Monday, October 24, 2011

Đừng bán linh hồn, hãy tiếp thị nó

[Marketing3k.vn] Nếu dựa vào sự giàu có của người khác mà kinh doanh thì không có doanh nghiệp nào có thể tự duy trì được. Chúng tôi xin giới thiệu cùng bạn đọc bài viết của tác giả Dan Pallotta.

Trong một lá thư mở gửi các sinh viên tốt nghiệp Đại học ở Forrbes, người đứng đầu Tổ chức Kauffman Foundation Carl Schramm đã khuyến khích người trẻ theo đuổi con đường kinh doanh. Ông lập luận rằng: "Mặc dù là những bộ phận cần thiết trong xã hội, nhưng các chính phủ và tổ chức phi lợi nhuận không thể tự duy trì sự tồn tại.

Để thực hiện tốt công việc của mình, những cơ quan này đều phải dựa vào tiền bạc có được từ kinh doanh." Nếu dựa vào sự giàu có của người khác mà kinh doanh thì không có doanh nghiệp nào có thể tự duy trì được. Nền công nghiệp âm nhạc là một ví dụ của kinh doanh không tự duy trì, bởi nó phụ thuộc vào tiền bạc của người tiêu dùng, những người sẽ quyết định có bỏ tiền ra mua sản phẩm âm nhạc hay không.

Các Tổ chức nhân đạo đều cung cấp một loại dịch vụ: đó là cứu chữa, chăm sóc cho người nghèo. Các nhà tài trợ lại đứng ra trả tiền cho những tổ chức này duy trì hoạt động. Có gì khác biệt giữa loại hình này với hình thức các Spa thường bán phiếu sử dụng dịch vụ cho khách hàng dùng làm quà tặng cho người khác? Về cơ bản, chúng đều cùng một kiểu hợp đồng. Tuy nhiên, hoạt động nhân đạo tất nhiên có giá trị hơn. Bởi khi bạn giúp đỡ một người nào đó, bạn đã tạo cơ hội cho họ có khả năng tạo ra của cải.

Làm từ thiện ít nhất cũng "tự duy trì" được kiểu như ngành công nghiệp âm nhạc, ngành công nghiệp mỹ phẩm hay bất kỳ ngành nào mà doanh thu phụ thuộc vào thu nhập của khách hàng. Những ngành công nghiệp này có sức thu hút tự nhiên và khiến con người nảy sinh ham muốn. Nếu bạn có thể khiến người ta cảm thấy không thể thiếu một cái gì đó, và chính bạn cung cấp thứ này thì bạn đã sở hữu một ngành công nghiệp tự duy trì.

Chúng ta đã và đang hoạt động theo một lý thuyết sai lầm về làm từ thiện. Khái niệm sai lầm rằng từ thiện không phải là một mô hình kinh doanh tự duy trì được làm nảy sinh nhiều tác động phụ. Chính khái niệm này đã ngăn chúng ta suy nghĩ đến việc xây dựng một thị trường đủ lớn cho các tổ chức từ thiện để chúng có khả năng tiếp cận những vấn đề xã hội quan trọng.

Hầu như tất cả mọi người đều muốn giúp đỡ người khác. Họ sẽ cảm thấy cuộc sống không đủ đầy nếu không có mối liên kết này với nhân loại. Chúng ta có thể đánh vào mong muốn của con người bằng cách tiếp thị lòng từ bi, giống như cách chúng ta cẩn trọng và chặt chẽ trong tiếp thị những chiếc xế hộp sang trọng.

Khi làm như vậy, chúng ta có thể kích thích người ta giúp đỡ người khác nhiều hơn nữa. Nếu bạn phải làm từ thiện vì bạn được yêu cầu làm thế, liệu bạn có muốn bỏ ra nhiều tiền hoặc muốn làm từ thiện thường xuyên không? Yêu cầu từ thiện chính là đang tiếp thị. Giới hạn của hình thức này vẫn chưa được thử nghiệm đánh giá.

John Kenneth Galbraith viết: "Nguồn quan trọng và rõ ràng nhất trong nhu cầu khách hàng là quảng cáo và nghệ thuật bán hàng của những nhà cung cấp sản phẩm. Đầu tiên, bạn làm ra sản phẩm, sau đó, bạn cần tạo ra thị trường." David Oglvy đã áp dụng điều này vào thực tế một cách thô sơ nhất hồi năm 1987: "cố gắng tung ra một thương hiệu chất tẩy rửa mới với một chiến dịch với kinh phí ít hơn 10000000 đô la Mỹ."

Trong lĩnh vực hoạt động vì lợi nhuận, thật là "bất lương" nếu khởi động một sản phẩm mới mà không có ngân sách quảng cáo phù hợp để xây dựng thị trường cho sản phẩm đó. Tuy nhiên, trong lĩnh vực nhân đạo, nghĩa vụ của bạn là phải xây dựng một thị trường cho nó mà không được lãng phí một xu vào việc này.

Vào năm 2009, Một trong những tổ chức từ thiện phát triển toàn cầu lớn nhất "Save the Children" đã dành 3.31 triệu đô la Mỹ cho quảng cáo. Trong khi đó, ngân sách cho quảng cáo của công ty Walt Disney (một công ty giải trí) là 2 tỉ đô la Mỹ - gấp 600 lần ngân sách quảng cáo của "Save the Children". Chúng ta có thể cứu giúp được thêm rất nhiều trẻ em nếu chúng ta chú trọng hơn đến việc xây dựng thị trường cho hoạt động từ thiện.

Nếu không chú trọng đủ đến quảng cáo, chúng ta không chỉ không cứu được trẻ em, mà còn đặt các tổ chức nhân đạo và những ý định tốt đẹp của chúng dưới sự tài trợ của lòng thương xót của các tổ chức lớn, hoạt động cho những chương trình không phù hợp với nhiệm vụ của chúng. Chẳng khác nào, những tổ chức nhân đạo này phải tự bán linh hồn của chính họ.

Cựu TT Hoa Kỳ Franklin Roosevelt từng nói, "Nếu tôi bắt đầu lại cuộc đời... Tôi sẽ tham gia vào hoạt động kinh doanh quảng cáo...Quảng cáo nuôi dưỡng sức mạnh tiêu thụ. Nó đặt ra cho người ta mục tiêu phải có một ngôi nhà tiện nghi hơn, quần áo đẹp hơn, thức ăn ngon hơn... cho chính bản thân họ và gia đình họ." Bởi vậy, quảng cáo chắc chắn cũng có thể khiến con người có mục tiêu xây dựng một thế giới tốt đẹp hơn.

Lĩnh vực Nhân đạo cũng cần phải quan tâm đến tiếp thị nhiều như lĩnh vực hoạt động vì lợi nhuận. Cách duy nhất mà các tổ chức nhân đạo có thể tự lực được và có thể đạt được đến quy mô cần thiết có thể giải quyết hàng loạt các vấn đề xã hội ngày nay - đó là kích thích nhu cầu của người tiêu dùng với những hàng hóa và dịch vụ từ thiện. Xây dựng thị trường từ thiện là điều cần thiết, nếu các tổ chức từ thiện không muốn phải bán linh hồn chính mình như hiện nay.
Theo VeF - KAZE (THEO HBR)

Việt Nam: 'Nhà nước không thể bao bọc các ngân hàng yếu kém'

Ông Cao Sĩ Kiêm từng là Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam nhiệm kỳ
Ông Cao Sĩ Kiêm từng là Thống đốc Ngân hàng
Nhà nước Việt Nam 2 nhiệm kỳ, từ tháng
6/1989 đến tháng 10/1997. Ảnh: Nhật Minh
[Marketing3k.vn] Nguyên thống đốc Ngân hàng Nhà nước Cao Sỹ Kiêm cho rằng việc sắp xếp, giải thể ngân hàng phải đặc biệt lưu ý tới quyền lợi người dân, song Nhà nước cũng không thể đứng ra bao bọc hết tài sản xấu của cả hệ thống.

Ông trao đổi với VnExpress.net bên hành lang Quốc hội chiều 25/10, hai ngày trước phiên thảo luận về tình hình kinh tế xã hội mà tái cơ cấu ngân hàng là một trong những chủ đề trọng tâm.

Tái cơ cấu ngân hàng là cần thiết, nhưng quan trọng là cách làm và lộ trình triển khai như thế nào. Từng là Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam, ông có gợi ý gì?
Chúng ta cần chuẩn bị rất công phu trước khi tiến hành tái cơ cấu. Trước hết phải đánh giá thực trạng, để phân loại xem ngân hàng nào khỏe mạnh, ngân hàng nào yếu kém. Với các ngân hàng yếu kém, cần phân tích anh ta yếu kém về cái gì, công nghệ, trình độ quản lý, nhân lực hay thanh khoản, chất lượng tín dụng. Khi đã phân tích một cách toàn diện, thấu đáo, chúng ta mới xây dựng hệ thống giải pháp để xử lý, anh yếu đến đâu tôi hỗ trợ đến đó.

Trong trường hợp đã hỗ trợ mà không vực lên được, chúng ta mới tính tới chuyện sắp xếp lại. Ngay cả khi sắp xếp lại, cũng không cào bằng, tiến hành đại trà. Tùy thực trạng của từng ngân hàng mà chúng ta xem xét gọi vốn bên ngoài, nhà nước mua lại hay cho sáp nhập, giải thể. Tất cả các giải pháp đó phải triển khai trong một lộ trình hợp lý, đảm bảo tính hệ thống cao, vì nếu sắp xếp mà để đổ vỡ hệ thống là không được. Việc sắp xếp cũng phải làm sao để không chỉ mỗi ngân hàng đó mạnh mà cả hệ thống phải mạnh lên. Chúng ta cũng không thể vội vàng, làm ngay bây giờ sẽ rối, mà có khi là anh tốt không giữ lại đi giữ anh xấu thì rất nguy hiểm.

Trong các giải pháp nêu trên, giải pháp nào hiệu quả và phù hợp với tình hình Việt Nam?

Với bối cảnh của Việt Nam hiện nay phải dùng phối hợp tất cả các biện pháp đó. Hệ thống ngân hàng Việt Nam anh to anh nhỏ khác nhau, và ngân hàng to cũng có vấn đề của ngân hàng to, anh nhỏ cũng có vấn đề của anh nhỏ. Không nên cứng nhắc một mô hình tái cơ cấu để áp dụng với mọi loại ngân hàng. Cần theo bệnh của từng ngân hàng mà sắp xếp, xử lý cho hợp lý.

Nếu phải dùng tới biện pháp đau đớn nhất là giải thể ngân hàng, theo ông cần lưu ý điều gì?

Sắp xếp lại ngân hàng bao giờ cũng phải tính tới quyền lợi của người dân. Tiền gửi của người ta, tiền góp vốn của người ta không được để bị xâm phạm. Đấy là điều rất lưu ý. Tuy nhiên, Nhà nước không thể dùng ngân sách để trang trải hết được. Người gửi tiền đã có bảo hiểm tiền gửi bù đắp một phần nếu ngân hàng không đủ khả năng chi trả.

Chúng ta cũng có thể nghĩ tới biện pháp mua lại nếu ngân hàng đó quá yếu kém, chứ không nhất thiết phải giải thể. Tất nhiên không phải mua tất, Nhà nước không thể bỏ tiền ra bao hết các ngân hàng yếu kém. Ngân hàng anh giá trị 10 đồng, nhưng tôi đánh giá anh còn nợ nần và làm thất thoát 8 đồng, nên tôi chỉ bỏ ra 2 đồng để mua. Sau khi chi 2 đồng để mua, Nhà nước có thể giao lại cho ngân hàng khác quản lý.

Ngay cả trong trường hợp mua chọn lọc như vậy, ngân sách hiện nay có đáp ứng được không khi mà bối cảnh nợ công đang gia tăng?

Vốn Nhà nước ở đây không nhất thiết là phải trích từ ngân sách. Ngân hàng Nhà nước có một lượng dự trữ rất lớn hay còn gọi là quỹ bảo toàn vốn. Số này đủ để đem ra dùng tái cơ cấu ngân hàng, vì như tôi nói chúng ta không phải mua nhiều, và có khi mua rồi chúng ta lại bán ngay cho đơn vị khác có nhu cầu, thậm chí có lãi.

Nguyên bộ trưởng Kế hoạch và Đầu tư Trần Xuân Giá mới đây đặt vấn đề tại sao chúng ta cho ra đời những doanh nghiệp yếu kém để rồi giờ đây phải bàn cách xử lý nó. Theo ông, câu chuyện tương tự với ngành ngân hàng nên nhìn như thế nào khi mà cách đây 4-5 năm đã nở rộ phong trào thành lập mới hoặc nâng cấp ngân hàng?

Đúng là 4-5 năm trước chúng ta có chủ trương cho thành lập ngân hàng, hoặc chuyển đổi ngân hàng nông thôn quy mô vốn và mạng lưới nhỏ thành ngân hàng đô thị với số vốn lớn hơn và phạm vi phục vụ lớn hơn. Lúc đó nền kinh tế đang thịnh hành, khả năng phát triển đang cao, nên chúng ta dự báo tương đối lạc quan và để quá trình thành lập, chuyển đổi ngân hàng diễn ra rất nhanh.

Nhưng chúng ta không thể lường trước được tình hình kinh tế thế giới suy giảm thế này và cũng không thể nhìn thấy những bất ổn vĩ mô nội tại bộc lộ nhanh thế này. Phải thừa nhận khả năng dự báo của chúng ta còn hạn chế. Giờ đây, khi điều kiện quản lý yếu, thanh khoản yếu thì dưới tác động của tình hình thế giới, những yếu kém nội tại bắt đầu bộc lộ ngay, nhất là ở những ngân hàng nhỏ năng lực kém.

Kinh tế Việt Nam từng trải qua những lần đổ vỡ, giải thể hợp tác xã tín dụng, và chính ông khi còn là Thống đốc Ngân hàng Nhà nước những năm 1990 đã phải đi giải quyết chuyện đó. Vậy tại sao ngành ngân hàng không rút ra bài học kinh nghiệm cho mình?

Nhìn chung khâu dự báo và khả năng quản lý của chúng ta còn nhiều vấn đề. Nhưng nó cũng phụ thuộc nhiều vào tư duy của người quản lý đương thời. Và nếu người quản lý ngành đoán không trúng thì Nhà nước, nền kinh tế và người dân phải chịu hậu quả.
Theo VnExpress - Song Linh thực hiện
Các bài khác:

Việt Nam: Sẽ phân tầng chất lượng bằng đại học

"Dù bộ có đồng ý việc này, một số 
trường vẫn không thể thay đổi được 
tình thế. Vì hiện nay người học đang có 
nhiều sự lựa chọn vàbắt đầu tìm kiếm 
những nơi học có chất lượng"
Ông Bùi Văn Ga
[Marketing3k.vn] Việc các trường ngoài công lập đưa ra một số đề xuất ưu ái hơn trong tuyển sinh và việc tỉnh Nam Định “nói không” với người tốt nghiệp đại học dân lập, tư thục trong kỳ tuyển công chức nhà nước, Thứ trưởng Bộ GD-ĐT Bùi Văn Ga chia sẻ:

Nếu nói cách làm của tỉnh Nam Định là trái luật khi thể hiện sự phân biệt đối xử giữa trường công lập và ngoài công lập thì các trường ngoài công lập không nên đề xuất một hướng tuyển sinh khác với quy định chung cho tất cả các trường ĐH, CĐ, yêu cầu mình phải được hưởng những ngoại lệ so với trường công, hạ thấp hơn điều kiện tuyển sinh. Bởi càng làm như vậy càng khó thuyết phục xã hội về sự bình đẳng chất lượng với trường công lập.
Về phía Bộ GD-ĐT, chúng tôi sẽ kiên quyết không chấp nhận có ngoại lệ trong tuyển sinh đối với các trường ngoài công lập. Điều này thể hiện quan điểm của Bộ GD-ĐT không nhân nhượng cho việc hạ chất lượng đào tạo. Các trường ngoài công lập muốn xóa được sự phân biệt đối xử của xã hội thì cần phải đảm bảo ngưỡng tối thiểu được đặt ra chung cho tất cả các trường. Nếu chúng tôi cho phép các trường ngoài công lập được tuyển sinh với tiêu chí thấp hơn trường công, liệu chúng tôi có thể lên tiếng bảo vệ quyền lợi của người tốt nghiệp từ các trường ngoài công lập trong những tình huống như ở Nam Định không?

Nhưng nhiều người cho rằng không thể coi tuyển sinh là yếu tố quyết định chất lượng của “sản phẩm” đầu ra. Các trường ĐH cần sớm được mở rộng đầu vào nhưng siết chặt đầu ra, thực hiện cơ chế đào thải trong quá trình đào tạo để đảm bảo chất lượng. Ý kiến ông thế nào?

Vấn đề ở chỗ các trường ngoài công lập không dám thực hiện việc mạnh tay đào thải trong quá trình đào tạo. Hoặc ít nhất cũng chưa dám làm việc đó vào thời điểm này. Khi yêu cầu một cơ chế tuyển sinh đặc thù, có ngoại lệ cho mình, phần lớn trường vẫn tập trung vào việc phải tuyển được đủ chỉ tiêu, tức là tuyển được nhiều sinh viên hơn để tồn tại. Như vậy phần lớn trường vẫn đang đứng trước áp lực và tập trung quan tâm đến số lượng tuyển sinh hơn là chất lượng đào tạo.

Chưa có trường ĐH ngoài công lập nào công bố được tỉ lệ đào thải, sàng lọc SV qua từng năm. Nếu không có tiêu chí khống chế ngưỡng chất lượng tối thiểu đầu vào tuyển sinh, các trường ngoài công lập có dám thực hiện sàng lọc mỗi năm 30-50% SV đã tuyển không? Tôi dám chắc là không. Nếu đã không nghiêm túc sàng lọc thì không thể nói với chất lượng đào tạo của các trường ngoài công lập hiện nay có thể thoải mái đầu vào mà chất lượng đầu ra vẫn tương đương các trường ĐH công lập.

Với những trường ngoài công lập đã tuyển ở mức bằng điểm sàn, giờ đang đề xuất tuyển dưới điểm sàn, sau một năm học nếu các trường không loại được 50% số SV thì xã hội khó tin tưởng vào chất lượng. Bên cạnh việc thực hiện cơ chế đào thải trong quá trình đào tạo, các trường vẫn phải đảm bảo “ngưỡng tối thiểu” trong tuyển sinh đầu vào, phải đảm bảo các điều kiện về đội ngũ giảng viên, cơ sở vật chất, thiết bị dạy học, nghiên cứu... mới có thể nói chuyện về chất lượng.

Mặt khác, chúng tôi thừa nhận hiện nay còn có một lý do phải siết chặt điều kiện tuyển sinh đầu vào vì chúng ta chưa hoàn thiện được cơ chế kiểm định, đánh giá chất lượng đào tạo. Việc kiểm tra, giám sát xem từng trường có thực hiện đúng cam kết về cơ chế đào thải cũng chưa thực hiện tốt được.

Có không ít ý kiến cho rằng một trong những lý do ảnh hưởng trực tiếp đến chất lượng đào tạo là do có quá nhiều trường ĐH được thành lập tràn lan trong thời gian qua?

Khi một trường ĐH được thành lập mới hay mở ngành đào tạo đã phải đảm bảo theo một quy trình phê duyệt với các quy định chặt chẽ. Nhưng đó chỉ là xuất phát điểm. Để tạo nên uy tín, thanh thế tên tuổi của trường cần có một quá trình mà tôi khẳng định là không thể ngắn hạn được. Một khóa đào tạo có “sản phẩm” ra phục vụ xã hội đã phải mất bốn năm. Để xã hội đánh giá và ghi nhận còn phải cần thời gian dài hơn.

Trên thực tế trường ĐH có vài chục năm xây dựng và phát triển vẫn còn phải liên tục nỗ lực, vất vả với việc xây dựng uy tín, tên tuổi. Vì vậy với những trường ĐH mới thành lập một vài năm không thể đã nóng ruột, càng không thể muốn thu hồi được vốn đầu tư, có lợi nhuận. Việc nóng vội chỉ nhìn thấy những mục tiêu trước mắt, muốn ngay lập tức tuyển sinh được càng nhiều SV để có nguồn thu mà không có chiến lược để duy trì, phát triển chất lượng thì các trường sẽ không thể tồn tại lâu dài.

Hiện nay, Bộ GD-ĐT đã có các đoàn thanh tra đi kiểm tra việc tuyển sinh và việc đảm bảo chất lượng đào tạo ở các trường ĐH-CĐ. Đây chỉ là giải pháp trước mắt để ngăn sự tụt lùi chất lượng đào tạo. Về lâu dài, bộ đang nghiên cứu hướng đổi mới tuyển sinh và đề xuất các giải pháp để kiểm soát, đánh giá chất lượng đào tạo của các trường chuẩn xác hơn. Đồng thời xây dựng nhiều quy định mới tăng quyền tự chủ của các trường ĐH trong tuyển sinh, đào tạo, tự in và cấp bằng tốt nghiệp để tự chịu trách nhiệm trước xã hội về sản phẩm đào tạo của mình...

Điều đó sẽ khiến các trường ĐH thật sự có sự phân tầng chất lượng và tạo ra sự khác biệt trong chất lượng của những tấm bằng tốt nghiệp ĐH, thưa ông?

Trong tương lai sẽ phải có sự phân tầng các trường ĐH rõ rệt hơn. Và cho dù luật quy định bằng tốt nghiệp ĐH chính quy của trường công và tư đều có giá trị pháp lý tương đương nhau nhưng sẽ có sự khác biệt rất rõ ràng. Đó là sự khác biệt về chất lượng gắn với tên tuổi mỗi trường, không phải sự khác biệt của bằng tốt nghiệp trường công với trường tư, mà của những trường có chất lượng với các trường kém chất lượng hơn. Và quyền đánh giá, thừa nhận chất lượng của mỗi trường thuộc về xã hội, người học và người sử dụng lao động... 

---------------------------------------
Trên cơ sở các quy định về đào tạo, bằng cấp, đánh giá chất lượng, Bộ GD-ĐT sẽ đề xuất với Chính phủ, các bộ ngành khác có những quy định mới hoặc điều chỉnh các quy định về tuyển dụng, sử dụng cho phù hợp; tạo cơ chế phù hợp để các cơ quan tuyển dụng có thể tùy thuộc vào đặc thù của từng lĩnh vực, yêu cầu đối với từng vị trí công việc để tuyển dụng trên cơ sở ngành nghề và chất lượng đào tạo của mỗi trường. Họ có thể đặt ra những quy định chỉ tuyển người tốt nghiệp những trường A hay B với lý do chất lượng đào tạo tốt, đáp ứng yêu cầu công việc.
---------------------------------------
Theo Tuoitre - THANH HÀ - VĨNH HÀ thực hiện
(Nguồn: http://tuoitre.vn/Giao-duc/461957/Se-phan-tang-chat-luong-bang-dai-hoc.html)
Các bài khác:

Sunday, October 23, 2011

“Khi người ta chết là lúc mình sống”

[Marketing3k.vn] Thất bại của người này là cơ hội cho người khác hay “khi người ta chết là lúc mình sống” là nhận định chung của nhiều nhà kinh doanh.

Thay đổi tầm nhìn từ những bài học lớn

Nhận định trên không chỉ đúng đối với nhà đầu tư trong lĩnh vực chứng khoán, vàng, bất động sản mà còn trên nhiều lĩnh vực khác như kinh doanh, buôn bán nhỏ. Tuy nhiên, nhiều người trong chúng ta lại không biết tận dụng thời cơ. Họ giải thíchDoanh nghiệp/ cơ sở của tôi nhỏ, làm sao đấu lại công ty lớn" hay "các công ty lớn còn chết, mình nhỏ ăn thua gì". Thế là họ chấp nhận số phận và để cơ sở, doanh nghiệp của mình bị cuốn theo cơn lốc khủng hoảng.

Tuy nhiên đã có nhiều nhà đầu tư trên thế giới tìm thấy con đường tăng trưởng và phát triển từ thất bại của người khác. Điển hình là John Neff, một nhà đầu tư chứng khoán nổi tiếng của Mỹ, cựu lãnh đạo của quỹ Windsor.

Với phương châm mua rẻ bán cao, ông tìm kiếm và thu mua cổ phiếu giá rẻ từ những công ty bị chê. Sau một thời gian, số cổ phiếu giá rẻ tăng giá trị trở lại. Ông đem bán dần chúng cho nhà đầu tư để thu lợi nhuận.

Tương tự, Carlos Slim là một trong những người đàn ông giàu nhất thế giới với giá trị tài sản khoảng 59 tỷ đô la Mỹ. Có lúc, ông vượt qua cả vị trí giàu nhất thế giới của Bill Gate.

Ông là một minh chứng điển hình của những doanh nhân sống và phát triển rong khi nhiều người khác đóng cửa, khốn đốn.

Carlos thường mua các công ty đang làm ăn thua lỗ với giá thấp. Sau đó, ông đầu tư tiền vào để phát triển và mở rộng quy mô.

Ông tiết lộ: "Khi quyết định mua lại công ty nào, tôi thường nhìn vào tiềm năng phát triển của nó. Các công ty này thường đang gặp khó khăn nên tôi mua lại được với giá thấp. Đó chính là ưu điểm".

"Tất nhiên, tôi đã phải dự báo được khả năng phát triển của công ty dựa trên số liệu và những kế hoạch công ty đang tiến hành. Đó là nguyên tắc để thành công chứ không phải phép màu gì".

Qua bài học trên, chúng ta có thể nhận thấy tình hình khủng hoảng không phải là ngõ cụt cho sự nghiệp đầu tư cũng như kinh doanh của bạn.

Tâm lý đám đông phá hỏng cơ hội

Những tháng đầu năm 2008, một số nhà đầu tư chứng khoán lao đao khi cổ phiếu giảm sút. Những nhà đầu tư bất động sản khốn đốn vì lãi suất ngân hàng tăng cao trong khi bất động sản hạ giá. Những nhà đầu tư vàng cũng thắc thỏm khi giá vàng trồi sụt thất thường. Nhiều người trong số họ phải gánh nợ ngân hàng cùng với nhiều khoản lãi mẹ, lãi con. Để giảm lỗ, họ phải bán đổ bán tháo cổ phiếu, bất động sản với hy vọng vớt vát phần nào. Càng bán họ lại càng lỗ.

Tương tự , khi xảy ra khủng hoảng, những người làm nông thường ồ ạt theo số đông. Ví dụ khi café rớt giá, nhiều nông dân chán nản chặt bỏ hàng loạt cây café để trồng cây khác. Đến khi café tăng giá họ lại ồ ạt trồng lại. Với những người nuôi gà, lợn khi có dịch bệnh, họ ồ ạt rã bầy, phá chuồng để chăn nuôi gia súc khác. Khi thịt gà, thịt lợn lên giá họ mới rủ nhau gây dựng lại từ đầu.

Tâm lý đám đông này có động gây nên khủng hoảng thừa hoặc thiếu trong tất cả các lĩnh vực. Những nhà đầu tư hoặc kinh doanh trong cùng lĩnh vực có thể "chết chùm" với nhau mà không cách nào thoát khỏi.

Theo thạc sĩ Đinh Thế Hiển, giám đốc viện nghiên cứu Tin học và kinh tế ứng dụng, tâm lý đám đông là đặc điểm của phần lớn những nhà kinh doanh và đầu tư nước ngoài. Tâm lý này tác động lớn đến xu hướng lên xuống của lĩnh vực đầu tư.

Số đông thường ngại đầu tư khác người vì thiếu tự tin và sợ rủi ro. Ngoài ra, việc không có vốn cầm cự trong khủng hoảng cũng là nguyên nhân khiến nhiều người để mặc thời thế đưa đấy.

Nếu chủ động hành động ngược lại, họ có thể nắm chắc cơ hội vực dậy. Anh Nguyễn Nhơn Quý, nhân viên Công ty chứng khoán Thăng Long chia sẻ bí quyết sinh tồn: "Khi cổ phiếu xuống, tôi không đầu tư theo kiểu dài hạn như trước. Với những loại cổ phiếu có giá trị tôi tạm thời gác chúng qua một bên chờ cơ hội lên giá. Song song đó tôi tìm cách "lướt sóng ngắn" (mua các cổ phiếu giá thấp và ngay khi chúng lên giá, nhà đầu tư bán ngay) để kiếm thu nhập và duy trì trong thời gian chờ đợi".

Nhà đầu tư phải biết chờ đợi

Hiện nay nhà đầu tư vàng và bất động sản cũng áp dụng "lướt sóng ngắn" để sinh tồn. Ở những lĩnh vực kinh doanh khác, bạn vẫn có cơ hội phát triển khi khủng hoảng xảy ra. Ví dụ như trong cơn khủng hoảng sữa và một số loại thực phẩm bị nhiễm chất melamine trong thời gian vừa qua, nhiều công ty uy tín cũng bị vạ lây. Doanh số sụt giảm nghiêm trọng.

Tuy nhiên, một số công ty sữa đã biến đó thành cơ hội để khẳng định chất lượng của mình bằng những chứng nhận kiểm định an toàn cho sức khỏe người tiêu dùng. Đồng thời, họ tăng cường các hoạt động quảng cáo, khuyễn mãi để thu hút người tiêu dùng

Cũng trong năm qua, khi giá cả tăng cao, rất nhiều người quyết định tạm đóng cửa vì nhân công bỏ đi, khách hàng cắt hợp đồng. Để vượt qua giai đoạn này, chị Nguyễn Thị Thu Sương, giám đốc SuongGroup, chuyên hoạt động trong lĩnh vực quảng cáo và thời trang, đã lội ngược dòng bằng chính sách giữ người. "Tôi hỗ trợ cho nhân viên thêm tiền xăng và phục cấp ăn trưa. Bằng cách này, nhân viên cảm thấy mình được cấp trên quan tâm, chia sẻ nên gắn bó hơn với công ty và giúp công ty vượt qua khủng hoảng".

Một nhân viên nghỉ việc sẽ để lại lỗ hổng rất lớn và có thể kéo theo phản ứng dây chuyền. Công ty không có nhân lực, chắc chắn sẽ khốn đốn và lao đao hơn" Chị Thu Sương chia sẻ.

Làm sao để thắng lợi sau khủng hoảng

Có thể nói, khủng hoảng như một cơn bão. Điểm an toàn nhất chính là tâm bão. Nếu bạn tìm thấy tâm bão để trú ẩn và quan sát tình hình để thích ứng kịp thời, bạn sẽ tồn tại. Trong lúc khủng hoảng, bạn sẽ chứng kiến nhiều doanh nghiệp sụp đổ. Từ điểm yếu của họ, bạn rút ra bài học kinh nghiệm cho mình để tạo nên sự khác biệt.

Nếu đầu tư vào thị trường chứng khoán, ngoại tệ, vàng, bất động sản bạn cần cân nhắc về giá trị và thời điểm. Nếu bạn mua chứng khoán với giá chưa "chạm đáy" bạn có nguy cơ bị lỗ rất cao. Bạn chỉ nên mua khi giá thấp hơn giá trị thật.

Đầu tư theo dạng này, bạn không nên quan tâm đến xu thế chung và phải cân nhắc hành động ngược hướng với các nhà đầu tư khác. Bạn phải thật tự tin và có óc phán đoán quan sát tốt.

Nếu khủng hoảng xảy ra do tác động khách quan như trường hợp sữa có chứa melamine, bạn cần tăng cường quảng cáo để củng cố lòng tin cho khách hàng. Hãy đẩy mạnh dịch vụ chăm só khách hàng để nuôi dưỡng lòng trung thành của họ.

Theo Doanhnhan360/TT&GĐ

Ngân hàng Việt đã lún sâu vào khó khăn

Có 3 tập hợp yếu tố dẫn đến sự hình thành
và tích tụ các rủi ro gây đổ vỡ mang tính
hệ thống cho hệ thống ngân hàng.
[Marketing3k.vn] Yếu kém về quản trị cũng như thực thi chưa nghiêm việc đánh giá, phòng ngừa rủi ro đã đẩy hệ thống ngân hàng lún sâu vào khó khăn khi có các biến động vĩ mô mang lại - TS. Phan Minh Ngọc, Phó giám đốc nghiên cứu DN của Ngân hàng Sumitomo Mitsui chi nhánh Singapore, phân tích.

Vấn đề tái cấu trúc hệ thống ngân hàng lại một lần nữa được đặt ra gần đây với sức nóng ngày càng tăng theo hiện trạng xấu đi của nền kinh tế. Có điều, dường như người ta nhìn nhận nguyên nhân gây ra bất ổn hiện nay trong hệ thống ngân hàng là những nguyên nhân có tính ngắn hạn, mới xảy ra gần đây, và quan trọng hơn, nằm ở phía ngân hàng thương mại chứ Ngân hàng Nhà nước (NHNN) nói riêng và Chính phủ nói chung không có liên quan gì mấy. Việc tái cấu trúc ngân hàng xem ra cũng chưa được hiểu đúng, đầy đủ, đôi khi được đơn giản hóa tối đa thành chuyện NHNN tìm các ngân hàng nào nhỏ, có vẻ bí thanh khoản để tái cấp vốn (mua lại), biến thành sở hữu nhà nước và đặt dưới sự kiểm soát chặt chẽ của NHNN, hoặc buộc các ngân hàng này sát nhập vào những ngân hàng lớn hơn, có vẻ "ổn" hơn, và tiến trình này chỉ cần ngày một ngày hai là kết thúc.

Bài viết bàn về tái cấu trúc hệ thống ngân hàng Việt Nam sẽ bắt đầu với việc phân tích những nguyên nhân gây ra thực trạng bất ổn của hệ thống ngân hàng, có những nguyên nhân dài hạn bên cạnh những nguyên nhân ngắn hạn, có nguyên nhân từ phía NHNN nói riêng và Chính phủ nói chung, đồng thời cũng có nguyên nhân từ phía các ngân hàng thương mại.

Phần tiếp theo, bài viết sẽ nêu một số công việc cụ thể phải làm khi tiến hành tái cấu trúc hệ thống ngân hàng với giả thiết rằng hiện tại hệ thống ngân hàng đã lâm vào tình trạng sắp đổ vỡ mang tính hệ thống, chủ yếu nhìn từ góc độ thể chế và pháp lý, trong đó có những việc phải làm ngay, trong ngắn hạn, và có những việc phải thực hiện trong cả một quá trình lâu dài hơn.

Lưu ý rằng, do đăng tải trên tờ báo phổ thông nên bài viết sẽ ở dưới dạng cố gắng giản lược hóa, không có nhiều số liệu minh họa, và cũng không hoàn toàn đầy đủ, tổng quát, chỉ nêu ra một số ý chính mà tác giả thấy cần đưa ra thảo luận.

Có 3 tập hợp yếu tố dẫn đến sự hình thành và tích tụ các rủi ro gây đổ vỡ mang tính hệ thống cho hệ thống ngân hàng.

Bùng nổ về số lượng, "quên" chất lượng

Thứ nhất, đó là sự mở rộng nhanh chóng của hệ thống ngân hàng trong những năm gần đây, nhưng không đi kèm với sự tăng cường và hoàn thiện công tác quản lý và phòng ngừa rủi ro, quản trị ngân hàng, cũng như công tác thanh tra giám sát của NHNN.

Ở Việt Nam, chỉ trong vòng mấy năm gần đây đã chứng kiến sự bùng nổ của hệ thống ngân hàng với sự tăng mạnh về con số ngân hàng và chi nhánh được thành lập cũng như về tốc độ tăng trưởng tín dụng bắt nguồn từ tăng trưởng cao của cung tiền là hậu quả của chính sách tiền tệ nới lỏng. Đến lượt mình, gia tăng tăng trưởng tín dụng lại dẫn đến tăng trưởng kinh tế nóng và tăng áp lực lạm phát. Điều đáng nói là sự mở rộng nhanh chóng của hệ thống ngân hàng không đồng hành với sự cải thiện đáng kể trong công tác phòng ngừa rủi ro (như không áp dụng các chuẩn mực quốc tế về phân loại vốn vay, trích lập dự phòng, và công bố thông tin) cũng như việc giám sát, thanh tra và xử phạt của NHNN, lại còn bị tác động bởi nạn tham nhũng, can thiệp bởi chính quyền và các nhóm lợi ích. Công tác quản trị yếu kém ngoài lý do xem nhẹ tầm quan trong của nó trước áp lực mở rộng về lượng còn do bởi việc không có hoặc không hoạt động hiệu quả của các cơ quan thanh tra, giám sát của NHNN cũng như của các tổ chức xếp hạng rủi ro tín dụng.

Tệ hại hơn, nhiều ngân hàng được thành lập bởi các tập đoàn kinh tế hay một nhóm lợi ích - mà nòng cốt là một số cá nhân tư bản với mục đích là cung cấp vốn cho nội bộ tập đoàn đó, nhóm lợi ích đó - mà vì thế chất lượng các khoản cho vay, cũng như hạn mức cho vay, không bao giờ là điều đáng quan tâm.

Thêm nữa, khi thị trường chứng khoán và nhà đất có dấu hiệu tăng trưởng mạnh, các ngân hàng thi nhau đổ vốn vào đó, tự mình đặt vào vị trí chịu cả rủi ro tín dụng lẫn rủi ro thị trường và do đó rất dễ tổn thương nặng bởi sự lên xuống của giá cả ở hai thị trường đầy rủi ro này.

Sự tăng trưởng quá nhanh của hệ thống ngân hàng về lượng nhưng không đi kèm với sự tăng trưởng tương ứng về chất, trong đó có nguồn nhân lực ngân hàng, với nạn thiếu hụt nhân sự lành nghề đánh giá được mức độ rủi ro là một trong những nguyên nhân đẩy hệ thống ngân hàng Việt Nam vào tình thế khó khăn như hiện nay.

Nhân đây, cũng cần nói thêm đôi điều về luồng ý kiến quy kết nguyên nhân gây ra rủi ro đỗ vỡ cho hệ thống ngân hàng Việt Nam là từ chủ trương cho thành lập mới một loạt ngân hàng, nhất là các ngân hàng được nâng cấp từ nông thôn lên thành thị.

Ông Lê Đức Thúy, nguyên Thống đốc NHNN và là tác giả của chủ trương đó chỉ biện hộ một cách yếu ớt tại sao lại làm như vậy (1) mà không thể phản biện được rằng về bản chất chủ trương này chẳng có gì sai trái (thậm chí là ngược lại vì làm tăng tính cạnh tranh và nhờ đó tăng cường hiệu quả hoạt động của các ngân hàng) NẾU song song với sự ra đời của hàng loạt ngân hàng mới, các điều kiện cần cho nó, ví dụ như chuyện đào tạo nhân lực và tăng cường công tác quản lý, phòng ngừa rủi ro theo chuẩn mực quốc tế ..v.v... cũng được thỏa mãn.

Bất cân đối cơ cấu và rủi ro đạo đức

Tập hợp yếu tố thứ hai làm tăng tính dễ tổn thương của hệ thống ngân hàng Việt Nam là sự bất cân đối về thị phần cũng như sở hữu chi phối, rủi ro đạo đức, và thiếu vắng cơ chế khuyến khích thực thi các biện pháp quản trị đúng đắn.

Mặc dù số lượng ngân hàng đã tăng lên nhanh chóng gần đây, có thể nói hệ thống ngân hàng Việt Nam vẫn bị chi phối bởi một số "ông lớn" ngân hàng thương mại nhà nước vốn chiếm thị phần đa số trong thị trường ngân hàng. Tuy nhiên, sự tập trung quá mức này cũng sẽ chẳng có gì đáng nói nếu đi kèm với nó là động lực khuyến khích các hoạt động đúng đắn. Sự bất đối xứng còn hiện diện ngay trong cơ cấu sở hữu của một ngân hàng thương mại, nơi một hoặc một vài cá nhân cổ đông vẫn chiếm đa số cổ phần của ngân hàng. Sự tập trung quá mức này còn dẫn đến tình trạng bất đối xứng thông tin giữa các cổ đông và vì thế những cổ đông chi phối là người hưởng lợi. Cho dù việc cung cấp thông tin là bắt buộc thì thông tin cung cấp cũng không được đảm bảo là chính xác do công tác kiểm toán và các tiêu chuẩn kế toán yếu kém.


Rủi ro đạo đức tồn tại phổ biến trong hệ thống ngân hàng Việt Nam thông qua việc Chính phủ trực tiếp can thiệp, chỉ đạo, hoặc bảo lãnh cho vay một số dự án, doanh nghiệp, ngành nghề, bộ phận kinh tế nào đó, dẫn đến việc các ngân hàng cho vay mà không cần bận tâm đến tính khả thi của dự án, khả năng sống còn của doanh nghiệp (đây cũng có thể coi là biểu hiện của việc tước đi động cơ buộc ngân hàng thực thi chính sách phòng ngừa rủi ro đúng đắn). Theo đó là cho vay quá mức, lợi nhuận thấp, dòng tiền hạn chế, và kết cục phát sinh các khoản nợ xấu. Rủi ro đạo đức cũng phát sinh từ việc Chính phủ tuyên bố công khai sẽ cứu giúp các ngân hàng có nguy cơ mà không hề đưa ra một lộ trình thoái lui nào. Bảo hiểm tiền gửi công khai và ngầm định cũng là một nguồn khác cho rủi ro đạo đức, làm cho giới quản lý ngân hàng ở Việt Nam càng thêm mạo hiểm đầu tư vào những lĩnh vực đầy rủi ro mà họ sẽ không bao giờ dám làm khi khác đi.

Tính hai mặt của chính sách vĩ mô và hội nhập

Tập hợp yếu tố thứ ba góp phần tạo ra sự đổ vỡ của hệ thống ngân hàng là các chính sách kinh tế vĩ mô và sự hội nhập tài chính. Trong những năm trước, nhằm kích thích tăng trưởng kinh tế, chính sách tiền tệ và tài khóa được nới lỏng tối đa, và tín dụng vì thế tràn ngập nền kinh tế, không những làm tăng áp lực lạm phát mà còn chảy vào các lĩnh vực đầu cơ đầy rủi ro như chứng khoán và bất động sản, kéo theo sự tăng nóng về giá cả của những mặt hàng này, lại kích thích thêm nữa tín dụng ngân hàng chảy vào đó.

Sang năm nay, khi lạm phát đã có dấu hiệu nguy hiểm thì gánh nặng kiềm chế lạm phát lại bị dồn lên vai chính sách tiền tệ. Lãi suất tăng cao, còn tín dụng cho chứng khoán và bất động sản bị thắt lại. Giá chứng khoán và bất động sản sụt giảm làm cho giá trị các khoản thế chấp cũng sụt giảm tương ứng. Đi kèm với đó là tình trạng nhiều nhà đầu cơ mất khả năng thanh toán đã làm tăng tỷ lệ nợ xấu trong lĩnh vực này và làm xấu đi nghiêm trọng bảng cân đối tài sản của nhiều ngân hàng.

Lãi suất VND cao còn dẫn đến chênh lệch lãi suất cho vay bằng VND và USD tăng lên trong khi NHNN tuyên bố là sẽ giữ ổn định tỷ giá. Trong môi trường đó, các doanh nghiệp và ngân hàng được khuyến khích vay nước ngoài, vay bằng ngoại tệ thay vì nội tệ (trong khi nguồn thu trả nợ lại bằng nội tệ) và không bận tâm đến việc hedging phòng ngừa rủi ro biến động tỷ giá. Nếu trong những tháng tới, tỷ giá vì một lý do nào đó tăng vọt, chắc chắn tỷ lệ nợ xấu của những con nợ vay bằng ngoại tệ nhưng lại có nguồn thu chủ yếu bằng nội tệ sẽ tăng vọt.

Hội nhập tài chính cũng là một lý do quan trong làm tăng khả năng bị tổn thương của hệ thống ngân hàng nội địa. Sự cho phép thành lập và hoạt động các ngân hàng và chi nhánh ngân hàng nước ngoài ở Việt Nam, một mặt, mang lại những lợi ích thiết thực như chuyển giao công nghệ và đào tạo nhân lực, mặt khác lại làm tăng tính cạnh tranh trong hệ thống. Do sự ưu việt hơn trong hoạt động và tập trung vào khu vực doanh nghiệp, tập đòan kinh tế trong và ngoài nước hàng đầu, các ngân hàng nước ngoài đã lấn át các ngân hàng nội địa ở phân khúc này, buộc các ngân hàng nội địa phải lấn sâu thêm vào phân khúc hạng trung gồm những doanh nghiệp hạng hai, doanh nghiệp vừa và nhỏ và khách hàng cá nhân, là phân khúc tất nhiên có độ rủi ro cao hơn.

Như một vòng luẩn quẩn, vì rủi ro cao hơn nên các ngân hàng thường áp dụng lãi suất cao hơn cho các đối tượng vay này (không hiếm khi vượt quá sức chịu đựng của họ khi có biến động vĩ mô) và dùng thế chấp là bất động sản hay một số tài sản có tính thanh khoản khác. Hai yếu tố này sẽ làm ngân hàng dễ bị tổn thương hơn nữa trong môi trường kinh tế vĩ mô bất ổn với lãi suất tăng cao và giá bất động sản giảm dẫn đến tỷ lệ nợ xấu tăng thêm.

Ngoài ra ngân hàng nội địa còn cạnh tranh với nhau theo khu vực địa lý, mở thêm nhiều chi nhánh và địa điểm giao dịch ở những vùng sâu, vùng xa hơn, đồng nghĩa chi phí họat động tăng lên trong khi mức độ rủi ro cũng tăng lên.

Tuy vậy, đáng chú ý là bất chấp rủi ro tăng lên, nhiều ngân hàng vẫn tiếp tục có phần trích lập dự phòng cho các khoản nợ xấu thấp hơn bản thân các khoản nợ xấu đó vì được phép khấu trừ giá trị tài sản thế chấp vào giá trị khoản nợ xấu.

Để kết luận cho phần đầu bài viết, có thể thấy tình trạng yếu kém hiện tại trong hệ thống ngân hàng Việt Nam bắt nguồn từ nhiều nguyên nhân phức hợp, đan xen lẫn nhau, và diễn ra trong cả một quá trình kéo dài ít nhất từ vài năm trước. Nổi lên trong đó là sự yếu kém về quản trị trong từng ngân hàng, quản trị cả hệ thống ngân hàng, cũng như sự thiếu vắng các động cơ khuyến khích các ngân hàng thực thi nghiêm túc việc đánh giá, công tác phòng ngừa rủi ro đúng đắn. Chính khiếm khuyết về cấu trúc đó đã đẩy hệ thống ngân hàng lún sâu vào khó khăn khi có các biến động vĩ mô mang lại từ bản thân các chính sách kinh tế trong nước lẫn biến động đến từ bên ngoài. (Còn tiếp)


---------------------------------
Tham khảo:
(1). Chưa phải thời điểm sáp nhập ngân hàng, Tiền Phong, ngày 19/10/2011. http://www.tienphong.vn/Kinh-Te/555466/Chua-phai-thoi-diem-sap-nhap-ngan-hang-tpp.html
---------------------------------
Theo VeF - TS. PHAN MINH NGỌC
Các bài khác:

Việt Nam: Sinh viên tốt nghiệp ĐH dốt tiếng Anh, kém giao tiếp

Ảnh minh hoạ - Laodong
[Marketing3k.vn] Theo báo cáo về giáo dục ĐH Việt Nam của Ngân hàng Thế giới (WB), mặc dù có những thành tựu nhất định nhưng giáo dục ĐH của VN còn tồn tại nhiều yếu kém, đặc biệt là đào tạo kỹ năng mềm cho sinh viên. 

Kém tiếng Anh, thiếu thực tế

Hiện nay, giáo dục ĐH của VN còn tồn tại khá nhiều hạn chế cả về số lượng và chất lượng, trong đó phải kể đến việc cải thiện kỹ năng mềm cho sinh viên.

Bảng xếp hạng quốc tế và đầu ra các nghiên cứu cho thấy hệ thống giáo dục ĐHVN không chú trọng vào nghiên cứu chất lượng đầy đủ. Thậm chí có rất ít các trường ĐH đào tạo các lĩnh vực ứng dụng và phát triển công nghệ cao. Chỉ có khoảng 25% sinh viên đang theo học các lĩnh vực khoa học và kỹ thuật.
Sinh viên mới tốt nghiệp được tuyển dụng thường bộc lộ những yếu kém đặc biệt nghiêm trọng trong kỹ năng giao tiếp và tiếng Anh cũng như kiến thức thực tế trong công việc. Và việc thiếu kỹ năng mềm được thấy rõ nhất trong các ngành công nghệ chuyên sâu, làm hạn chế khả năng cải tiến và đổi mới công nghệ.

Theo các cuộc khảo sát gần đây, có không tới 3% doanh nghiệp tuyên bố hợp tác với các trường đại học hoặc các viện nghiên cứu về vấn đề phát triển sản phẩm. Không tới 20% giảng viên của các trường ĐH ở Việt Nam có trình độ Tiến sĩ, và phần lớn công việc chính của họ cũng chỉ là giảng dạy chứ không có trách nhiệm nghiên cứu.

Nguyên nhân chính dẫn đến tình trạng này là tỉ lệ chênh lệch quá lớn giữa sinh viên và giảng viên dẫn đến các giảng viên phải làm việc quá tải và không còn thời gian giành cho nghiên cứu.

Quá thiếu sự liên kết giữa các trường ĐH và công ty

Bản báo cáo của WB cũng chỉ ra các yếu tố bất lợi của giáo dục ĐH tại VN đó là sự thiếu liên kết giữa các nhân tố trong nền giáo dục ĐH như các công ty, viện nghiên cứu, các cơ sở giáo dục dự bị… Chính sự tách rời khỏi những nhân tố cốt lõi khác đã khiến giáo dục ĐH tại Việt Nam không tạo ra được những kết quả mong đợi.

Bà Emanuela Gropello, Chuyên gia kinh tế trưởng thuộc Ban Phát triển Con người, khu vực Đông Á Thái Bình Dương cho biết, tại Việt Nam, việc không liên kết giữa cơ sở giáo dục ĐH với các công ty trong vấn đề đào tạo kỹ năng và thúc đẩy nghiên cứu, giữa các cơ sở giáo dục ĐH với các viện nghiên cứu, giữa các cơ sở giáo dục ĐH với nhau, giữa cơ sở giáo dục ĐH với các cơ sở giáo dục dự bị là một trong những nguyên nhân khiến sinh viên bị thiếu hụt kỹ năng mềm.

WB cho rằng, đối với Việt Nam, để tiếp tục tăng trưởng nhanh và đạt được chiều sâu về công nghệ, cần phải ưu tiên 3 vấn đề cho giáo dục ĐH: Giải quyết những thiếu sót về kỹ năng thông qua chất lượng ĐH tốt hơn và mang tính toàn diện hơn; Từng bước tăng số lượng sinh viên tốt nghiệp (xem xét mức độ cân bằng về lượng và chất); Tăng cường nghiên cứu liên quan đến các nhu cầu kinh tế tại một số phòng ban và trường ĐH.


Theo Laodong - Bạch Dương
Các bài khác:

Can đảm: Nền tảng trở thành người chủ giỏi

Ảnh minh họa
[Marketing3k.vn] Có rất nhiều tiêu chuẩn được đặt ra dành cho những người đứng mũi chịu sào trong mỗi công việc, nhưng có một tiêu chí mà hiếm khi được nhắc đến. Nhưng thật nực cười đó lại là tiêu chí quan trọng nhất bởi nó là nền tảng cho những tiêu chí tiếp theo. Đó là lòng can đảm.

Tiêu chí quan trọng đầu tiên đó là lòng can đảm.

Chúng tôi muốn nói điều này có nghĩa không chỉ là lòng can đảm dám đưa ra những quyết định khó khăn hay làm những công việc đầy thách thức, chẳng hạn như đưa ra những lời nhận xét không hay, từ chối đề nghị thăng chức cho một ai đó đã hoàn thành công việc nhưng vẫn chưa thực sự tốt, bỏ đi những chương trình quen thuộc nhưng không thành công, hay thậm chí sa thải nhân viên khi nền kinh tế rơi vào tình trạng suy thoái.

Chúng tôi muốn nói tất cả những hành động kể trên và những hành động tương tự đều cần lòng can đảm, nhưng chúng tôi cũng muốn nói đến những điều thậm chí còn khó hơn. Đó là: rất cần thiết phải biết nhìn nhận bản thân mình theo cách mà người khác nhìn vào chúng ta, dù có khi cách nhìn nhận của người khác không giống với cách của chúng ta. Những người khác có thể không coi chúng ta là một người chủ có năng lực, đầy thiện chí như chúng ta nghĩ. Vì vậy, khi phát hiện ra và phải đón nhận điều này đòi hỏi rất nhiều lòng can đảm.

Chúng ta biết những người chủ có tâm có tài thường là những người phải thức hàng đêm để hoàn thành những dự án quan trọng. Mặc dù công việc không đòi hỏi sự có mặt của bà chủ, nhưng bà ấy vẫn đến và ở lại cùng nhân viên đến tận khuya như một cách để thể hiện sự san sẻ gánh nặng và trân trọng, cảm kích cống hiến của nhân viên cũng như để cổ vũ động viên họ. Mãi đến sau này bà ấy mới biết rằng những nhân viên phải làm việc tăng ca ban đêm không hề thích những việc bà chủ đã làm. Thay vì nghĩ sự có mặt của bà chủ thể hiện sự động viên ủng hộ dành cho mình, thì những người nhân viên đó lại nghĩ bà chủ không hoàn toàn tin tưởng họ có thể hoàn thành công việc đúng thời hạn.

Vì vậy mà sự có mặt của bà ấy đã vô tình làm xấu đi mối quan hệ gắn kết giữa nhân viên và chủ, cũng như đi ngược lại hoàn toàn mong muốn và ý tốt ban đầu của người chủ. Bà ấy chỉ phát hiện ra điều này khi vô tình hỏi.

Bao nhiêu người trong số chúng ta vô tình và sai lầm khi có ý nghĩ rằng người khác nghĩ về mình đúng như mình nghĩ về bản thân?

Một ông giám đốc nọ thì nghĩ mình là người điều hành, phân công công việc hiệu quả, nhưng trong thực tế ông ấy đang giao phó quá nhiều việc cho nhân viên. Và mọi người thì coi ông ta là một giám đốc quá ư chi li, độc đoán và hống hách. Khi biết được điều này, ông ấy đã rất bất ngờ và cảm thấy bị tổn thương, và cũng chính điều này đã buộc ông ta phải suy nghĩ và xem xét lại mối quan hệ của mình với các nhân viên. Tuy nhiên, chúng tôi biết có những người khác lại nghĩ ông ấy đã truyền đạt một cách rất rõ là ông thực sự quan tâm đến mọi người và công việc của tập thể mà ông đang dẫn dắt. Nhưng rất nhiều người trong số nhân viên lại nghĩ ông ấy chỉ quan tâm đến bản thân và sự nghiệp của ông ta.

Để hiểu được tại sao lòng can đảm rất quan trọng, hãy thử tượng tượng xem bạn làm gì khi là một người chủ. Để hoàn thành trách nhiệm đối với công việc của người khác, bạn phải nỗ lực thật nhiều để chiếm được cảm tình và tạo được ảnh hưởng với họ. Bạn cố gắng tạo nên sự khác biệt trong từng việc họ làm, trong cách họ suy nghĩ và cảm nhận, điều này sẽ giúp thay đổi hành vi của họ.

Có một vài cách giúp bạn làm được điều này ngoại trừ ép buộc "Làm việc này đi hoặc là tôi sẽ sa thải anh". Tất cả mọi cách để chiếm được lòng tin tạo ảnh hưởng đều bắt đầu từ lòng tin. Người ta phải thấy sẵn lòng thoải mái lắng nghe và làm theo những gì bạn nói, nhưng thái độ ấy sẵn sàng, đầy thiện chí ấy chỉ có khi người ta thực sự tin tưởng vào bạn.

Những người làm việc với bạn, nhân viên cấp dưới, đồng nghiệp, hay cấp trên có tin tưởng bạn không? Bằng cách phân tách niềm tin thành hai phần riêng biệt, chúng ta có thể đặt ra cùng một câu hỏi tương tự nhưng theo một cách hữu ích hơn: Mọi người có tin là bạn có tài năng, có tin rằng bạn luôn biết những gì cần phải làm và làm như thế nào trên cương vị một người chủ không? Câu hỏi thứ hai là mọi người có tin vào nhân cách của bạn, tin vào những dự định, những giá trị của bạn, có tin vào những gì bạn muốn làm và những điều bạn quan tâm nhất không? Sự tin tưởng sẽ cho ta thấy tương lai và niềm tin sẽ giúp mọi người biết được những gì bạn sẽ làm. Chính vì điều này mà cả khả năng (năng lực) và những dự định sẽ làm của bạn (tâm ý của bạn) là rất quan trọng.

Có lẽ bạn đang nghĩ, "Về cơ bản tôi có năng lực và có trời chứng giám, ý tôi muốn nói là rất tốt." Nếu bạn nghĩ vậy, hãy cẩn thận. Rất nhiều nghiên cứu (gồm cả những kinh nghiệm của tác giả bài viết này là Linda và Kent) chứng minh một điều rõ ràng là hầu hết những người chủ thường hoang tưởng rằng mọi người nghĩ rất tốt về mình. Thực tế là, nếu bạn không bằng cách nào đó tìm hiểu, bạn sẽ không biết người ta nghĩ gì về mình hay người ta có tin mình hay không đâu.

Và bạn sẽ tìm hiểu và đi tìm kiếm câu trả lời như thế nào? Điều này không hề dễ. Nếu người ta không tin bạn, nếu họ nghĩ bạn là người chủ tồi, thì khó có thể khiến họ nói thẳng với bạn được. Thậm chí khi người ta rất tôn trọng ngưỡng mộ bạn, họ cũng vẫn dè dặt đắn đo khi nói thẳng về những mặt chưa tốt mà bạn cần khắc phục. Và chắc chắn cách này sẽ chẳng giúp ích gì cho những người chủ bất tài, không vững vàng bản lĩnh chỉ biết đi hỏi ý kiến của người khác. Những người chủ này luôn nói " Hãy nói cho tôi biết sự thật." Nhưng mọi người biết ông ta đang chờ đợi những lời khen và sẽ nổi giận với những lời phê bình.

Làm thế nào để tiếp tục vượt qua những trở ngại như thế? Đó sẽ là chủ đề tiếp theo trong nhật kí mạng của chúng tôi bởi chủ đề này xứng đáng và thực sự cần chúng ta dành nhiều giấy mực và thời gian hơn nữa. Quan điểm hiện tại của chúng tôi là bạn phải làm việc một cách chủ động để biết người khác nghĩ về mình như thế nào khi mình trên cương vị là một người chủ. Rất ít đồng nghiệp hay những nhân viên trực tiếp dưới quyền của bạn sẽ sẵn lòng nói ra những thông tin kiểu như vậy.

Dù bạn làm gì, dù bạn làm như thế nào, bạn vẫn sẽ cần lòng can đảm để đón nhận những lời bình phẩm như thế, và thậm chí còn phải can đảm hơn nữa để hiểu ra và hành động dựa trên những lời khen chê ấy. Và chẳng còn cách nào khác để trở thành một người chủ giỏi. Chắc chắn không tồn tại nhiều cách để bạn có thể hi vọng trông cậy vào.
Theo VeF - KNOWLEDGE LINK GROUP (THEO HBR)

Châu Á có bình an trước khủng hoảng nợ công?

Ảnh: Theo Anninhthudo
[Marketing3k.vn] Cuộc khủng hoảng nợ công tại khu vực đồng tiền chung châu Âu ngày càng diễn biến phức tạp, trở thành mối quan tâm toàn cầu đang gây lo ngại cho sự phục hồi của nền kinh tế thế giới. Những kịch bản tồi tệ nhất không chỉ trên lục địa này mà khả năng lặp lại cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu như 3 năm trước không được giới chuyên môn loại trừ.

Theo ông Deepak Mishra, chuyên gia Kinh tế trưởng của Ngân hàng Thế giới World Bank tại Việt Nam phân tích thì cả năm nay và năm 2008 đều có tình trạng khi bất ổn xảy ra thì giá hàng hóa cũng tăng vọt. Cả 2 thời điểm mọi biến động đều bắt nguồn từ những nước phát triển, sau đó gây ảnh hưởng đến toàn thế giới. Sự giống nhau cuối cùng đó là bản chất của 2 cuộc khủng hoảng đều xuất phát từ tình trạng đi vay quá mức, có điều năm 2008 người dân vay ngân hàng quá mức, còn năm nay là các Chính phủ đã đi vay quá nhiều.

Một điều khác biệt là nếu như năm 2008, gần như những thông tin đều không thể dự đoán được, đều gây choáng váng và bất ngờ, đặc biệt là sự sụp đổ của Ngân hàng Lehmanth Brothers, thì năm nay, tình trạng nợ công của các Chính phủ châu Âu đều đã được cảnh báo từ vài năm trước. Sớm muộn thì tình trạng vỡ nợ sẽ xảy ra.

Ngoài ra, sự khác biệt lớn nhất đó là năm 2008 cuộc khủng hoảng xuất phát từ dưới lên, nghĩa là từ các ngân hàng bởi họ đã cho vay quá mức và là các khoản vay dễ dãi, dưới chuẩn. Còn năm nay khó khăn do từ trên xuống, nghĩa là từ các Chính phủ. Các Chính phủ vay nợ quá nhiều, chi tiêu quá nhiều, khiến nợ công tăng vọt, kinh tế theo đó yếu kém, thị trường tài chính, nhà đầu tư, người dân mất lòng tin. Kết quả là các ngân hàng lần này là nạn nhân chứ không phải là nguyên nhân gây khủng hoảng.

Châu Á cũng đang bị tác động từ bất ổn của các nước phương Tây, ví như tình trạng rút vốn trên tại các thị trường mới nổi, hay xuất khẩu của châu Á có thể bị ảnh hưởng do kinh tế các nước phát triển đi xuống. Tuy nhiên, châu Á lại có những công cụ và lợi thế nhất định để vượt qua những ảnh hưởng từ cuộc khủng hoảng. Như việc châu Á là một thị trường khá tiềm năng nên có thể củng cố thị trường này bằng cách thúc đẩy mạnh nhu cầu tiêu dùng nội địa, tránh phụ thuộc vào việc xuất khẩu sang các thị trường phát triển. Đây là nhận định của Ngân hàng Thế giới (WB), Ngân hàng Phát triển châu Á (ADB) và IMF về tăng nhu cầu tiêu dùng trong nước và thương mại trong khu vực để tránh được tác động xấu từ thị trường EU.

Với các nước ASEAN, hầu hết các nhà phân tích hy vọng, không bị các tác động lớn từ Liên minh châu Âu (EU). Nhưng Việt Nam cũng giống như Indonesia, Singapore, đều là nền kinh tế nhỏ, song khá mở, xuất khẩu lại chiếm tỷ trọng lớn cũng sẽ bị tổn thương từ những cú sốc của kinh tế toàn cầu. Indonesia đã nhanh chóng chuyển hướng tăng mạnh nhu cầu trong nước, dự báo tăng 6,4% GDP trong năm 2011, phần lớn là từ kết quả kích thích tiêu dùng trong nước. Lãi suất thấp và ổn định đã tạo ra cả đầu tư và tiêu dùng bất động sản, tiêu dùng cá nhân ở Indonesia tăng đều. Đồng Rupiah luôn ổn định, tỷ lệ thất nghiệp và nghèo đói có xu hướng giảm, tầng lớp trung lưu tăng nhanh. 

Còn các nền kinh tế quá hướng ngoại như Thái Lan và Malaysia sẽ chịu các tác động từ EU khi sự sụt giảm trong nhu cầu của khu vực này làm giảm hàng xuất khẩu của Thái Lan và Malaysia về đồ điện và điện tử, và hàng hóa khác. Malaysia đã cố giắng giảm sự phụ thuộc vào các nền kinh tế tiên tiến khi cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu nổ ra, nhưng phần lớn hàng xuất khẩu của nước này vẫn nhắm tới thị trường Mỹ, EU và Nhật Bản.

Trong khi đó, theo đại diện IMF Dennis Botman khẳng định, cam kết giảm thâm hụt ngân sách, giảm nợ công, thắt chặt hoạt động của ngân hàng, tích lũy, tận dụng các dòng tiền cho phép Việt Nam tránh né được cuộc suy thoái năm 2008 và 2009. Đó là một trong số ít quốc gia đã làm như vậy trong cuộc khủng hoảng đó.

Các dự báo ngắn hạn của IMF về GDP tăng trưởng trong năm nước ASEAN (Việt Nam, Indonesia, Malaysia, Philippines và Thái Lan) trung bình khoảng 5,5% cho phần còn lại của năm 2011 và 2012, kéo theo dòng vốn đầu tư mạnh mẽ, sẽ bù đắp sự suy giảm của xuất khẩu (giữ vai trò động lực tăng trưởng kinh tế). Các dự báo của IMF tương tự các dự báo khác về triển vọng tăng trưởng GDP 5,4% cho khu vực Đông-Nam Á trong năm nay và 5,6% trong 2012. Và còn có một lợi thế, đó là khi các nền kinh tế toàn cầu hồi phục, thì các nền kinh tế mở như Việt Nam sẽ hồi phục trước tiên và nhanh chóng, hơn hẳn các nền kinh tế lớn.
Theo Anninhthudo - Hữu Việt
Các bài khác:

Việt Nam: Mở trường Đại học dễ quá

Ảnh: theo Anninhthudo
[Marketing3k.vn] Cho đến năm 2000, cả nước mới chỉ có 69 trường đại học, mười năm sau vào năm 2011 đã có tới 163 trường và tính đến hôm nay, thêm trường Đại học Thanh Thiếu Niên nữa là 164 trường.

Lạ kỳ, có những tháng như tháng 8-2009 có tới 5 trường đại học ra đời, chỉ trong 2 năm 2006-2007 có thêm 40 trường đại học mới được thành lập. Đó là chưa kể hàng trăm trường cao đẳng nâng cấp từ các trường trung cấp gia nhập thị trường giáo dục. Hiện hầu hết các tỉnh đều có trường đại học, duy mới có Đăk Nông mới tách ra là chưa có trường đại học của mình.

Sự tăng nóng khủng khiếp số lượng trường đại học và cao đẳng đã vượt quá tầm kiểm soát của cơ quan quản lý Nhà nước. Báo cáo tổng kết năm 2004 của Bộ GD-ĐT đã thừa nhận: “Khả năng kiểm soát hoạt động của các trường đại học và cao đẳng trong cả nước rất hạn chế.
Nếu mỗi tuần, Bộ tổ chức thanh tra, kiểm tra 2 trường thì phải mất 3,5 năm mới kiểm tra hết lượt 376 trường”. Còn chất lượng của các trường như báo cáo số 34/CP của Chính phủ trước Quốc hội tháng 4-2010 khẳng định: “Còn tới 20% số trường đại học mới thành lập chưa thực hiện việc xây dựng trường tại địa điểm đăng ký, thiếu giáo viên cơ hữu và thỉnh giảng, thiếu vốn và các điều kiện để đảm bảo chất lượng”.

Chưa có gì cả, trường đi thuê, thầy đi mướn, giáo trình chắp vá nhưng đã mở hàng chục ngành học trong đó nhiều ngành “hot” và lao vào tuyển sinh. Ngay cả những trường trong mùa tuyển sinh 2011 chỉ đạt 30% chỉ tiêu nhưng vẫn công bố tuyển sinh những ngành học mới. Trong khi đó tất cả các trường đại học ngoài công lập trong tiêu chí hoạt động của mình đều nêu rõ: Trường hoạt động theo phương thức phi lợi nhuận.

Vậy cạnh tranh tuyển sinh làm gì, khuyến mại làm gì? Thật ra ai cũng thấy rõ đó là sự lẫn lộn giữa xã hội hoá giáo dục đại học và kinh doanh giáo dục.

Còn nhớ hơn chục năm trước, có làng còn làm lễ đón người làng tốt nghiệp đại học to như lễ vinh quy bái tổ. Bằng đại học quý lắm. Nó chứng tỏ học vấn, địa vị trong cộng đồng. Còn bây giờ, đơn giản cái bằng chỉ là cái cần câu cơm, cái lợi thế trong xin việc làm, cái phương tiện để rời khỏi luỹ tre làng hội nhập thành phố. Nó không còn đi kèm học vấn nữa. Thế thì còn sôi kinh nấu sử, học đêm học ngày làm gì? Chỉ cần học vừa phải, cái gì mua được thì mua. Sự thay đổi giá trị tấm bằng đại học không chỉ làm xuất hiện nhiều tiêu cực trong quan hệ dạy và học, thầy và trò mà còn dẫn đến sự bùng nổ thị trường giáo dục đại học. Trong đó mặt hàng kinh doanh không là kiến thức mà là tấm bằng đại học. Vì vậy chất lượng giáo dục chỉ là mục tiêu trên giấy còn số lượng người đi học, người bỏ tiền mới là quan trọng. Vì vậy vơ bèo vặt tép cho đủ chỉ tiêu là điều các trường xã hội hóa quan tâm nhất. 

Ngay Bộ trưởng Bộ GD-ĐT cũng thừa nhận: Mặc dù tất cả các trường ngoài công lập đều công bố hoạt động phi lợi nhuận nhưng cho đến nay, Bộ mới công nhận có một trường duy nhất thực hiện điều đó. Chính vì vậy người ta không ngạc nhiên khi ông Chủ tịch UBND tỉnh Nam Định tuyên bố: “Trong kỳ thi tuyển công chức năm 2011, Nam Định không tuyển thí sinh tốt nghiệp các trường dân lập, tư thục hoặc tốt nghiệp hệ tại chức” (ngày 16-10-2011). Như vậy Nam Định là tỉnh thứ hai sau TP Đà Nẵng không công nhận chất lượng đào tạo của các trường ngoài công lập. Người ta cũng không ngạc nhiên khi Hiệp hội các trường đại học, cao đẳng ngoài công lập đang có công văn trình Bộ GD-ĐT xin kéo dài thời hạn tuyển sinh đến tháng 12-2011, xin chuyển đổi khối thi, khối đào tạo...

Theo chúng tôi cần công nhận thị trường giáo dục, nghĩa là thừa nhận kinh doanh giáo dục và tấm bằng của trường được thị trường sử dụng nhân lực công nhận đến đâu học phí sinh viên trả sẽ như vậy. Nếu trường chỉ đào tạo người chơi người ta sẽ trả tiền người chơi, nếu trường cung cấp được sinh viên có năng lực, làm việc tốt, được thị trường lao động đánh giá cao, học phí có cao vẫn đông sinh viên theo học. Dĩ nhiên nếu thừa nhận như vậy nhiều trường sẽ phải bỏ các chiêu bài đào tạo nhân lực cho địa phương, cho vùng sâu vùng xa cùng những nhiệm vụ xã hội để tập trung đứng dần vào nhiệm vụ của mình: Nâng cao chất lượng giáo dục, nâng cao năng lực nghiên cứu và làm việc của sinh viên sau khi ra trường. Nhưng tôi e khi đó phần nửa số trường ngoài công lập, các trường vùng miền, địa phương sẽ đóng cửa. Thẳng thắn mà nói nếu Bộ GD-ĐT không thả phao, nhiều trường ngoài công lập chắc chắn sẽ đuối nước và đóng cửa do không đủ sinh viên để đào tạo.
Theo Anninhthudo - Trần Việt
Các bài khác: