Friday, March 30, 2012

Kinh tế quý 1/2012: Tóm lại là thế nào?

Đã có trên 2,2 nghìn doanh nghiệp 

làm thủ tục giải thể và trên 9,7 nghìn
 doanh nghiệp đăng ký ngừng hoạt động 
có thời hạn hoặc dừng thực hiện nghĩa vụ thuế.
[Marketing3k.vn] “Tóm lại, về tình hình kinh tế 3 tháng đầu năm 2012 có những chuyển biến tích cực. Các ngành, các lĩnh vực sản xuất kinh doanh đều có bước phát triển. Thu ngân sách nhà nước đạt kết quả tốt bảo đảm cân đối các nhu cầu chi một cách chủ động”. 

Những dòng bình luận trên được phát đi từ bản báo cáo tại hội nghị giao ban sản xuất sáng 28/3, cũng giống với những gì Bộ Kế hoạch và Đầu tư lưu ý cách đây một tháng. 

Nhưng về mặt con số, tốc độ tăng trưởng của nền kinh tế trong quý 1/2012 chỉ đạt 4%, thấp xuống rất nhiều so với quý trước đó và cùng kỳ năm ngoái, tương ứng là kém hơn 2 điểm phần trăm và khoảng 1,6 điểm phần trăm.

Doanh nghiệp “đồng loạt” xin giải thể

“Cấp điện từ đầu năm đến nay chắc là thoải mái”, Thứ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Nguyễn Văn Trung bình luận như vậy trước phần phát biểu của đại diện Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN). Số liệu của ngành điện cho thấy, trong 3 tháng qua, sản lượng điện sản xuất đạt 26.595 triệu kWh, tăng 10,31% so với cùng kỳ. 

Trong dự kiến vài tháng tới của EVN, khá nhiều tổ máy sẽ tiếp tục phát điện. Như vậy, nỗi lo thiếu điện nhiều mùa hè trước, đến nay đã không còn hiện hữu. Nhưng, thuận lợi của ngành điện có lý do của nó - sản xuất đang đối mặt nhiều khó khăn.

Phó giám đốc Sở Kế hoạch và Đầu tư Tp.HCM Lâm Nguyên Khôi thông tin “sốc” với hội nghị. Trong quý 1 năm nay, địa phương này có tới 931 doanh nghiệp đã khóa mã số thuế để giải thể, theo tổng hợp của cơ quan thuế. Số doanh nghiệp đã hoàn tất thủ tục giải thể tại Sở Kế hoạch và Đầu tư là 526 đơn vị, tăng 23,8% so với cùng kỳ năm trước.

Nhưng số doanh nghiệp gửi thông báo ngừng hoạt động đến Cục Thuế Tp.HCM còn lớn hơn nhiều lần, đến 5.012 doanh nghiệp. Con số chi tiết được diễn giải: 1.725 đơn vị chờ làm thủ tục giải thể, phá sản; 1.198 doanh nghiệp đã bỏ trốn, mất tích; 1.136 đơn vị tạm ngừng có thời hạn… Riêng con số đăng ký tạm ngừng hoạt động với Sở kế hoạch và Đầu tư tăng gấp 4,6 lần năm ngoái.

Với khu vực kinh tế năng động như Tp.HCM, tình hình trên cũng có thể soi chiếu ra nhiều địa phương, nhiều ngành kinh tế khác. Góc nhìn tổng thể từ Bộ Kế hoạch và Đầu tư, dù chưa phải đầy đủ, nhưng cũng cho thấy hoạt động của các doanh nghiệp tiếp tục gặp khó khăn lớn trong quý đầu năm nay.

Báo cáo lên Chính phủ hôm 25/3, Bộ cho biết, tính đến 21/3 số doanh nghiệp thành lập mới giảm 8% về lượng và 12% về vốn đăng ký so với cùng kỳ, tương ứng đạt trên 15,3 nghìn doanh nghiệp và 74,6 nghìn tỷ đồng.

Nhưng đáng chú ý hơn, đã có trên 2,2 nghìn doanh nghiệp làm thủ tục giải thể và trên 9,7 nghìn doanh nghiệp đăng ký ngừng hoạt động có thời hạn hoặc dừng thực hiện nghĩa vụ thuế.

Bộ cho biết, số doanh nghiệp gặp khó khăn phải giải thể, tạm ngừng hoạt động tăng khoảng 6% so với cùng kỳ năm trước. Riêng doanh nghiệp đã hoàn tất thủ tục giải thể tăng 57%.

Khó ở phía cầu

Nhưng, “số doanh nghiệp còn lại, đặc biệt là doanh nghiệp vừa và nhỏ cũng rất khó khăn, chưa đăng ký thôi nhưng khó vượt qua nếu cứ thế này”, chuyên gia kinh tế Phạm Chi Lan nói rõ thêm.

Hiện trạng sản xuất trong nhận định của bà Lan được Vụ trưởng Vụ Tổng hợp kinh tế quốc dân (Bộ Kế hoạch và Đầu tư) Bùi Hà chỉ rõ: tiêu thụ chậm, tồn kho tăng cao, lãi suất còn khó khăn để doanh nghiệp ngành công nghiệp chế biến sử dụng được, nên sản xuất tăng thấp.

Nhìn về phía nhập khẩu, dù lạc quan với thâm hụt thương mại thấp, ông Hà cũng lưu ý rằng, với đặc thù nền kinh tế Việt Nam phải nhập khẩu nhiều thiết bị, nguyên, nhiên liệu đầu vào sản xuất thì tình hình như hiện nay đang phản ánh sản xuất trong nước trì trệ. 

“Đầu tư của khu vực tư nhân khó khăn, thi trường bất động sản sụt giảm, công nghiệp chế biến khó cả đầu vào và đầu ra nên nhập khẩu đầu vào máy móc thiết bị… giảm”, ông Hà lưu ý diễn biến này.

Từ góc nhìn quản lý ngành, Bộ Công Thương cũng đồng tình với quan điểm trên. Một đại diện của Bộ tại hội nghị dẫn thêm thông tin, khó khăn về kinh tế khiến cho nhu cầu tiêu dùng các sản phẩm điện tử, điện lạnh sụt giảm. Tiêu thụ xi măng, sắt thép cũng chịu ảnh hưởng nặng nề do giá trị sản lượng ngành xây dựng giảm sâu.

“Ngành công nghiệp chế biến, nếu trừ đi sản lượng xuất khẩu thì số bán hàng trong nước thậm chí có thể là âm”, ông Bùi Hà lưu ý thêm.

Với sản xuất nông nghiệp, Phó vụ trưởng Vụ Kế hoạch (Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn) Nguyễn Thị Hồng cũng có thêm những quan ngại cho tiêu thụ của ngành mình.

Tình hình xuất khẩu nông sản đang có nhiều khó khăn, bà cho biết, kim ngạch 3 tháng đầu năm chỉ tương đương với cùng kỳ năm ngoái, trong khi cả nước tăng tới 23,6%. Đáng chú ý là giá gạo, cà phê, cao su, sắn là những mặt hàng kim ngạch xuất khẩu lớn đều có xu hướng giảm giá. 

Cho nên, các ý kiến phát biểu đều tỏ ra quan ngại về khả năng đạt tốc độ tăng trưởng 6-6,5% trong năm nay, nếu như tăng trưởng công nghiệp không được cải thiện. Hay, theo kế hoạch năm nay, mức bình quân phải đạt đối với kim ngạch xuất khẩu các tháng tới là 9,36 tỷ USD/tháng có quá sức?

Vụ trưởng Bùi Hà “vớt vát”, tình hình kinh tế tháng 1 và 2 có xấu, nhưng tháng 3 đã có chuyển biến. “Tôi nghĩ, những chuyển biến trong tháng qua có tác động của chính sách tiền tệ, đặc biệt là việc hạ lãi suất”, ông nói.

Một cách tổng quan nhất, sản xuất đang khó tăng do tiêu thụ thấp, cả ở hai chiều nội và ngoại. Nhưng phía các cân đối vĩ mô như lạm phát, thâm hụt thương mại, bội chi ngân sách… đều khả quan hơn. 

Thêm vào đó, sự ổn định của tỷ giá kể từ đầu năm, lãi suất đang có tín hiệu giảm… là những nhân tố tích cực để củng cố lòng tin người dân và doanh nghiệp vào điều hành của Chính phủ, ông Vụ trưởng Vụ Tổng hợp kinh tế quốc dân phân tích thêm.
Tác giả Anh Quân

Các bài khác:

Bài giảng sexy và chuẩn mực đạo đức ở giảng đường

[Marketing3k.vn] Những lời lẽ được cho là tục tĩu trong bài giảng của TS Lê Thẩm Dương tại một lớp học của Viện Quản trị kinh doanh FSB (trường ĐH FPT) đã gây ra những tranh luận trái chiều. 

Dưới đây là cuộc trao đổi với TS Nguyễn Hữu Lam, Giám đốc Trung tâm Nghiên cứu và Phát triển Quản trị (CEMD), trường ĐH Kinh tế TP. HCM do Sinh viên Việt Nam thực hiện.

Tôi thích những bài giảng "sexy", nếu hiểu từ này là "trần trụi". Khoa học phải trung thực và thẳng thắn, phải tôn trọng sự thật, phải lột trần những lấp liếm, che đậy làm cho người học thấy rõ bản chất của sự vật, hiện tượng và vẻ đẹp, sức hấp dẫn của tri thức mà mục tiêu bài giảng nhắm tới. Một giảng viên có khả năng ngôn ngữ và chuyên môn tốt để làm cho bài giảng cô đọng hơn, trực tiếp hơn, đơn giản hơn, ít tốn thời gian hơn mà đạt tới mục tiêu thì đó là một bài giảng tốt. Tuy nhiên, nếu hiểu "sexy" là việc sử dụng những ngôn ngữ gợi dục, trần tục, thô thiển, hoặc rẻ tiền thì điều đó không được phép xảy ra trong nhà trường. 

Ông Nguyễn Hữu Lam nhận bằng Tiến sĩ Phát triển Nguồn nhân lực tại ĐH Texas A&M, Hoa Kỳ (Học bổng Fulbright). Lĩnh vực nghiên cứu và giảng dạy chuyên môn của ông là: Năng lực tư duy sáng tạo, Quản lý sự thay đổi và phát triển tổ chức, Phát triển lãnh đạo, Phát triển giảng viên, Giáo dục và đào tạo trên cơ sở năng lực và Phát triển nguồn nhân lực quốc tế. Ông Lam giảng dạy và tư vấn cho nhiều tổ chức tại Việt Nam và quốc tế.

Nếu thích diễn hài, hãy đến các rạp hát!

Thưa ông, qua vụ việc trên, có lẽ sẽ phải đặt lại vấn đề xây dựng các chuẩn mực giảng dạy ở bậc đại học?

Chúng ta cần phải nhanh chóng xây dựng các chuẩn mực rõ ràng trong giảng dạy đại học làm cơ sở cho các hoạt động lành mạnh và tiến bộ trong nhà trường. Nhưng điều quan trọng không phải là tạo ra các bộ chuẩn mực, quy định trên giấy để báo cáo cấp trên hoặc trình cho các cơ quan thẩm định, mà điều quan trọng là phải biến các chuẩn mực, quy chế này thành ứng xử thường nhật của thầy và trò trong nhà trường để có một môi trường học tập đạt hiệu quả cao.

Nhưng làm thế nào để đảm bảo được những chuẩn mực đạo đức trong nhà trường?

Tháng Tư năm 2008, Bộ GD - ĐT đã ban hành Quy định về Đạo đức nhà giáo. Quy định này, nếu được triển khai và tôn trọng thì nó cũng đã tạo ra một môi trường giáo dục rất tốt. Theo tôi, để có được các chuẩn mực đạo đức cao trong nhà trường đòi hỏi các cơ quan quản lý giáo dục phải làm tốt hơn nữa vai trò kiểm tra, giám sát. Mặt khác, sinh viên cũng phải biết tự bảo vệ và phát triển sự lành mạnh của môi trường mà mình đang sống và học tập. Và tất nhiên, cả báo chí nữa. Chúng ta hãy cùng lên tiếng và ngăn chặn những hành vi phi đạo đức, phản giáo dục trong nhà trường.

Theo ông, sinh viên cần làm gì khi gặp các giảng viên nói tục trên giảng đường?

Hãy khéo léo biểu lộ thái độ của mình bằng cách không hưởng ứng, hoặc tỏ vẻ khó chịu. Hãy tế nhị góp ý với thầy cô vào giờ giải lao hoặc sau giờ học. Hãy đi ra khỏi lớp. Hãy báo cáo với những người có trách nhiệm trong nhà trường để có những điều chỉnh, sửa đổi cần thiết, phù hợp với chuẩn mực đạo đức của nhà trường. Và hãy post lên mạng những clip hoặc file ghi âm mà bạn có được khi những cách trên không đạt được mục đích.

Cần nhớ, bạn bỏ thời gian, công sức, tiền bạc đến lớp để tiếp thu tri thức và các giá trị cho bạn và cho xã hội chứ không phải để được nghe nói tục.

Có người cho rằng, những "bài giảng sexy" thường là những bài giảng lôi cuốn người học. Ông nhận xét gì về quan điểm này?

Tôi thích những bài giảng "sexy", nếu hiểu từ này là "trần trụi". Khoa học phải trung thực và thẳng thắn, phải tôn trọng sự thật, phải lột trần những lấp liếm, che đậy làm cho người học thấy rõ bản chất của sự vật, hiện tượng và vẻ đẹp, sức hấp dẫn của tri thức mà mục tiêu bài giảng nhắm tới. Một giảng viên có khả năng ngôn ngữ và chuyên môn tốt để làm cho bài giảng cô đọng hơn, trực tiếp hơn, đơn giản hơn, ít tốn thời gian hơn mà đạt tới mục tiêu thì đó là một bài giảng tốt. Tuy nhiên, nếu hiểu "sexy" là việc sử dụng những ngôn ngữ gợi dục, trần tục, thô thiển, hoặc rẻ tiền thì điều đó không được phép xảy ra trong nhà trường. Chỉ có những người yếu kém về chuyên môn mới sử dụng những câu chuyện tầm phào để câu khách và lấp đi những lỗ hổng chuyên môn của mình.

Cần nhấn mạnh, sự lôi cuốn và sức hấp dẫn của nhà trường, của giảng đường và giảng viên phải đến từ vẻ đẹp và giá trị của tri thức, của những điều cao cả, chứ không phải từ mấy trò hề. Nếu anh thích diễn hài, hãy đến các rạp hát, đừng đến trường đại học!

Đừng để bị "lòe" bởi chức danh, học vị

Hiện nay có không ít giảng viên giảng bài rất nhàm chán, khiến sinh viên đối phó bằng cách... ngủ. Ông nghĩ gì về thực trạng này?

Theo tôi, ai vào giảng đường ngủ, trước hết họ hãy tự trách mình. Thời gian, công sức, tiền bạc bạn bỏ ra để nhận được cái gì? Tôi cho rằng, thời sinh viên là thời đẹp nhất trong cuộc đời, các bạn hãy dành thời gian quý báu nhất trong cuộc đời của mình cho việc tích lũy những kiến thức, năng lực và giá trị cho cuộc đời. Hãy đòi hỏi và phải đòi bằng được nhà trường, thầy, cô giáo thực hiện đúng những sứ mạng thiêng liêng của họ. Đừng dễ dãi, chấp nhận và đối phó một cách tiêu cực.

Nhưng tất nhiên, việc sinh viên ngủ trên giảng đường có lỗi rất lớn của các thầy cô, họ đã không mang đến những lợi ích thực chất cho người học, không tạo được niềm đam mê khám phá và có thể họ chưa có một phương pháp tốt để thu hút người học vào quá trình học tập chủ động, tích cực. Đã từ lâu, tôi nhấn mạnh đến tầm quan trọng phát triển năng lực của giảng viên, bao gồm cả năng lực chuyên môn và năng lực giảng dạy.

Theo ông, làm thế nào để sinh viên có thể đánh giá, chọn lựa được những bài giảng bổ ích cho mình?

Theo tôi, thứ nhất sinh viên cần xác định mục đích, động cơ và nhu cầu học tập của mình. Mình phải biết mình đến trường để làm gì, tiếp nhận những gì cho tương lai và cuộc sống của mình. Thứ hai, cần nghiên cứu kỹ chương trình giảng dạy môn học và bài giảng để hiểu rõ môn học đó sẽ mang lại cho mình những lợi ích gì có phù hợp với mục tiêu của mình hay không và qua đó, mới xác định được các chiến lược và phương pháp học tập phù hợp. Thứ ba, giảng viên giảng môn học đó là ai, họ có chuyên môn sâu về lĩnh vực nào, có những kinh nghiệm nghiên cứu hoặc hoạt động trong lĩnh vực nào, bằng cấp và kinh nghiệm có phải là lĩnh vực mà họ đang giảng dạy hay không. Đừng để bị lòe bởi chức danh, học vị, hay chức vụ mà họ đảm nhận.

Để làm được những điều này thì sinh viên cần vào trang web của trường để tìm hiểu, từ đó, chọn môn học và chọn thầy. Cần tham khảo những anh chị lớp trước để có thêm thông tin về môn học và giảng viên. Thêm nữa, vào buổi đầu các môn học sinh viên cần đòi hỏi giảng viên cung cấp những thông tin cần thiết về môn học như mục tiêu môn học (học xong môn này tôi được cái gì), nội dung môn học (những nội dung nào sẽ được đề cập trong môn học), phương pháp giảng dạy và học tập (những cách thức tiếp cận với các nội dung để đạt tới mục tiêu), và cách đánh giá (thi cử, điểm số được đánh giá như thế nào)...

Khám phá, chinh phục những giá trị của tri thức

Từng học tập ở những trường đại học lớn của thế giới, ông có cảm nhận gì về phong cách giảng dạy của những người thầy của mình? Đâu là điểm chung ở họ?

Thứ nhất, họ uyên thâm về tri thức nhưng luôn khiêm tốn, giản dị. Thứ hai, trung thực, thẳng thắn, nghiêm túc và đòi hỏi rất cao trong khoa học nhưng lại rất nhẹ nhàng và dễ gần gũi. Thứ ba, họ đều rất ân cần, chu đáo, lịch sự, rất tôn trọng và gần gũi với sinh viên. Và thứ tư, họ là tấm gương mẫu mực trong khoa học, giáo dục cũng như trong đời sống để chúng tôi noi theo.

Theo ông thế nào là giảng hay, giảng giỏi?

Thầy, cô giáo là những người dẫn dắt những sinh viên của mình đến những chân trời mới về tri thức. Vì thế, người giảng dạy tốt, theo tôi trước hết là phải đạt được các mục tiêu: Người học phải mở rộng và phát triển được những năng lực cần thiết cho tương lai của họ. Giá trị của một bài giảng trước hết, trên hết và quan trọng nhất là những giá trị (kiến thức, kỹ năng, thái độ) mà người học nhận được cho cuộc đời của họ, giúp họ thành công hơn và hạnh phúc hơn trong tương lai - nói hàn lâm một chút đó là hàm lượng khoa học trong bài giảng, là sự đam mê, hào hứng khám phá, tìm hiểu và chinh phục những đỉnh cao của tri thức và giá trị nhân loại, là sự dũng cảm để vượt qua các khó khăn, trở ngại để đạt tới sự sáng tỏ và uyên thâm chứ không phải ở những điều khác.

Tất nhiên, ở đây, phương pháp cũng đóng phần quan trọng, vì phương pháp phù hợp sẽ có hiệu quả cao và đạt tới những điều tôi vừa nói. Nhưng phương pháp là phương tiện chứ không phải là mục đích. Đừng biến phương tiện thành mục đích, chúng ta đã phải trả giá quá nhiều vì chuyện này rồi.

Có một thực tế, là nhiều giảng viên, thay vì gây cuốn hút bằng vốn tri thức và cách diễn đạt phù hợp, họ thường muốn gây cuốn hút bằng cách gây cười cho học viên. Về mặt khoa học giáo dục, ông có ý kiến gì?

Như tôi đã nói, khi một giảng viên kém về chuyên môn thì thường hay lấp giờ giảng bằng những câu chuyện mua vui, dễ dãi với học trò và thậm chí, còn "câu khách" bằng sự dễ dãi trong đánh giá. Những người có ảnh hưởng mạnh đến sự thành công của học trò không thể là những người dễ dãi, mà thường là những người nghiêm khắc, nghiêm túc, luôn đòi hỏi cao trong khoa học và cuộc sống.

Để đi tới sự thành công - hành trình đầy chông gai và thử thách thì giảng viên cần có một năng lực quan trọng là động viên người học, chỉ ra cho người học thấy giá trị và tinh túy của tri thức để người học được truyền cảm hứng và có nhiệt huyết để theo đuổi môn học và bài học. Tất nhiên, trong những giờ học căng thẳng hoặc mệt mỏi thì khả năng hài hước cũng làm cho lớp học sinh động và vui hơn, nhưng phải nhớ rằng tất cả - từng ví dụ, từng câu chuyện, từng phép ẩn dụ, so sánh... - phải nhắm tới mục tiêu của buổi học và môn học.

Xin cảm ơn ông!

Tác giả: LÊ NGỌC SƠN - Theo SVVN

Các bài khác:

Tuesday, March 20, 2012

Có ý tưởng Marketing tốt là nắm chắc thành công

[Marketing3k.vn] Theo Martha Guidry - người đứng đầu The Rite Concept, một tổ chức chuyên giúp các doanh nghiệp phát triển ý tưởng tiếp thị, tác giả của cuốn sách Marketing Concepts that Win (tạm dịch: Những ý tưởng tiếp thị để giành phần thắng) thì đằng sau những nhãn hiệu, sản phẩm hay dịch vụ thành công là những ý tưởng tiếp thị đầy sức mạnh. Đó là những sản phẩm và dịch vụ kết hợp được giá trị hữu hình nào đó với logic vô hình của người tiêu dùng. Cho dù có quy mô lớn hay nhỏ hoặc đang ở bất cứ giai đoạn phát triển nào, doanh nghiệp cũng cần có những ý tưởng tiếp thị tốt để làm nền tảng cho việc xây dựng một thương hiệu mạnh.
Ý tưởng tiếp thị là gì? Theo Guidry, nói một cách ngắn gọn, đó là những nhận thức về lợi ích mà khách hàng mục tiêu tin rằng họ sẽ nhận được khi mua sản phẩm hay dịch vụ của doanh nghiệp.

Larry Huston của Procter & Gamble đã từng định nghĩa về ý tưởng hồi thập niên 1980 như sau: Thước đo chính xác nhất của một ý tưởng định vị nhãn hiệu là tính giản đơn của nó. Khi thể hiện ý tưởng này với người tiêu dùng, chúng ta cần phải trả lời câu hỏi của họ “Tại sao tôi nên mua hàng của anh?” một cách thật rõ ràng, có cơ sở vững chắc, có sức thuyết phục và giàu cảm xúc.

Có hai loại ý tưởng tiếp thị cơ bản là dựa trên đặc tính cốt lõi của sản phẩm hay dịch vụ (gọi là ý tưởng cốt lõi) và đề cao những lợi ích của sản phẩm hay dịch vụ bằng cách tác động vào một niềm tin của khách hàng và đưa ra một hoàn cảnh liên quan đến ý tưởng đó (gọi là ý tưởng định vị).

Doanh nghiệp cần phải có ý tưởng định vị để tạo nên sự khác biệt giữa mình với các đối thủ cạnh tranh.

Nếu không chủ động để phát triển ý tưởng này, khách hàng mục tiêu hoặc đối thủ cạnh tranh sẽ chính là những người định vị cho nhãn hiệu của doanh nghiệp, mà lại thường theo cách mà doanh nghiệp không muốn thể hiện.

Có thể minh họa cho hai loại ý tưởng trên qua ví dụ của nhãn hiệu sữa hữu cơ My Farm. Ý tưởng cốt lõi của nhãn hiệu này là một loại sữa chứa đầy đủ các thành phần dinh dưỡng và có nguồn gốc tự nhiên.

Nhưng điều đó thì cũng bình thường như bao nhãn hiệu sữa hữu cơ khác mà khách hàng không quá quan tâm vì đó là… sữa! Trong khi đó, ý tưởng định vị đề cập đến một lợi ích cụ thể, thể hiện qua câu khẩu hiệu “My Farm giúp các bà mẹ an tâm trong chăm sóc trẻ”.

Ý tưởng này tác động đến tâm lý của các bà mẹ tìm loại sữa giúp mình thực hiện thiên chức làm mẹ một cách tốt hơn.

Nếu My Farm không truyền đạt ý tưởng tiếp thị đó đến khách hàng, các nhà sản xuất sữa thông thường có thể cho rằng sữa đó đắt tiền mà không có gì đặc biệt so với chi phí mà người tiêu dùng phải bỏ ra.

Vậy nên chọn lựa ý tưởng tiếp thị nào đây? Câu trả lời sẽ là chỉ ra cho khách hàng họ có lợi ích gì khi sử dụng sản phẩm hay dịch vụ của doanh nghiệp.

Theo Guidry, một ý tưởng tiếp thị định vị muốn có hiệu quả như ý thì cần phải hội đủ ba yếu tố cơ bản, bao gồm nội dung, ngôn ngữ và tính liên quan.

Nội dung của ý tưởng tiếp thị phải chuyển tải được điều gì có ý nghĩa, ví dụ có giúp khách hàng giải quyết một vấn đề hay khó khăn nào của họ không, có nêu rõ được những lý do vì sao sản phẩm hay dịch vụ ấy đem lại lợi ích thực sự cho khách hàng?

Ngôn ngữ của ý tưởng phải thích hợp với khách hàng mục tiêu.

Trên thực tế, nhiều doanh nghiệp thường mắc sai lầm khi phát triển một ý tưởng là tuyên truyền về ý tưởng đó theo một loại ngôn ngữ có vẻ như nhắm tới các chủ doanh nghiệp hay các khách hàng cao cấp nào đó, chứ không phải những khách hàng đang thật sự cần sản phẩm hay dịch vụ của mình.

Ngôn ngữ nên chú trọng đến tính hướng ngoại chứ không phải nói về mình hoặc sử dụng thuật ngữ mang nặng tính chuyên môn.

Tính liên quan đến khách hàng mục tiêu và sự khác biệt so với đối thủ cạnh tranh phải được thể hiện trong ý tưởng.

Chẳng hạn, nếu doanh nghiệp bán dầu gội đầu và chỉ đơn thuần nói ra rằng khách hàng sẽ có một mái tóc sạch gàu thì sản phẩm đó chưa thể hấp dẫn được mấy ai, nhưng nếu thể hiện ý tưởng đem lại cho khách hàng mái tóc khỏe, bóng mượt và rạng rỡ thì rõ ràng, doanh nghiệp đã chạm đến một lợi ích mà nhiều khách hàng đang mong muốn.

Khi đã phát triển được ý tưởng tiếp thị có sức mạnh, doanh nghiệp cần phải chuyển hóa nó thành một câu khẩu hiệu (slogan) hay thông điệp dễ nhớ, có khả năng tác động đến cảm xúc của khách hàng.

Những câu khẩu hiệu như Hallmark, When You Care Enough to Send the Very Best (tạm dịch: Hallmark sẽ giúp bạn gửi đi những điều tốt đẹp nhất) hay Disney, Where Dreams Come True (Disney, nơi những ước mơ trở thành hiện thực)… chính là “xương sống” của một khái niệm tiếp thị (tức phần “hồn”) đã được phát triển trước đó.

Câu khẩu hiệu sẽ được sử dụng trong các chương trình quảng cáo, quan hệ công chúng (PR), các hoạt động bán hàng, khuyến mãi, truyền thông xã hội.

Phát triển một ý tưởng tiếp thị có sức mạnh và chuyển tải nó thành câu khẩu hiệu đầy ấn tượng đòi hỏi doanh nghiệp đầu tư không ít thời gian và công sức, nhưng nỗ lực ấy chắc chắn sẽ giúp doanh nghiệp đi đến thành công nhanh hơn.

NHẤT NGUYÊN (theo MarketingProfs)

Monday, March 19, 2012

Sự kỳ quặc của chứng khoán Việt Nam

[Marketing3k.vn] Những ai đã không hiểu hoặc còn hoài nghi về thị trường này sẽ phải tự "sám hối". Bất chấp những khó khăn vẫn còn y nguyên, chân lý của chứng khoán là thị trường luôn luôn đúng, chứ không phải những phân tích nặng phần diễn giải vĩ mô.


Từ "downtrend" sang "uptrend"

Trái ngược với ý chí bi quan vào năm 2011, giờ đây nhiều công ty chứng khoán đang khuyến nghị nhà đầu tư mua vào cổ phiếu. Hàng trăm mã cổ phiếu đã "chiến thắng thị trường" trong hơn hai tháng qua đang khiến cho dù muốn hay không, khối công ty chứng khoán tỏ ra tự tin hơn, cho dù vẫn xuất hiện đều đặn hiện tượng những công ty chứng khoán như Dầu khí, Trường Sơn phải đóng cửa chi nhánh giao dịch hay thậm chí chấm dứt cả hoạt động của văn phòng chính.

Tuần qua cũng đã chứng kiến hình ảnh thăng hoa của Phố Wall. Sự kiện đáng ghi nhớ nhất là lần đầu tiên kể từ tháng 12/2007, chỉ số S&P500, đại diện cho nhóm các doanh nghiệp lớn nhất của TTCK Mỹ, đã vượt qua mốc tâm lý 14.000 điểm, tức bứt qua hàng loạt vùng kháng cự phía trên. Trong khi đó, chỉ số Nasdaq cũng của Mỹ cũng dần bỏ xa mốc tâm lý 3.000 điểm. Còn Dow Jones thì đang cố gắng hồi phục theo một xu hướng khá bền vững, sau khi đã trồi sụt quanh khu vực 13.000 điểm.

Một hiện tượng khá hiếm hoi khác cũng tái hiện là đang diễn ra sự đồng pha giữa TTCK Việt Nam và xu thế uptrend (tăng trưởng) của các chỉ số chứng khoán Mỹ. Điều này đặc biệt có ý nghĩa, bởi vào năm 2011, trong khi phần lớn các TTCK Mỹ và châu Âu "uptrend" thì TTCK Việt Nam lại một mình một chợ "downtrend" (xuống giá).

Chỉ có điều, một khác biệt lớn vẫn đang ám ảnh thị trường cổ phiếu Việt Nam là độ lệch pha không thể hoài nghi giữa tình hình kinh tế vĩ mô ở nước ta với Mỹ và Tây Âu. Trong khi từ tháng 12/2011 đến nay, đà hồi phục của TTCK Mỹ trở nên có căn cứ thuyết phục với trên hết là xu thế tăng trưởng trở lại của chỉ số GDP, xuất khẩu, tiêu dùng, chỉ số niềm tin của người tiêu dùng, vấn đề Hy Lạp được "khoanh nợ", kể cả doanh số bán nhà mới xây mà cho thấy thị trường bất động sản Mỹ đang có dấu hiệu tăng giao dịch dù chưa tăng giá..., nền kinh tế Việt Nam vẫn loanh quanh tại một khúc quanh miễn cưỡng: GDP không làm cách nào nhấc mình lên được, dòng vốn chảy vào khu vực sản xuất kinh doanh vẫn bị ngưng trệ một cách hết sức khó hiểu, lãi suất cho vay vẫn treo cao một cách đầy ác ý, nền kinh tế từ tình trạng đình lạm (lạm phát treo cao trong khi sản xuất đình đốn) chuyển dần sang thế thiểu phát (sản xuất tiếp tục đình đốn trong bối cảnh lạm phát được "kềm chế").

Với khung cảnh chưa có gì được xem là thuận lợi trên, vì sao chứng khoán Việt Nam lại phục hồi, mà còn phục hồi một cách ngoạn mục? Đó mới chính là sự ngạc nhiên lớn nhất đối với giới phân tích.

Sự kỳ quặc không thể hiểu được?

Khách quan nhìn lại, cho tới nay đề án tái cấu trúc TTCK của các cơ quan quản lý nhà nước Việt Nam vẫn đang giậm chân ở bước khởi đầu. Hàng loạt đề xuất và phương án của Ủy ban Chứng khoán nhà nước về cải cách thị trường vẫn mới chỉ được "thời sự hóa" bằng việc rút phép, đóng cửa một số công ty chứng khoán yếu kém và một vài động tác kỹ thuật nhằm "nâng cao thanh khoản cho thị trường". Nhưng còn lại, vấn đề chất lượng hàng hóa của thị trường, tức năng lực hoạt động của phần lớn các doanh nghiệp niêm yết trên hai sàn giao dịch, vẫn còn y nguyên trong tình trạng tụt hậu về các chỉ số tài chính và độ minh bạch vẫn chưa hề được cải thiện.

Có lẽ, hoạt động "tái cấu trúc" TTCK đã chỉ được thể hiện rõ ràng nhất bởi sự hoàn tất của quá trình Sacombank bị thâu tóm - câu chuyện giữa những "cá mập" với nhau. Sau Sacombank, người ta bắt đầu nói tới câu chuyện về một vài ngân hàng khác nữa cũng đang trong nguy cơ bị sáp nhập. Hẳn điều này có liên hệ ở mức độ nào đó với chủ trương và quá trình tái cấu trúc ngân hàng của Ngân hàng nhà nước - đã được khởi động từ tháng 9/2011.

Cũng cho tới giờ, vẫn chưa có cơ sở rõ rệt nào để dự báo nền kinh tế Việt Nam sẽ bắt đầu quá trình phục hồi của nó vào quý 2 hay thậm chí quý 3 năm nay. Xu thế hạ dần lãi suất huy động đã chỉ có thể giúp cho TTCK hút một lượng tiền nho nhỏ từ kênh gửi tiết kiệm, trong khi "độ trễ" của tác động giảm lãi suất cho vay chỉ có thể biểu hiện sớm nhất từ giữa năm 2012. Mà như vậy, cũng khó có thể đánh giá là TTCK là một chỉ báo quan trọng nào đó cho nền kinh tế khi phục hồi trước nền kinh tế từ 3-6 tháng.

Tuy nhiên, mọi chuyện vẫn là một nghịch lý không thể diễn giải được với TTCK, đặc biệt khi tính minh bạch đang không còn được đề cập quá nhiều trong không khí đầu cơ dâng cao đột ngột. Từ hơn một tháng qua, giới phân tích đã bắt đầu bóng gió nói đến một dòng tiền nóng - tiền đầu cơ - đã ồ ạt tuôn vào chứng khoán. Sâu hơn thế, một số người trong cuộc đã bắt đầu phác họa chân dung của dòng tiền này với dáng dấp của khối ngoại.

Ít nhất, lịch sử đang lặp lại với con sóng tăng vào tháng 5/2007 khi các nhà đầu tư nước ngoài trở thành bá chủ, động lực lớn nhất làm cho TTCK tăng vọt. Gần đây, chính Ngân hàng HSBC cũng đã xác nhận có khoảng 500 triệu USD được đổ vào thị trường này từ đầu năm 2012 đến nay.

Nhưng có lẽ con số 500 triệu USD nêu trên chỉ mới là bề nổi. Trong bối cảnh dòng tiền tiết kiệm vẫn còn rất dè dặt, con số giao dịch vài ba ngàn tỷ đồng/phiên trên hai sàn luôn là một ẩn số. Trong thực tế, để tạo nên một động lực đủ mạnh nhấc bổng thị trường lên, dù nguồn tiền có xuất phát từ nhóm các quỹ nước ngoài hay nhóm ngân hàng trong nước, hoặc cả hai, thị trường cũng cần gấp vài ba lần con số 500 triệu USD như ước đoán.

Đó chính là một động lực mà trở nên to lớn đến nỗi đang khỏa lấp mọi khó khăn vẫn còn y nguyên của thị trường. TTCK vì thế lại càng trở nên kỳ quặc hơn, giống như một gã say rượu leo dốc, nhưng bất chấp mọi chướng ngại phía trước, cái thế lảo đảo của gã lại vẫn có sức mê hoặc kỳ lạ khi lần lượt vượt qua các rào cản.

Về sự kỳ lạ như thế, người ta sẽ còn chứng kiến tính hoạt náo hơn nhiều của nó trong những tháng tới. Bất kể nền kinh tế chưa hồi phục hoặc có được phục hồi hay không, hầu như chắc chắn là TTCK vẫn lầm lũi bò lên, thỉnh thoảng lại được điểm xuyết bằng những phiên tăng dựng ngược.

Những ai đã không hiểu hoặc còn hoài nghi về thị trường này sẽ phải tự "sám hối". Bởi chân lý của chứng khoán là thị trường luôn luôn đúng, chứ không phải những phân tích nặng phần diễn giải vĩ mô.

Tác giả: VIỆT THẮNG 

Các bài khác:

Một nền giáo dục dễ bị tổn thương

[Marketing3k.vn] Chuẩn hoá đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức là việc cần làm để tăng chất lượng hoạt động của bộ máy nhà nước.

Một số sinh viên bị bắt quả tang trong lúc đang làm bài thi môn ngoại ngữ dưới tên của người khác; từ đó cơ quan điều tra phăng ra được một đường dây thi hộ. Nghe nói bước đầu phát hiện khoảng 200 cán bộ, công chức là người nhờ người khác thay mình đi thi để lấy các chứng chỉ ngoại ngữ cần thiết cho việc bổ túc, hoàn chỉnh hồ sơ học đại học, thạc sĩ,...

Sự việc chỉ là một phần nhỏ, được phanh phui của hiện tượng tiêu cực mà từ lâu toàn xã hội đều biết hoặc nghe nói. Vì nhiều lý do, không ít người đang làm việc tại các cơ quan nhà nước, không thể tự mình học và thi để có được bằng cấp mong muốn.
Trong khi đó, luật pháp đòi hỏi họ phải đạt các tiêu chuẩn cụ thể về trình độ văn hoá, nghiệp vụ, được chứng minh bằng các giấy tờ cụ thể gọi là văn bằng, chứng chỉ, mới được tiếp tục giữ chức vụ hiện tại hoặc được bổ nhiệm vào các chức vụ cao hơn. Dưới áp lực, đúng hơn nữa là dưới sự ám ảnh, đe doạ của các tiêu chuẩn ngặt nghèo, người không muốn rời bỏ chức vụ và muốn tiếp tục thăng tiến, trong điều kiện năng lực bản thân có hạn, chọn giải pháp nhờ thi hộ hoặc mua điểm, thậm chí mua luôn cả chứng chỉ, văn bằng, cho xong chuyện.

Chuẩn hoá đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức là việc cần làm để tăng chất lượng hoạt động của bộ máy nhà nước. Một nền hành chính quốc gia mạnh và hữu hiệu phải dựa vào một lực lượng tác nghiệp tinh thông về chuyên môn, đồng thời phải năng động, nhạy bén và có tác phong chuyên nghiệp.

Song, ở các nước tiền tiến, việc phân công, bổ nhiệm dựa chủ yếu không phải vào bằng cấp được xuất trình, mà vào năng lực có thật của ứng viên, thể hiện qua các cuộc giao tiếp với cơ quan sử dụng nhân lực để được sát hạch trực tiếp, sòng phẳng và minh bạch.

Ở Việt Nam, hệ thống tôn ti thứ bậc xã hội, theo truyền thống, được thiết lập dựa vào học vị khoa bảng; người có bằng cấp càng cao càng được tôn vinh, kính trọng. Thái độ đối xử đó mặc nhiên tạo ra xu hướng suy đoán người có bắng cấp cao là người hiểu biết sâu rộng và có khả năng quản trị, điều hành. Xu hướng ấy dần dần trở thành một thứ lá chắn, một thành trì bảo hộ con người chống lại rủi ro bị đánh giá thấp hoặc bị nghi vấn về sức hiểu biết và năng lực chuyên môn mỗi khi ứng tuyển vào một vị trí trong bộ máy.

Bị cuốn vào vòng xoáy tôn sùng bằng cấp, đến một lúc nào đó, người ta tự nhiên coi những tờ giấy ghi nhận trình độ học vấn như là những thứ trang sức cần thiết, đúng "mốt", đặc biệt mỗi khi cần xuất hiện, giao tiếp trong đời sống xã hội. Có thể hiểu tại sao các điều kiện về văn bằng, chứng chỉ đối với các ứng viên vào các chức vụ công được đòi hỏi ngày càng cao.

Hẳn cũng chỉ có thể dựa vào nhận xét đó để tìm cách giải thích cho bạn bè các nước, khi được hỏi, về sự tồn tại của các danh xưng "giáo sư thứ trưởng", "phó giáo sư vụ trưởng". Nhiều người không hiểu, bởi ở nước họ, giáo sư là chức vụ đại học thuần tuý và chỉ được dành riêng cho nhà giáo, nhà khoa học gắn chặt hoạt động chuyên môn của mình với giảng đường, không thể được trao cho quan chức.

Đáng nói hơn hết, trong điều kiện bằng cấp, học vị, học hàm phải do tổ chức, cơ sở giáo dục cấp, việc khu vực công có nhu cầu to lớn khiến hệ thống giáo dục, nhất là mảng giáo dục đại học, chịu sức ép ghê gớm. Ở một góc nhìn, đứng trước quá nhiều người mong muốn có bằng cấp, học hàm, học vị và ở trong tư thế sẵn sàng làm mọi thứ để đạt mục tiêu, nền giáo dục tỏ ra là một cơ thể mong manh, dễ bị tổn thương. Mà đúng là nó đã và đang thực sự mang thương tích, bởi sự tấn công của các cá thể, các nhóm cá thể theo đuổi mục tiêu riêng vào các vị trí yếu kém trong hệ thống. Vấn nạn thi hộ, mua điểm, bán bằng là biểu hiện của tình trạng thương tật đó.

Cần phê phán mạnh mẽ thái độ coi trọng bằng cấp hơn năng lực thực tại; cần tôn trọng thiên chức trồng người của giáo dục và không coi giáo dục là thứ công cụ phục vụ cho việc chuẩn hoá về mặt hình thức đội ngũ cán bộ, công chức. Nếu không môi trường học đường, giảng đường sẽ còn bị vẩn đục, thậm chí ngày càng trầm trọng.

Tác giả: PGS.TS NGUYỄN NGỌC ĐIỆN

Các bài khác:

Đâu là nhân viên bán hàng giỏi?

[Marketing3k.vn] Yếu tố tạo nên sự khác biệt giữa một nhân viên bán hàng giỏi với những đồng nghiệp bình thường đó là người bán hàng giỏi luôn phấn đấu để tăng thu nhập. Để bán được nhiều hàng, người nhân viên ấy phải tìm mọi cách thu hút và thuyết phục khách mua hàng. Họ nắm rõ sản phẩm đến từng chi tiết, họ biết thế giới bên ngoài cạnh tranh ra sao và quan trọng hơn cả, họ biết tạo ra mối quan hệ thân mật với từng khách hàng.

 Động lực kiếm được thu nhập cao chính là một nét tiêu biểu của người bán hàng giỏi. Thế nhưng, nếu quyết định tuyển dụng của bạn dựa trên thành tích trong quá khứ của ứng viên thì chưa hẳn bạn đã tìm được một nhân viên bán hàng giỏi.

Nguyên nhân là có thể người ấy đã nắm bắt được vài cơ may và đã có mặt đúng chỗ, vào đúng thời điểm mà khách hàng sẵn sàng bỏ tiền mua hàng.

Có không ít nhà quản trị chọn lựa những cá nhân trông có vẻ dễ mến vì cho rằng đó là một điểm mạnh mà biết phát huy thì sẽ có nhiều khách hàng và bán được nhiều hàng.

Thế nhưng thực tế không phải như vậy. Những ứng viên có ngoại hình khả ái, dễ mến thường phù hợp với vị trí chăm sóc khách hàng hơn là bán hàng.

Trong lúc phỏng vấn ứng viên, bạn nên xem xét một số dấu hiệu dưới đây để thấy được những đặc điểm của một nhân viên bán hàng giỏi:

Họ thẳng thắn đặt ra những câu hỏi liên quan đến tiền bạc. Khi được phép hỏi, ứng viên sẽ hỏi liệu lương của họ có bị giới hạn bởi mức trần, thu nhập của nhân viên bán hàng giỏi hiện được bao nhiêu, công ty có hỗ trợ đặc biệt nào để giúp nhân viên giỏi có lợi thế đặc biệt trong công việc, nếu chỉ bán được hàng ở mức vừa phải thì thu nhập hằng tháng của nhân viên là bao nhiêu…

Họ ưa thích những gì mua sắm được bằng thu nhập của mình. Nếu họ chuyển sang đề tài về những thú vui hoặc dự định mua sắm bằng thu nhập, hãy cứ để họ tiếp tục vì đó chính là dấu hiệu chứng tỏ ứng viên đã từng làm được nhiều tiền và đang có hứng thú bán được nhiều hàng để nhận được thu nhập cao.

Hẳn nhiên, họ có những bận tâm về chi phí sinh hoạt hằng ngày như bao người khác, song nếu họ muốn kiếm nhiều tiền hơn để đi nghỉ mát hay sắm sửa chiếc xe mới thì hãy nghĩ đến doanh số họ sẽ mang về cho công ty.

Họ đi làm ngay từ nhỏ. Hầu hết những ai có hứng thú với việc kiếm tiền để mua những thứ họ thích thì thường đi làm từ khi còn rất trẻ.

Kinh nghiệm thu được trong cuộc sống giúp họ trở nên dạn dày và sành sỏi hơn người cùng tuổi, đồng thời họ còn tích lũy được cả nghệ thuật chào hàng, thuyết phục khách mua hàng.

Họ đặc biệt quan tâm đến kỹ năng chốt lại buổi bán hàng thành công của người khác. Bạn có thể nêu một ví dụ cho các ứng viên biết rằng một nhân viên bán hàng xuất sắc tại doanh nghiệp của bạn có thể kiếm mức lương cao khó ngờ.

Nếu ứng viên hỏi bạn rằng nhân viên xuất sắc ấy đã gọi bao nhiêu cuộc điện thoại trong một tuần, bằng cách nào người ấy đã thuyết phục được khách hàng mua số lượng hàng khổng lồ… thì đó là người mới mà bạn nên quan tâm tìm hiểu sâu hơn để ra quyết định tiếp nhận.

HÀ LAM - DNSG

Sunday, March 18, 2012

DN giải thể hàng loạt: Thuốc lãi suất chưa đến, bệnh đã di căn

[Marketing3k.vn] Doanh nghiệp vẫn đang sống trong hi vọng với thông tin hạ lãi suất cho vay khi lãi huy động đã vè mức trần mới. Tuy vậy bệnh tình của đa phần doanh nghiệp đã di căn nên để thoát hiểm thì doanh nghiệp cần nỗ lực mở đường đến nguồn vốn của ngân hàng trước khi quá muộn.

Mới đây theo báo cáo của Hiệp hội doanh nghiệp TP.HCM, trên địa bàn có 60% DN nhỏ và vừa hiện sản xuất sút kém, không đủ vốn để duy trì sản xuất và chỉ có 20% DN có cơ hội vượt qua khủng hoảng. Tính trong 2 tháng đầu năm nay trên địa bàn TP có khoảng 3.000 DN tạm ngưng hoạt động, nâng tổng số DN đang tạm ngưng hoạt động lên con số trên 10.000 DN.

Đòn đánh được cho là khá mạnh khiến cho doanh nghiệp khó gượng dậy là chi phí đầu vào đã tăng quá cao. Giá cả nhiều mặt hàng liên tục tăng mạnh cộng với vốn vay lãi suất cao đã tạo thành "gọng kiềm" siết chặt doanh nghiệp trong cơn giãy chết. Thêm vào đó lượng hàng tồn kho đang là một gánh nặng không nhỏ cho doanh nghiệp trong việc thu hồi vốn.

Chỉ số tồn kho của toàn ngành công nghiệp chế biến, chế tạo ở TP.HCM hiện đã tăng 17,4% so với cùng thời điểm năm trước. Trong đó, ngành chế biến và bảo quản rau quả tăng trên 80%; sản xuất phân bón và chất ni tơ tăng gần 72%, xi măng, vôi, vữa tăng gần 62%, sắt thép tăng 53%... Với những con số trên thì doanh nghiệp đã kiệt sức trong việc gồng mình gánh lượng hàng tồn kho này.

Vẫn là chuyện doanh nghiệp yếu kém thì tất yếu phải tự đào thải và triệt tiêu. Tuy vậy việc giải thể của hàng loạt doanh nghiệp vẫn còn tồn tại nhiều vấn đề trong chính sách điều hành là tác nhân không nhỏ đưa doanh nghiệp lâm trọng bệnh.

Vốn rẻ, vốn ưu đãi được đề cập đến liên tục không chỉ ở hiện tại mà từ năm trước. Ồn ào là thế nhưng để doanh nghiệp tiếp cận được nó vẫn là còn là điều bí ẩn. Thậm chí nhiều doanh nghiệp còn cho là chuyện hoang đường. Vậy chính sách tiền tệ trong suất thời gian qua có thực sự đảm bảo ngân hàng chia sẻ khó khăn cùng doanh nghiệp hay lại là cơ hôi để cho các ngân hàng tối đa hóa lợi nhuận.

Ở chiều hướng khác trong một thời gian quá dài cầm cự liệu doanh nghiệp có còn đủ sưc khỏe để hấp thụ nguồn vốn từ ngân hàng hay không. Nhiều ngân hàng đã quá lo lắng về việc tăng trưởng tín dụng 15-17% trong năm nay. Tuy vậy những lo lắng trên có vẻ hơi thừa khi thực tế 2 tháng đầu năm cũng chỉ tăng được khoảng 2%. Vốn ngân hàng lại tiếp tục được "giằng co" khi doanh nghiệp hấp thụ yếu mà ngân hàng vẫn chưa muốn cho vay vì lo ngại nợ xấu.

Lãnh đạo một doanh nghiệp ở TP.HCM bức xúc tại buổi gặp gỡ với lãnh đạo TP trong tuần qua. Vị này cho rằng, vấn đề là nhà nước cần làm gì để doanh nghiệp có thể tiếp cận được vốn vay với lãi suất thấp trong thời gian sớm nhất sau khi công bố hạ lãi suất? Việc thông báo lãi suất hạ mà con đường đưa vốn về doanh nghiệp vẫn chưa được mở hoặc đi bằng đường khác mất nhiều thời gian hơn. Đến khi tiếp cận được vốn thì mọi việc đã rồi.

Ông Nguyễn Trọng Hạnh - phó cục trưởng Cục Thuế TP.HCM cho biết, cơ cấu vốn của doanh nghiệp phần lớn vẫn là vốn vay, việc cứ lo trả lãi ngân hàng thì thua lỗ là điều đương nhiên. Trong hai tháng đầu năm 2012, số DN trên địa bàn TP.HCM ngưng hoạt động lên tới hơn 3.000 đơn vị chủ yếu vẫn là đói vốn. Trong khi đó các ngân hàng lại thấy việc cấp tín dụng liên ngân hàng hấp dẫn hơn là tín dụng cho doanh nghiệp. Vì vậy dòng vốn cứ luân chuyển ở trong nội bộ các ngân hàng còn nơi cần cấp vốn như doanh nghiệp vẫn đang còn khô hạn.

Con số 50.000 doanh nghiệp ngừng hoạt đông trên toàn quốc vẫn có nguy cơ được tăng thêm. Doanh nghiệp vẫn đang sống trong hi vọng với thông tin hạ lãi suất cho vay khi lãi huy động đã vè mức trần mới. Tuy vậy bệnh tình của đa phần doanh nghiệp đã di căn nên để thoát hiểm thì doanh nghiệp cần nỗ lực mở đường đến nguồn vốn của ngân hàng trước khi quá muộn.
Tác giả: NAM PHONG

Các bài khác:

Giáo hội Phật giáo lên tiếng về clip "thỉnh bao cao su"

[Marketing3k.vn] Sáng 17/3, Hòa thượng Thích Thiện Nhơn, Phó Chủ tịch kiêm Tổng Thư Ký Giáo hội Phật giáo Việt Nam gửi công văn tới Bộ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông, Bí Thư thứ nhất Trung ương Đoàn TNCS Hồ Chí Minh phản ánh đoạn clip có nội dung gây bức xúc Tăng Ni, Phật tử

Trong công văn Hòa thượng Thích Thiện Nhân ghi rõ: “Nhiều ngày qua, Ban Thường trực Hội đồng Trị sự Giáo hội Phật giáo Việt Nam nhận được những phản ứng gay gắt và bức xúc của Tăng Ni, Phật tử Việt Nam trong nước cũng như ngoài nước đối với đoạn video nhằm tuyên truyền sức khỏe sinh sản theo chủ trương của Trung ương Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh có nội dung báng bổ Phật giáo.

Tìm hiểu nội vụ, chúng tôi nhận thấy đến thời điểm này, trên trang mạng vẫn còn nguyên bài viết Clip “Thầy trò Đường tông đi thỉnh…bao cao su” với nội dung ca ngợi đoạn video clip ngắn có thời lượng 01phút35 giây, do các sinh viên thuộc Học viện Báo chí tuyên truyền thực hiện để tham dự cuộc thi tìm kiếm thông điệp xuất sắc cho dự án “Friendly Condom” (Bao cao su thân thiện) của Ngôi nhà Tuổi trẻ - Trung tâm chăm sóc, tư vấn sức khỏe sinh sản thuộc Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh.

Xem đoạn video clip ngắn, chúng tôi thật sự bất ngờ trước việc các sinh viên đã xây dựng nhóm nhân vật “Thầy trò Đường Tông” đi thỉnh bao cao su mà bất kỳ ai cũng nhận biết đó là việc lợi dụng hình tượng “Thầy trò Đường Tăng” đi thỉnh kinh ở Ấn Độ của tác giả Ngô Thừa Ân được thể hiện qua tiểu thuyết “Tây Du ký” đời nhà Minh, Trung Quốc.

…Tiến sĩ Amartya Sen người được giải Nobel kinh tế năm 1998 đã ca ngợi Ngài là “nhân vật đáng trân trọng, là bậc cao tăng đại đức, là chứng nhân của lịch sử, là sứ giả giao lưu văn hóa Trung - Ấn”. Bên cạnh hình tượng đó, video clip còn đưa cả hình tượng Đức Phật, là niềm tin tôn giáo bất khả xâm phạm của toàn thể Tăng Ni, Phật tử trên toàn thế giới.

Qua đoạn video clip nói trên của các sinh viên thuộc Học viện Báo chí tuyên truyền là thiếu ý thức, mang nội dung xúc phạm niềm tin tôn giáo, thay đổi nội dung đi thỉnh kinh bằng việc đi thỉnh bao cao su, là xúc phạm đến vị Thánh tăng và Đức Phật - Giáo chủ của Phật giáo, một vị Thánh tăng và vị Giáo chủ Phật giáo, một nhân vật lịch sử được cả thế giới ngưỡng mộ.

Đoạn clip đi thỉnh bao cao su khiến Tăng, Ni, Phật tử bức xúc
Đoạn clip đi thỉnh bao cao su khiến Tăng, Ni, Phật tử bức xúc
Nhưng nghiêm trọng hơn, đã có những người có trách nhiệm ca ngợi đoạn video clip ngắn trên, trao cho nó giải thưởng xuất sắc, viết lời tán dương, tuyên truyền trên mạng, và sau khi có phản ứng của Tăng Ni, Phật tử vẫn không thể hiện thái độ tôn trọng niềm tin tôn giáo của số đông những người yêu mến Đạo Phật.”

Thay mặt Ban Thường trực Hội đồng Trị sự Giáo hội Phật giáo Việt Nam, Hòa thượng yêu cầu: Lập tức áp dụng mọi biện pháp để xóa bỏ mọi hình ảnh của đoạn video clip nói trên ở mọi trang mạng hiện đang phát tán. Công khai nêu ý kiến của Cơ quan có trách nhiệm về việc thực hiện, phát tán, trao giải cho đoạn video clip ngắn đó.

Có biện pháp xử lý đối với những ai có liên quan đến việc thực hiện, phát tán, trao giải, tán dương đối với đoạn video clip ngắn “Thầy trò Đường tông đi thỉnh… bao cao su”. 

Đồng thời những người thực hiện đoạn video clip đó phải công khai xin lỗi về những nội dung được thể hiện trong đoạn video clip có nội dung báng bổ Phật giáo, xúc phạm niềm tin tôn giáo”.

Ngoài việc gửi Công văn đến Bộ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông, Bí Thư thứ nhất Trung ương Đoàn TNCS Hồ Chí Minh, Hòa Thượng Thích Thiện Nhơn cũng gửi đến Ban Tuyên giáo Trung ương, Ban Tôn giáo Chính phủ để biết và giúp đỡ.
Hoài Lương

Các bài khác:

Saturday, March 17, 2012

Marketing và lối ra trong khủng hoảng

[Marketing3k.vn] Trong bối cảnh nền kinh tế suy thoái và khủng hoảng, danh mục cắt giảm đầu tiên mà doanh nghiệp thường nghĩ đến là marketing (tiếp thị). 
Vì mọi người thường nghĩ rằng, khi nền kinh tế rơi vào suy thoái, người tiêu dùng nào cũng sẽ “thắt lưng buộc bụng” và chẳng mấy lưu tâm đến những sự kiện quảng bá hào nhoáng nữa. Lúc này, marketing sẽ là một thứ “xa xỉ phẩm”, chỉ gây ra tốn kém chứ không đem lại bất cứ hiệu quả nào.

Thực tế có phải như vậy?
" Lâu nay, suy nghĩ về marketing thường được “đóng khung” trong những lý thuyết đã trở thành kinh điển như 4P, 3C...; nhưng thực chất, xã hội và khách hàng hiện nay đã thay đổi rất nhiều."


Tư duy lại vai trò của marketing

Peter Drucker, người được xem là “cha đẻ”của quản trị kinh doanh hiện đại từng nói rằng: “Mục tiêu cuối cùng của mọi hoạt động kinh doanh là tạo ra khách hàng. Và chỉ có hai chức năng trong doanh nghiệp có thể làm được điều này, đó là marketing và sáng tạo (innovation)”.

Có thể thấy rằng, marketing không phải là một bộ phận “chỉ biết tiêu tiền” như người ta vẫn nghĩ. Nếu như các bộ phận khác trong tổ chức chủ yếu tập trung vào việc tạo ra doanh thu và lợi nhuận bằng cách lôi kéo, chăm sóc, duy trì những khách hàng hiện tại; thì nhiệm vụ của marketing lại là tạo ra khách hàng mới bằng cách “đánh thức” những nhu cầu mới nằm ngay trong tiềm thức của khách hàng nhưng họ lại chưa từng hình dung đến nó cho đến khi có tác động của Marketing. Đó là lý do tại sao Peter Drucker cho rằng marketing xứng đáng được xếp vào danh sách những bộ phận tạo ra lợi nhuận chứ không phải là bộ phận chi phí.

Tuy nhiên, trong bối cảnh của khủng hoảng kinh tế ngày càng trở nên căng thẳng và đặt áp lực lên vai doanh nghiệp mỗi ngày, rất nhiều tổ chức đã không thể giữ được tầm nhìn dài hạn đó. Ngay cả những thương hiệu tầm cỡ thế giới như GM, Sears, Kodak, AT&T… cũng phải đối diện với việc đánh mất vị thế của mình do không thể tìm thấy một lối ra phù hợp. Tâm lý chung của những người làm marketing là cảm thấy bất lực và bối rối khi những “vũ khí” đã từng mang lại hiệu quả tột đỉnh trước đây bỗng dưng trở nên vô hiệu. 

Phải chăng, đó chỉ là khó khăn tạm thời hay là hệ quả của mức độ cạnh tranh đang ngày càng khốc liệt? Nên tạm thời “án binh bất động” đợi suy thoái qua đi hay đã đến lúc “trở mình” để thích nghi? Nên tiếp tục đầu tư để duy trì hay cắt giảm để tiết kiệm chi phí? Hàng loạt câu hỏi khiến những nhà lãnh đạo cảm thấy mình như rơi vào một “mê hồn trận” mà chẳng biết lối ra nào sẽ dẫn đến một chiến lược marketing phù hợp.

Lối ra nào trong giai đoạn khủng hoảng?

Trong lần tái bản cuốn “Quản trị Marketing” – cuốn sách được xem là “gối đầu giường” của dân marketing, cha đẻ marketing hiện đại Philip Kotler cũng đã phải cập nhật lại lý thuyết của mình cho phù hợp với bối cảnh mới. Ông cho rằng: “Đừng xem chuyện suy thoái kinh tế chỉ là một giai đoạn tạm thời sẽ nhanh chóng qua đi mà phải nhìn nhận nó như là một thực tế hiển hiện và bình thường. Do vậy, hãy thay đổi cách làm marketing sao cho phù hợp với thực tế đó, chứ đừng bao giờ chỉ cắt giảm và ngồi đợi suy thoái qua đi.” 

Lâu nay, suy nghĩ về marketing thường được “đóng khung” trong những lý thuyết đã trở thành kinh điển như 4P, 3C...; nhưng thực chất, xã hội và khách hàng hiện nay đã thay đổi rất nhiều. Để tồn tại và phát triển, không còn cách nào khác là phải nhận thức rõ sự thay đổi này, để có thể đưa ra những cách nghĩ mới, cách làm mới thật sự hiệu quả. 

Ví dụ, khi quảng cáo trên truyền hình không tạo được hiệu ứng tốt nữa, chúng ta thường vội vã kết luận rằng marketing không còn hiệu quả trong giai đoạn suy thoái rồi cắt giảm ngân sách. Trong khi đó, tại sao chúng ta không thử chuyển sang các giải pháp truyền thông số/truyền thông xã hội mới như Blog, Webcast, Videocast, Postcast … để giải quyết vấn đề với chi phí thấp hơn rất nhiều, mà lại phù hợp với xu thế phát triển của xã hội?

Bên cạnh đó, vì marketing giữ vai trò thiết yếu trong việc tạo ra doanh thu tương lai cho cả tổ chức, nên không thể xem đó chỉ là một chức năng mang tính chuyên môn giao cho một bộ phận mà mà phải là công việc mang tính chiến lược, cần sự suy nghĩ và góp sức của cả tổ chức. 

Nói cách khác, một chiến lược marketing hiệu quả chỉ được tạo ra khi quy trình hoạch định chiến lược đó có sự tham gia của các cấp lãnh đạo và các bộ phận có liên quan trong việc thu thập thông tin và xác định những hướng đi tiềm năng. 

Đồng thời, đối tượng mà nó nhắm tới không chỉ là khách hàng mà gồm cả những ai có ảnh hưởng đến sự tồn tại và phát triển của doanh nghiệp như các nhà phân phối, nhà cung cấp, nhân viên, cổ đông và cộng đồng.

Và như vậy, marketing phải luôn là trung tâm của mọi sự thay đổi và bao quát được những vấn đề thực tế mới. Nếu thất bại trong việc chỉ ra được những thách thức mà doanh nghiệp sẽ phải đối mặt, marketing sẽ trở nên vô dụng, thậm chí ảnh hưởng xấu đến kết quả kinh doanh. 

Nhưng nếu được thay đổi hiệu quả, nó sẽ là sợi dây vô hình gắn kết các mối tương quan trong và ngoài tổ chức. Điều này sẽ mang lại một lợi thế vô cùng lớn cho doanh nghiệp. Chính vì thế mà “Cha đẻ”của quản trị hiện đại đã một lần nữa khẳng định: “marketing đúng nghĩa sẽ là nơi phải tạo được khả năng bao phủ toàn bộ hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp”
Theo Hoàng Anh - VnEconomy

Friday, March 16, 2012

2012: Rủi ro nào từ cú sốc dầu mỏ?

[Marketing3k.vn] Đánh giá những nguy hại gây ra do giá dầu tăng cao đồng nghĩa với việc trả lời bốn câu hỏi: Đâu là “lực đẩy” của giá dầu? Giá dầu còn leo cao đến đâu? Tác động của nó đến nền kinh tế cho tới nay là gì? Và rồi những lần tăng giá tiếp theo trong tương lai sẽ gây ra những thiệt hại gì?
Khi cuộc khủng hoảng đồng Euro đang tạm được thời được kiểm soát, giá dầu lại trở thành mối bận tâm "sát sườn" nhất của kinh tế thế giới ở thời điểm hiện tại. Tâm lý lo sợ là điều dễ hiểu khi thị trường dầu mỏ vốn nhạy cảm, trong khi căng thẳng với Iran lại ngày một leo thang. Giá dầu thô Brent tăng vọt thêm hơn 5 USD/ thùng trong ngày 1/3, cán mốc 128 USD/thùng sau khi một tờ báo Iran đưa tin về vụ nổ phá hủy một đường ống dẫn dầu quan trọng của Ảrập Xêút. Mặc dù đã hạ nhiệt sau khi Ảrập Xêút bác bỏ tin đồn, giá dầu thô vẫn ở mức 125 USD, cao hơn 16% so với đầu năm.

Đánh giá những nguy hại gây ra do giá dầu tăng cao đồng nghĩa với việc trả lời bốn câu hỏi: Đâu là "lực đẩy" của giá dầu? Giá dầu còn leo cao đến đâu? Tác động của nó đến nền kinh tế cho tới nay là gì? Và rồi những lần tăng giá tiếp theo trong tương lai sẽ gây ra những thiệt hại gì?

Căn nguyên của sự tăng giá

Những cú sốc về nguồn cung còn tác động tiêu cực tới tăng trưởng toàn cầu một cách mạnh mẽ hơn nhiều so với tác động của việc dầu tăng giá - kết quả từ sự gia tăng nhu cầu sử dụng. Người ta vẫn cho rằng nguyên nhân của đợt tăng giá dầu thời gian qua là do bàn tay hào phóng của ngân hàng trung ương các nước. Trong những tháng gần đây các ngân hàng trung ương lớn trên thế giới đều đồng loạt hỗ trợ thanh khoản, mở rộng chính sách nới lỏng định lượng (NLĐL) như in tiền để mua trái phiếu; hoặc hứa hẹn kéo dài thời gian hạ thấp lãi suất. Từ đây lại nổ ra cuộc tranh luận về việc liệu có phải chính dòng tiền "giá rẻ" này đã đưa đẩy các nhà đầu tư đến với những tài sản "vật chất", đặc biệt là dầu.

Nhưng bởi vì thị trường tự nó đã có tính định hướng, chỉ cần một lời tuyên bố thôi chứ chưa phải ban hành chính sách NLĐL thì chừng đó cũng đã đủ làm giá dầu "nhúc nhích"; thực ra, từ tháng trước, Chủ tịch Cục Dự trữ Liên bang Mỹ, Ben Bernanke, đã gửi đến thị trường hai chữ "thất vọng" khi không phát đi bất cứ tín hiệu nào về một đợt NLĐL nữa. Thêm nữa, nếu giá dầu tăng do yếu tố đầu cơ thì lượng dầu cất trữ cũng phải tăng, điều này hoàn toàn trái ngược với những gì đã và đang diễn ra. Ngân hàng trung ương các quốc gia cũng có thể gián tiếp tác động tới thị trường dầu bằng cách nâng cao mức dự báo tăng trưởng toàn cầu - một yếu tố "trung gian" góp phần nâng mức kỳ vọng về nhu cầu sử dụng dầu của thế giới.

Luận điểm này có thể được chứng minh bằng nhiều ví dụ cụ thể. Lần tăng giá dầu vừa qua xảy đến đồng thời với những tín hiệu lạc quan về nền kinh tế thế giới: một thảm họa trong khu vực đồng Euro và một "cú tiếp đất" nhọc nhằn của "chiếc phi cơ" Trung Quốc có vẻ khó xảy ra hơn và nền kinh tế Mỹ dường như đang phục hồi ổn đình hơn.

Tuy nhiên, sự lạc quan, dù ít, về triển vọng tăng trưởng mới chỉ là một phần của câu chuyện.

Gián đoạn nguồn cung mới là tác nhân góp phần nhiều hơn vào sự đắt đỏ của giá dầu. Tính tổng cộng, trong vài tháng vừa qua, nguồn cung trên thị trường dầu có thể đã sụt giảm hơn 1 triệu thùng mỗi ngày. Một loạt các rắc rối không liên quan đến Iran, từ tranh chấp đường ống dẫn dầu với Nam Sudan cho tới những vấn đề cơ khí ở Biển Bắc, đã làm "lỡ nhịp" 700.000 thùng mỗi ngày. Đó là chưa kể, hàng ngày có khoảng 500.000 thùng nữa của Iran đang tạm thời "khoanh tay đứng nhìn" thị trường do vấp phải lệnh trừng phạt từ châu Âu và tranh chấp thanh toán với Trung Quốc.

Nguồn cung dự trữ quá ít. Dự trữ dầu tại các nước giàu đang ở mức thấp nhất trong vòng 5 năm trở lại đây. Việc OPEC tăng khả năng dự trữ vẫn chưa có gì là chắc chắn. Ảrập Xêút đang cố gắng thu được khoảng 10 triệu thùng/ngày, gần đạt mức kỷ lục (xem Biểu đồ 1). Và mối đe dọa về sự thiếu hụt nguồn cung sẽ còn lớn hơn nhiều nếu Iran hiện thực hóa lời cảnh báo đóng cửa eo biển Hormuz, nơi tiếp đón 17 triệu thùng dầu qua lại mỗi ngày, tương đương khoảng 20% nguồn cung toàn cầu. Thậm chí chỉ cần một hành động đóng cửa tạm thời của Iran cũng đủ để tạo nên "cú hẫng" nghiêm trọng hơn bất kỳ cú sốc dầu mỏ nào trước kia. Ngay như mức độ ảnh hưởng từ lệnh cấm vận dầu mỏ đối với Ả rập năm 1973 cũng mới chỉ dừng lại ở 5 triệu thùng/ngày.

Tách bạch từng nhân tố nói trên không đơn giản chút nào, nhưng Jeffrey Currie của Goldman Sachs cho rằng chính các nguyên lý cơ bản về cung và cầu đã đẩy giá dầu lên khoảng 118 USD/thùng. Ông nhận định phần tăng còn lại là do những lo ngại về Iran. Nếu thực tế đúng như vậy thì một khi các mối quan hệ với Iran được cải thiện, giá dầu có thể đi xuống vài đô la, nhưng vẫn sẽ dao động quanh 120 USD.

Ai được, ai mất?

Trên bình diện toàn cầu, thiệt hại từ việc dầu tăng giá, tính đến thời điểm hiện tại, có lẽ vẫn còn khá khiêm tốn. Kinh nghiệm cho thấy nếu giữ giá dầu tăng 10% thì thế giới sẽ phải đánh đổi chừng 0,2% tăng trưởng trong năm đầu tiên, chủ yếu là do khi giá dầu tăng cao, thu nhập cá nhân của người tiêu dùng dầu sẽ chuyển sang thành thu nhập của nhà sản xuất, những người có xu hướng chi tiêu ít hơn. Ở thời điểm này, gần như bất kỳ một tác động tiêu cực nào của giá dầu cũng đều có thể được "xí xóa" bởi những tín hiệu lạc quan đang diễn ra ở nơi nào đó trên thế giới, ví dụ như sự hạ nhiệt của cuộc khủng hoảng đồng euro. Vậy nên cho dù dầu có đắt đỏ, triển vọng về tăng trưởng toàn cầu vẫn còn sáng sủa hơn so với hồi đầu năm.

Tuy nhiên tác động của giá dầu đến tình hình tăng trưởng và lạm phát ở từng quốc gia sẽ khác nhau.Tại Mỹ, một nước nhập khẩu ròng vốn khá nhẹ tay trong việc đánh thuế nhiên liệu, có một nguyên tắc căn bản là giá dầu cứ tăng 10 USD (tương đương giá xăng tăng 25 xu) thì tổng sản lượng quốc dân giảm xấp xỉ 0.2% trong năm đầu tiên và 0.5% trong năm tiếp theo. Điều này sẽ kéo chậm lại, chứ chưa đến mức tuột dốc, một đầu tàu kinh tế được kỳ vọng sẽ tăng trưởng hơn 2% trong năm nay.

Vài năm trở lại đây, trong bất kỳ trường hợp nào cũng không khó để tìm ra lý do giải thích tại sao nước Mỹ ngày càng khéo xoay xở mỗi khi dầu tăng giá. Giá xăng có nhảy vọt thì vẫn còn thua xa năm 2011 hoặc 2008. Công ăn việc làm được tạo ra ngày một nhiều mang lại thêm thu nhập cho người dân để trang trải các chi phí nhiên liệu. Và kinh tế Mỹ ngày nay cũng ngày càng bớt đau đầu hơn với bài toán năng lượng, ít phụ thuộc hơn vào hàng hóa nhập khẩu. Mức tiêu dùng dầu đã giảm trong hai năm qua, ngay cả khi GDP tăng đều đặn.

 

Người dân Mỹ bây giờ có xu hướng lái xe ít hơn và quay sang tìm mua những chiếc xe tiết kiệm nhiên liệu. Nhập khẩu ròng đối với mặt hàng dầu đã rời xa mức đỉnh năm 2005, đồng nghĩa với việc người dân Mỹ, dù vẫn phải "nghiến răng" mua dầu đắt đỏ, thì khoản tiền đó cũng được coi là tiêu dùng trong lãnh thổ nước Mỹ. Nguồn khí đốt tự nhiên dồi dào góp phần giảm giá xăng, kết hợp với một mùa đông ấm áp lạ thường, đã làm giảm gánh nặng chi tiêu sưởi ấm cho các hộ gia đình Mỹ xuống mức thấp không ngờ.

Trong tháng 1, phần chi phí dành cho năng lượng của người tiêu dùng đã gần chạm ngưỡng thấp kỷ lục của 50 năm qua. Những yếu tố này không hàm ý nước Mỹ đã "trơ" với dầu, mà chỉ là tác động của giá dầu tăng cho đến nay vẫn còn ở mức khiêm tốn. 

Châu Âu lại chịu ảnh hưởng nhiều hơn. Tại các quốc gia châu Âu, nơi chính sách thuế đối với mặt hàng dầu khắt khe hơn nhiều so với Mỹ, tác động của giá dầu đến tăng trưởng thường ở mức độ "nhẹ nhàng" hơn. Nhưng lần này, tình hình có thể sẽ khác do hầu hết các nền kinh tế đã rơi vào trạng thái trì trệ hoặc thu hẹp. Tệ hơn nữa, những nền kinh tế ngoại vi thuộc nhóm yếu kém nhất của châu Âu lại chính là những nước nhập khẩu ròng mạnh mẽ nhất (xem biểu đồ 2).

Hy Lạp là ví dụ điển hình khi phụ thuộc quá nhiều vào nguồn năng lượng nhập khẩu, 88% trong số đó là dầu. Chỉ cần vài lần dầu nhích giá như hiện nay cũng đã đủ làm trầm trọng thêm cuộc suy thoái khu vực đồng euro; thì một cú tăng phi mã hoàn toàn có thể gây nên một cuộc khủng hoảng sâu rộng và bóp vụn niềm tin của cả thị trường.

Nước Anh tương đối "thong dong". Mặc dù là một nước nhập khẩu ròng đối với dầu, Anh lại có những nguồn tài nguyên quan trọng ở Biển Bắc. Thiệt hại đối với người tiêu dùng do giá nhiên liệu tăng sẽ ngay lập tức được bù đắp phần nào bởi lợi nhuận từ chính hoạt động dầu khí của quốc gia này. Dẫu vậy, ngay cả ở Anh, tính đi tính lại thì hệ quả của việc tăng giá cho đến nay là tiêu cực hơn mức thông thường, đặc biệt kể từ khi tỷ lệ lạm phát giảm nhanh chóng. Lạm phát thấp hơn, thu nhập thực tế cao hơn là một lý do mà các nhà hoạch định chính sách của Anh đặt nhiều hy vọng rằng nền kinh tế có thể sẽ được cải thiện ngay trong năm nay.

Đối với các nền kinh tế mới nổi, bức tranh thậm chí còn hiện lên rất khác nhau tùy từng góc nhìn. Những nhà xuất khẩu dầu, từ Venezuela sang Trung Đông, thì đang "kiếm được"; còn ai nhập khẩu dầu thì sẽ chỉ thấy cán cân thương mại ngày một xấu đi.

Trong các năm 2008 và 2011, đối tượng chịu tác động chính của giá dầu tại các nền kinh tế mới nổi chính là tỷ lệ lạm phát. Giờ thì nỗi lo đó đã bớt nặng nề hơn, chủ yếu nhờ sự ổn định của giá lương thực, nhân tố đang chiếm tỷ trọng ngày một lớn trong rổ hàng tiêu dùng của các nền kinh tế mới nổi. Tuy nhiên, đâu đó một vài quốc gia sẽ phải đối mặt với nhiều vấn đề. Trong ngắn hạn, một số nền kinh tế mới nổi ở Đông Âu sẽ phải hứng chịu nhiều nhất. Họ vừa bị ảnh hưởng bởi giá dầu đắt đỏ hơn, vừa bị "vạ lây" từ sự suy yếu của thị trường xuất khẩu châu Âu.

Ấn Độ cũng là một mối bận tâm. Nhiên liệu là một cấu phần lớn khi tính chỉ số giá bán buôn của nước này, vì thế khi giá dầu tăng, chi phí nhiên liệu trong nước sẽ tăng và kéo tỷ lệ lạm phát tăng theo. Khi mọi việc vượt quá mức cho phép, đến lượt ngân sách sẽ bị ảnh hưởng. Ở Ấn Độ, chính phủ ấn định - và cũng trợ giá đáng kể - giá dầu diesel và dầu hỏa. Theo Deutsche Bank, giá dầu diesel chỉ tăng có 31% kể từ tháng 1 năm 2009, trong khi giá dầu thô tính bằng đồng rupee đã tăng 180%. Sự khác biệt đó là kết quả từ hành động trợ giá, điều này lại đi "ngược chiều" với những nỗ lực nhằm giảm thâm hụt ngân sách mà Ấn Độ đang hướng đến.

Hiện tại, dầu có đắt hơn thì cũng chẳng tổn hại gì cho tăng trưởng toàn cầu. Nhưng nó cũng không giúp được gì cho những nền kinh tế mong manh ở châu Âu. Và nếu eo biển Hormuz bị đe dọa, dầu sẽ lại tăng giá và đặt dấu chấm hết cho nỗ lực phục hồi của kinh tế thế giới.
Tác giả: HÙNG ANH (THEO ECONOMIST)

Các bài khác: