.

Tỉ lệ này là cao hơn rất nhiều so với nước bị xếp ở vị trí thứ hai về nạn gian lận click chuột quảng cáo, là Canada với 27.7%.

Hoa Kỳ là nước đứng ở vị trí thứ ba, với mức 25.6%.

10 NƯỚC ĐỨNG ĐẦU VỀ CLICK FRAUD

Việt Nam: 48.3%

Canada: 27.7%

Hoa Kỳ: 25.6%

Saudi Arabia: 21.2%

Úc: 20.7%

Ai Cập: 18.7%

Ấn Độ: 16.9%

Đức: 16.8%

Malaysia: 16.7%

Anh Quốc: 16.2%

Trong danh sách ‘Top 10’ về gian lận này, còn có Ảrập Saudi, Ai Cập, Ấn Độ, Malaysia, Úc.

‘Đe dọa nghiêm trọng’

Phúc trình của Anchor Intelligence nói nạn gian lận click chuột quảng cáo đang tạo ra đe dọa nghiêm trong cho dịch vụ quảng cáo trên mạng, và là mối lo ngại hàng đầu cho cả người bán lẫn kẻ mua.

Đây là một vấn nạn trong bối cảnh các dịch vụ quảng cáo truyền thống trên báo in và truyền hình đang dần chuyển mạnh sang online.

Phúc trình nhận định nạn Click Fraud trong nửa đầu năm nay không chỉ lan tràn ở những nước vốn có ‘lịch sử’ có các hoạt động gian lận online như Việt Nam, Ai Cập, Ấn Độ, mà còn tăng mạnh tại các nước phát triển như Mỹ và Canada.

Các doanh nghiệp Việt Nam được biết đang hết sức lo ngại về vấn đề này, vì nạn Click Fraud có nghĩa là các báo cáo về số lượng truy cập và người truy cập trên mạng không có ‎ ý nghĩa gì, không tạo ra hiệu quả về kinh tế, trong khi lại làm họ tốn thêm tiền.

Ngoài nạn Click Fraud, tin tức và các diễn đàn mạng cho hay tình trạng gian lận trong thương mại điện tử ở Việt Nam tiếp tục lan tràn.

Tìm cơ hội phát triển sau khủng hoảng

Tài chính Marketing - Các diễn giả trong buổi hội thảo về đón đầu cơ hội sau khủng hoảng, tổ chức sáng 23-7 tại TPHCM, cho rằng Việt Nam đừng nên quá lạc quan về kết quả tăng trưởng kinh tế trong sáu tháng đầu năm, bởi còn nhiều thách thức cho nền kinh tế và các doanh nghiệp khi khủng hoảng đi qua. Chi tiết>>

Bài liên quan:
>> Kích cầu, bài học từ Singapore
>> Nhiều cơ hội kinh doanh thời hậu khủng hoảng
>> Ẩn số kinh tế
>> 6 tháng cuối năm: Lợi nhuận ngân hàng sẽ ra sao?
>> Lo ngại tiền đồng mất giá?

Wednesday, July 8, 2009

Việt Nam lựa chọn chính sách tiền tệ nào?

Tài chính marketing - Nếu duy trì chính sách thắt chặt tiền tệ thì sẽ dẫn đến suy giảm tăng trưởng, nhưng nếu nới lỏng tiền tệ thì sẽ đi liền nguy cơ lạm phát. Tiến sĩ Nguyễn Đức Độ - Viện khoa học tài chính (Bộ Tài chính) cho rằng, các rủi ro bất ổn về kinh tế vĩ mô ở Việt Nam còn khá cao. Do đó, việc đưa ra những chính sách thích hợp trong giai đoạn này là hết sức khó khăn. Chi tiết>>

Bài liên quan:
* Ngân hàng và nỗi lo nợ xấu. SGTT - Trong khủng hoảng, ngân hàng lại lời to theo như đánh giá của TS. Lê Xuân Nghĩa, phó chủ tịch ủy ban Giám sát tài chính quốc gia. Băn khoăn của các chuyên gia tài chính cũng như tổ chức nghiên cứu bên ngoài là hiệu quả thật sự của hoạt động kinh doanh ngân hàng.Chi tiết>>
* VnE-Hiệu quả kích cầu: Cần minh bạch hóa Rất cần có báo cáo về kết quả của các đối tượng thụ hưởng, khi thời gian triển khai gói kích cầu đã được hơn nửa chặng đường..

Tuesday, July 7, 2009

“Không thể dùng tập đoàn để điều tiết thị trường bất động sản”

Tài chính marketing - Việc kỳ vọng vào vai trò điều tiết thị trường của tập đoàn bất động sản là một quan điểm mơ hồ và trái với quy luật thị trường. Chi tiết>>

Sunday, July 5, 2009

Kinh tế 6 tháng: Phía sau con số tăng trưởng GDP

Tài chính marketing - Sau khi đạt tốc độ tăng trưởng chỉ vỏn vẹn 3,1% trong quý 1/2009, thấp nhất trong nhiều năm trở lại đây, thì đến quý 2, GDP bất ngờ tăng tốc và đạt 4,5%. Tính chung lại, GDP của Việt Nam sáu tháng đầu năm 2009 tăng 3,9%, thấp nhất trong một thập kỷ qua. Tại buổi họp báo công bố thống kê kinh tế xã hội 6 tháng đầu năm 2009 của Tổng cục Thống kê, tổ chức ngày 1/7, nhiều thông tin liên quan đến con số tăng trưởng 3,9% đã được các chuyên gia của Tổng cục "hé mở". Chi tiết>>

Bài liên quan:
* 7 lưu ý về hiệu quả sử dụng vốn
* TT - Phải nhanh chóng tái cơ cấu nền kinh tế

Cơ hội đầu tư trong 6 tháng cuối năm

Tài chính marketing - Trong quý 2/2009, sự tăng trưởng ấn tượng của thị trường chứng khoán và sự tăng giá đất nền một số khu vực tại Hà Nội và TP.HCM đã tạo cơ hội cho nhiều nhà đầu tư, sau một thời gian dài đóng băng nguồn vốn từ cuối năm 2008 đến quý 1/2009.
Tuy nhiên vào thời điểm bước qua quý 3/2009, thị trường chứng khoán và bất động sản (BĐS) đều có dấu hiệu chững lại, giá vàng vẫn ở mức cao khiến nhà đầu tư gặp khó khăn trong việc lựa chọn cơ hội đầu tư. Để tìm kiếm cơ hội đầu tư mới với lợi nhuận tương xứng - bắt nhịp cùng sự khởi sắc của nền kinh tế thế giới và Việt Nam trong khoảng cuối năm 2009 đến đầu năm 2010 - thử nhận định về khả năng sinh lợi của các kênh đầu tư trong 6 tháng cuối năm 2009 so với lãi suất tiền gửi hiện nay. Chi tiết>>