Sunday, April 15, 2012

Doanh nghiệp đang chết, Nhà nước làm gì?

Công nhân nhận lương qua máy ATM.
Doanh nghiệp khó khăn dẫn đến phá sản
sẽ ảnh hưởng tiêu cực đến người lao động
và xã hội. Ảnh: Thanh Tao.
[Marketing3k.vn] Giới doanh nghiệp tư nhân non trẻ của Việt Nam đang phải đối đầu với một câu hỏi sống còn: Tồn tại hay không tồn tại? Lý do là vì họ đã suy kiệt bởi bất ổn kinh tế vĩ mô kéo dài.

Hoàng Văn Phương, 33 tuổi, bó gối ngồi xem ti vi suốt ngày trong ngôi nhà ba tầng ở làng Phùng Khoang, Hà Nội. Cựu giám đốc một doanh nghiệp tư nhân này giết thời gian như vậy sau khi đã đóng cửa công ty ngay trước Tết. Sau hơn hai năm hoạt động trong lĩnh vực phân phối phụ tùng xe máy, công ty của Phương lặng lẽ phá sản do không thể thu hồi nợ. Các bạn hàng của công ty, theo lời kể của Phương, đã đóng cửa hay chây ỳ trả nợ do khó khăn, kéo theo sự đổ vỡ của công ty anh. Đây là lần thứ hai trong vòng bốn năm qua, doanh nhân trẻ này phải đóng cửa công ty và đành thất nghiệp.

" Đến giờ này, rất nhiều doanh nghiệp nhỏ và vừa đã suy kiệt. Mà không chỉ họ đâu, nhiều ông lớn, đặc biệt là trong ba lĩnh vực bất động sản, chứng khoán và sản xuất hàng tiêu dùng đang cực kỳ khó khăn."  Ông Cao Sỹ Kiêm, Chủ tịch Hiệp hội Doanh nghiệp vừa và nhỏ.

Đầu năm nay, những cán bộ ở Trung tâm Giới thiệu việc làm Hà Nội đã chi trả mức bảo hiểm thất nghiệp kỷ lục là 60 triệu đồng cho một trường hợp đặc biệt. Chị từng là giám đốc cho hai công ty tại Hà Nội, đại diện cho một tập đoàn chuyên về giao nhận có trụ sở ở Hồng Kông. Doanh thu giảm sút thảm hại đã làm vị nữ giám đốc giàu tự trọng này rời bỏ vị trí. Sau hơn 10 năm làm sếp, Trần Thị Lệ nay lại thất nghiệp ở tuổi 41.

Câu chuyện của hai giám đốc trẻ thất bại kể trên, thật đáng buồn, đã tô thêm những nét màu tối lên bức tranh doanh nghiệp đầy ảm đạm của Việt Nam. Giới doanh nghiệp tư nhân non trẻ của Việt Nam đang phải đối đầu với một câu hỏi sống còn: tồn tại hay không tồn tại. Lý do đơn giản nhất, không giống như trong lịch sử, là họ đã suy kiệt bởi bất ổn kinh tế vĩ mô kéo dài.

Phải tập trung sức để “cứu” doanh nghiệp

Chủ tịch Hiệp hội Doanh nghiệp vừa và nhỏ Cao Sỹ Kiêm không biết hai vị giám đốc trên về mặt cá nhân, nhưng ông hiểu tình cảnh của họ. Đó là tình cảnh chung của giới doanh nghiệp nhỏ và vừa chiếm tới 97% số lượng doanh nghiệp ở Việt Nam.

Khoát tay tỏ vẻ bất lực, ông Kiêm, người từng giữ vị trí thống đốc Ngân hàng Nhà nước, nói: “Đến giờ này, rất nhiều doanh nghiệp nhỏ và vừa đã suy kiệt. Mà không chỉ họ đâu, nhiều ông lớn, đặc biệt là trong ba lĩnh vực bất động sản, chứng khoán và sản xuất hàng tiêu dùng đang cực kỳ khó khăn”. Ông Kiêm cho rằng chỉ số tồn kho cao, sản xuất công nghiệp giảm sút, lãi suất ngân hàng chót vót, thị trường bất động sản đông cứng và hàng loạt những yếu tố tiêu cực khác là nguyên nhân làm phá sản tới 40% doanh nghiệp của Việt Nam.

Với ông Trần Đình Thiên, Viện trưởng Viện Kinh tế Việt Nam, bức tranh sức khỏe doanh nghiệp đang gây nhiều lo ngại. “Điều đáng chú ý là gia tốc tăng lên của số doanh nghiệp giải thể và ngừng hoạt động. Theo xu hướng đó, với đà giảm lãi suất rất chậm hiện nay, có thể dự đoán xu hướng tăng mạnh số lượng doanh nghiệp tuyên bố phá sản, đóng cửa, tạm ngưng hoạt động trong thời gian tới”.

Tuy nhiên, theo ông Thiên, điều đáng lo ngại hơn là tình trạng đa số doanh nghiệp phải cắt giảm công suất hoạt động với mức độ ngày càng tăng. Đây mới đích thực là phần chìm của tảng băng khó khăn mà các doanh nghiệp đang gặp phải. Rất tiếc, ông Thiên nhận xét, không có số liệu nào xác thực, cho phép nhận diện chính xác thực trạng của tảng băng này.

Ông Thiên cho rằng nhiệm vụ chủ yếu hiện nay không chỉ là kiềm chế lạm phát mà còn phải chống đình đốn kinh tế, tập trung sức để “cứu” khu vực doanh nghiệp thoát khỏi nguy cơ bị phá sản, đóng cửa, ngưng hoạt động và thu hẹp kinh doanh.

Nỗ lực từ Nhà nước

Bức tranh của doanh nghiệp đầy u tối như trên liệu có là mối quan tâm của các nhà hoạch định chính sách tiền tệ và tài chính?

Khi Thống đốc Nguyễn Văn Bình nhận nhiệm sở vào tháng 6 năm ngoái, ông ngay lập tức đối mặt với một tình thế tiến thoái lưỡng nan: phải duy trì lãi suất cao để chống đỡ với lạm phát kinh niên, mà hệ quả của nó thì giới doanh nghiệp lãnh đủ.

" Thống kê của Ủy ban Giám sát tài chính quốc gia cho thấy so với mặt bằng lãi suất cho vay bình quân tại một số nước trong khu vực - Ấn Độ khoảng 10%, Philippines 7,3%, Thái Lan 6,9%, Trung Quốc 6,6%, Singapore 5,4%, lãi suất cho vay bình quân của Việt Nam 20-22% là quá cao."

Mặc dù vậy, phần lớn doanh nghiệp nhỏ và vừa ở Việt Nam không thể tiếp cận vốn ngân hàng. Theo Tiến sĩ Nguyễn Thị Mùi, Giám đốc đào tạo phát triển nguồn nhân lực Ngân hàng Vietinbank, chỉ 30% doanh nghiệp nhỏ và vừa có thể tiếp cận vốn vay ngân hàng.

Bà Mùi minh họa nhận định này bằng con số gần 12.000 doanh nghiệp phá sản và tuyên bố ngừng hoạt động trong ba tháng đầu năm nay. Bà nói: “Doanh nghiệp nhỏ và vừa không phải là đối tượng ưu tiên cho vay của ngân hàng vì ngân hàng phải đảm bảo sự sống còn của chính mình”. Thống đốc Bình vừa quyết định giảm các loại lãi suất điều hành và trần lãi suất huy động tiền đồng thêm 1 điểm phần trăm. Tuy nhiên, còn phải chờ xem động thái này sẽ tác động như thế nào lên lãi suất cho vay và khả năng tiếp cận đồng vốn của doanh nghiệp nhỏ và vừa. 

Về phần mình, Bộ Tài chính đã có những phản ứng ban đầu giúp doanh nghiệp khi ban hành Thông tư 42/2010/TT-BTC tiếp tục giãn thời hạn nộp thuế thu nhập doanh nghiệp quí 1 và quí 2-2011 của doanh nghiệp nhỏ và vừa, doanh nghiệp sử dụng nhiều lao động trong các ngành dệt may, da giày, chế biến nông lâm thủy sản thêm ba tháng nữa. Ước tính có khoảng hơn 160.000 doanh nghiệp được giãn nộp thuế với số tiền thuế hơn 10.000 tỉ đồng.

Bộ trưởng Tài chính Vương Đình Huệ cho biết ngoài chương trình giảm thuế như trên, bộ này đang xem xét, trình Chính phủ một số giải pháp về thuế cho doanh nghiệp để đưa vào nội dung kỳ họp Quốc hội tới đây. Tuy nhiên, để có những giải pháp tài chính cụ thể, Bộ Tài chính đã thành lập một tổ công tác để có đánh giá chính xác về những khó khăn của doanh nghiệp. Ông Huệ nói: “Hiện chúng tôi biết là doanh nghiệp khó khăn. Nhưng khó khăn đến cỡ nào, khó khăn ở đâu, vì lý do gì thì cần phải nghiên cứu thêm”.

Bản thân người cầm tay hòm chìa khóa ngân quỹ quốc gia cũng đang gặp khó khăn. Tổng thu ngân sách nhà nước lũy kế từ đầu năm đến ngày 15-3-2012 chỉ bằng 18,5% dự toán năm (136.900 tỉ đồng), thấp hơn so với trung bình 20-22% trong quí 1 của các năm trước. Cộng với cam kết tăng thu từ 5-8% so với chỉ tiêu đăng ký với Quốc hội, có vẻ như sức ép này đang ngày càng gia tăng.

Tuy nhiên, những nỗ lực của Bộ Tài chính chỉ mang tính đơn lẻ và tình thế. Trong tham luận gửi tới Ủy ban Kinh tế của Quốc hội tại hội thảo tổ chức ở Đà Nẵng đầu tuần này, nhà kinh tế Phạm Đỗ Chí một lần nữa đã mạnh dạn đề nghị giảm thuế doanh nghiệp từ 25% xuống 20% để khuyến khích sản xuất trong khu vực tư. Đề nghị của ông Chí chỉ là phần nối dài của những kiến nghị tương tự của cộng đồng doanh nghiệp, và các nhà kinh tế khác trong nhiều năm nay.

Song, ông Chí có một cách nhìn cập nhật khi cho rằng tình trạng đình đốn sản xuất kéo dài từ quí 3-2011 đến nay đang kéo theo sự phá sản của nhiều doanh nghiệp, nhất là doanh nghiệp nhỏ và vừa. Ông thể hiện quan điểm trong bài tham luận: “Dần dà có thể khu vực tư doanh sẽ được thay thế bởi các DNNN vẫn được ưu tiên tín dụng và chúng ta sẽ trở lại thời xưa, khi tỷ trọng khu vực nhà nước phình to hơn với cơ chế xin - cho càng tràn lan, thay vì phải thu hẹp”.

Về phần mình, các giám đốc doanh nghiệp tư nhân trẻ đã phá sản như Phương và Lệ vẫn đang thất nghiệp. Những doanh nhân này, không giống như cha và mẹ họ, thuộc về thế hệ được tự do làm ăn kinh doanh từ thành quả của đổi mới hơn nửa thế kỷ trước. Song, thách thức mà họ đang phải đối mặt cũng không kém phần gay go.

Theo Tư Giang

Các bài khác:

Nhà văn Nguyên Ngọc: Coi trọng “trinh tiết” là một suy nghĩ tầm thường

[Marketing3k.vn] “Sinh viên đã trưởng thành, đã là công dân, đã 18 tuổi, thì có thể chủ động suy nghĩ một vấn đề trong cuộc sống. Vấn đề tình dục cũng là một vấn đề của con người, sinh viên cũng phải suy nghĩ”.

Trong cuộc trò chuyện với Phóng viên Báo Giáo dục Việt Nam, Nhà văn Nguyên Ngọc (Chủ tịch HĐQT Trường ĐH Phan Châu Trinh) cho biết, ông hoàn toàn ủng hộ cách ra đề thi của Trường ĐH FPT trong kỳ thi tuyển sinh ngày 8/4 vừa qua nói về “trinh tiết” và “tình dục trước hôn nhân”.

Đối với môi trường giáo dục, việc ra đề thi về “trinh tiết” hay “tình dục trước hôn nhân” phải chăng hơi nhạy cảm, theo ông liệu có phù hợp?

Nhà văn Nguyên Ngọc: Tôi đã xem thông tin về đề thi mà Trường ĐH FPT ra trong thời gian qua, tôi hoàn toàn ủng hộ việc này. Đó là một loại đề mở rất tốt, đây cũng là một ví dụ để thoát khỏi lối ra đề trùng lặp - sinh viên có thể học đủ thứ, nhưng phải trả lời một câu hỏi của đời sống, cái đó tôi nghĩ rất tốt.

Tôi thấy vấn đề này bình thường, không thể nói là nhạy cảm được. Sinh viên đã trưởng thành, đã là công dân, đã 18 tuổi, thì có thể chủ động suy nghĩ một vấn đề trong cuộc sống. Vấn đề tình dục là một vấn đề của con người, sinh viên cũng phải suy nghĩ, tôi thấy không có sao.

Trước đây ít lâu, có sách cắt đoạn “cấu, véo” của Chí Phèo trong tác phẩm cùng tên, cái đó mới là đáng lên án, nếu cắt đoạn đó tôi nghĩ trong đầu người có chủ ý cắt đoạn đó ắt có suy nghĩ không lành mạnh. Và, tôi cũng cho những người cấm đoán chuyện “yêu” đó là những người không lành mạnh, chính mình càng né tránh, giấu diếm thì trẻ con càng lấm lét hơn. Vì trẻ con một khi đã thích thì nó không đọc chỗ này sẽ đọc chỗ khác. 

Hơn nữa, ngoài xã hội cũng thấy đủ thứ chuyện. Tôi cũng đọc qua ý kiến của PGS-TS.Ngô Văn Giá, PGS Giá có nói về cách ra đề: “… Như một tất yếu, thí sinh chỉ có một cửa là ủng hộ những gì thuộc về ngày nay, có thể với một vài thận trọng cần thiết! Thế là, mục đích người ra đề muốn cho thí sinh độc lập và sáng tạo, nhưng vô hình trung lại bịt lối, gây sức ép bắt thí sinh đi theo quan điểm và thái độ của mình…”, tôi không đồng ý với ý kiến trên của PGS-TS Văn Giá. Ngày xưa quả thực vấn đề trinh tiết có khác nghiệt, nhưng bây giờ cởi mở hơn, giờ học sinh đã học 12 năm, học đủ thứ để có thể nhận thấy ngày xưa có gì khác nghiệt, có gì sai, có gì có lợi.

Và giờ cái gì có lợi, cái gì đúng, cái gì cần đề phòng học sinh sẽ tự cảm nhận được. Học sinh bây giờ có thể đầy đủ kiến thức để trả lời câu hỏi đó, không sao cả. Tôi nghĩ rằng, từ nay trong môi trường giáo dục, mình cũng không nên nói rằng phải tránh những chuyện trinh tiết, tình dục, nếu vẫn còn cách suy nghĩ như vậy là cũ kỹ và phong kiến. Tôi ủng hộ đề như Trường ĐH FPT vì có hai mặt lợi: Đó là một loại đề mở cho học sinh đã học 12 năm tạo cho mình một suy nghĩ, trở thành một người lớn thực thụ. 

Riêng vấn đề tình dục, ủng hộ quan hệ trước hôn nhân hay không, coi trọng sự trinh tiết như thế nào thì vẫn có mặt này hay mặt khác, không sao cả. Ở đời không có cái gì đúng tuyệt đối, không có cái gì đúng mãi mãi được. Mỗi con người đều có cách suy nghĩ, cách giải quyết riêng.

Có ý kiến cho rằng, đề thi mượn một tác phẩm lớn như “Truyện Kiều” của Nguyễn Du để bàn luận vấn đề “Trinh tiết” là không phù hợp, thậm chí “phỉ báng” tác phẩm, ông có bình luận gì?

Nhà văn Nguyên Ngọc: Theo tôi, không nên suy nghĩ như vậy. Người ta mượn một số ý nhỏ trong tác phẩm Truyện Kiều để bàn luận, chính nội dung tác phẩm cũng nói: “Chữ trinh kia cũng có ba bảy đường”. Ở đây, người ra đề không quy kết hẳn cho nội dung của tác phẩm.

Ông nói, ông ủng hộ quan điểm “thoáng” về “trinh tiết”, vậy theo ông phụ nữ ngày nay có nhất thiết cần giữ “trinh tiết” trước khi về nhà chồng?

Nhà văn Nguyên Ngọc: Tôi nghĩ đó là quan điểm của từng người. Cũng tùy vào từng trường hợp, tôi cũng không muốn áp đặt gì ở đây. Tôi cho rằng, quan trọng nhất khi hai người yêu nhau họ phải tôn trọng nhau. Một người con gái cũng có thể đã quan hệ rồi nhưng người yêu vẫn quý trọng cũng không sao cả. Quan trọng nhất trong tình yêu là hai người tôn trọng lẫn nhau, quý trọng lẫn nhau, tôi cho rằng người nào mà chỉ lấy việc “trinh tiết” là quý trọng thì người đó có suy nghĩ rất thấp.

Trên phương diện là người làm giáo dục, quản lý giáo dục, theo ông cách ra đề như thế nào để đánh giá được chất lượng người học?

Nhà văn Nguyên Ngọc: Gần đây, tôi có tham gia và việc ra đề tại một trường. Tôi thấy tình trạng đề của chúng ta học thuộc lòng rất nhiều, khuyến khích người học học thuộc lòng. Vừa rồi, tôi có chấm một bài thi, khi chấm Hội đồng rọc phách xong, khi chấm có những em học thuộc lòng, tôi không đánh giá cao, tôi cho điểm vừa phải. Nhưng có những em hiểu vấn đề, tự viết lên ý kiến của mình trên cơ sở hiểu bài đã học ở trường, tôi đánh giá rất cao bài làm này và cho 10 điểm.

Sau khi tôi biết tên sinh viên đó, tôi nghĩ đánh giá của tôi là đúng. Chúng ta đừng có quan niệm là những “khu vực” coi là nhạy cảm về đạo đức mà né tránh, người ra đề cứ đưa ra những vấn đề đó để cho sinh viên tự suy nghĩ, tự trả lời và cần tôn trọng ý kiến đó. 

Sinh viên đồng ý hay không đồng ý đều có đưa ra lý lẽ. Đôi khi có hai sinh viên đưa ra hai lý lẽ trái ngượi nhau, với những lý lẽ đó mình vẫn phải tôn trọng. 

Ông ủng hộ cách ra đề như của Trường ĐH FPT, trường ông (ĐH Phan Châu Trinh) đã bao giờ ra đề theo loại như vậy chưa?

Nhà văn Nguyên Ngọc: Trường tôi chưa ra được loại đề như thế, và nếu như các thầy ra đề kiểu như Trường ĐH FPT mà tôi có quyền duyệt thì tôi vẫn chấp nhận. Tôi nói lại, không nên khoanh những “khu vực” nhạy cảm để né tránh vấn đề xã hội. Nếu ai có cách nhìn đó, đó là cách nhìn phong kiến. Bây giờ vẫn còn có người tư duy coi trọng chuyện “nhạy cảm”, muốn lấy chuyện “trinh tiết” để đánh giá tình yêu, đó không phải là cách suy nghĩ cao quý, mà là một suy nghĩ tầm thường. 

Xin cảm ơn ông!
Xuân Trung (Thực hiện)
Các bài khác:

Tuesday, April 10, 2012

Mua lại thị trấn Mỹ: Cú PR ngoạn mục

[Marketing3k.vn] Nói về việc mua đứt thị trấn Mỹ của doanh nhân Việt, chuyên gia tài chính người Mỹ gốc Việt - Bùi Kiến Thành cho biết: Đó là cú PR ngoạn mục.

1 triệu USD để có mặt trên các tờ báo danh tiếng TG

Khi nghe tin có một người Việt mua đứt thị trấn của Mỹ, nhà tài chính người Mỹ gốc Việt Bùi Kiến Thành đã không giấu nổi niềm vui và sự tự hào về quyết định bản lĩnh và đúng đắn này.

"Anh ấy mua thị trấn này với giá 900.000 đô la (cứ cho là gần 1 triệu USD). Tôi đánh giá rất cao so với việc bỏ ra 1 - 1,5 triệu đô la mua một chiếc xe Rolls Royce chạy loanh quanh thành phố Sài Gòn. Chuyện đó vừa phí tiền, phí của, phí sức lao động của nông dân Việt Nam, bán mặt cho đất, bán lưng cho trời thu hoạch ngoại tệ để làm việc đó" - ông Thành thẳng thắn nói.

Được biết đến là người Việt đầu tiên được đào tạo về tài chính tại Hoa Kỳ, chuyên gia kinh tế Bùi Kiến Thành cho rằng: Mua được một thị trấn trên đất Mỹ dù lớn hay nhỏ đó cũng là một việc làm "rất hay"!

Vẫn biết rằng: Mỗi người đều có những dụng ý và mục đích của riêng mình khi bỏ tiền ra "mua danh ba vạn (bán danh ba đồng)" giống như câu nói của các cụ ngày xưa.

Ông Bùi Kiến Thành (phải) tại bàn tròn trực tuyến với VEF. (Ảnh: LAD)

Nhưng theo chuyên gia kinh tế Bùi Kiến Thành đánh giá: việc mua máy bay riêng của đại gia Đoàn Nguyên Đức giúp cho việc đi lại của vị Chủ tịch Tập đoàn Hoàng Anh Gia Lai này được thuận lợi, công việc không phải phụ thuộc vào các hãng hàng không như Vietnam Airlines, đó được coi là lợi ích về kinh doanh thực tế. Còn việc mua cổ phần đội bóng Arsenal của bầu Đức, trước mắt có thể coi là đam mê bóng đá nhưng chưa thấy được lợi ích quốc gia.

"Nhưng với quyết định của anh Phạm Đình Nguyên này thì có thể thấy được lợi ích quốc gia ở trong đó. Nếu anh Nguyên làm được điều gì đó nổi đình, nổi đám thì sẽ đưa được tên tuổi của người Việt trên báo chí quốc tế".

Chỉ tính riêng việc Việt Phạm Đình Nguyên những ngày qua xuất hiện trên những tờ báo nổi tiếng trên thế giới như Daily Mail, CNN, USA Today với hàng nghìn lượt người đọc, dư luận Mỹ cũng như nhiều nước khác liên tục xôn xao, bàn luận đã là một thành công "đáng nể" của vị doanh nhân trẻ!

Rồi đây, sẽ không chỉ có 1.000 chiếc xe hàng ngày đi qua thị trấn nhỏ này biết đến thương hiệu của anh ấy mà còn có cả triệu người trên thế giới biết đến tên tuổi và bản lĩnh của chàng trai trẻ - doanh nhân Việt Phạm Đình Nguyên.

"Rồi đây, sẽ không chỉ có 1.000 chiếc xe hàng ngày đi qua thị trấn nhỏ này biết đến thương hiệu của anh ấy mà còn có cả triệu người trên thế giới biết đến tên tuổi và bản lĩnh của chàng trai này. Logo Việt Nam, lá cờ Việt Nam đã được cắm trên đất Mỹ, chỉ tính riêng việc làm thương hiệu đã rất tốt rồi" - ông Thành cho biết.

Theo ông, không dễ gì người ta có thể gây tiếng vang trên những tờ báo danh tiếng quốc tế. Thậm chí, nhiều người sẵn sàng bỏ thật nhiều tiền ra để được xướng tên nhưng chưa chắc đã đi vào lòng người và được người khác chú ý.

"Thay vì bỏ mấy chục triệu đô la cho chi phí quảng cáo, cú PR chỉ gần 1 triệu đô của anh Phạm Đình Nguyên là quá rẻ, quá tuyệt vời, quá siêu, quá ngoạn mục rồi!" - ông Thành đánh giá.

Giấc mơ Mỹ - ảo tưởng hay không ảo tưởng?

Có không ít người cho rằng: Phạm Đình Nguyên đã "đơn thuần mua 10 mẫu đất, một cửa, hàng, một căn nhà, và mấy tòa nhà nữa với giá 900.000 USD. Chẳng khác gì so với việc họ mua riêng từng thứ. Khó có thể xem đây là một thị trấn thực sự, mà chỉ là đất đai nhà cửa của một ai đó và được gắn mác "thị trấn".

Trong khi với giá đất một số nơi ở Mỹ đang rẻ hơn cả Việt Nam, mức giá 900.000 USD, người ta có thể mua được một nơi đẹp đẽ bên đường Interstate 80 - nơi này có thể xây được một siêu thị, theo lời mách nước của độc giả trên trang CNN.

Với câu hỏi: Liệu giấc mơ Mỹ của doanh nhân Phạm Đình Nguyên có bị coi là quá ảo tưởng không, chuyên gia tài chính người đã từng có thời gian sinh sống tại Mỹ, ông Bùi Kiến Thành cho rằng: Ảo tưởng hay không còn phụ thuộc vào hành động của người đó.

"Vấn đề cần đặt ra là trong thời gian tới, anh ấy sẽ làm gì và sử dụng mảnh đất này vào mục đích gì đó mới là điều quan trọng và cần quan tâm trước nhất".

Với dự định và giấc mơ biến thị trấn Mỹ thành một showroom trưng bày hàng Việt, theo ông Thành, Phạm Đình Nguyên phải suy nghĩ kỹ vì nơi đó là đồng không, mông quạnh, xung quanh không có dân cư sinh sống.

Ông Thành nhấn mạnh: Các bạn đừng quên, Las Vegas cũng có thời là một vùng sa mạc bỏ hoang. Người đầu tiên đặt chân tới đó, khi ấy chỉ là một bãi sa mạc khát cháy nhưng anh ta đã làm nên một thủ phủ quốc tế về sòng bạc. 100 năm sau, khắp năm châu đều biết đến cái tên Las Vegas - một thành phổ nghỉ dưỡng, đánh bạc và ẩm thực nổi tiếng thế giới.


"Chúng ta cũng chưa biết dưới lòng đất của khu thị trấn nhỏ ấy còn có gì nữa. Bên Mỹ không như Việt Nam và các nước khác, mua đất không những là chủ sở hữu không gian trên đất mà còn là chủ sở hữu cả những gì dưới đất như tài nguyên, kim loại... Nhỡ may anh ấy tìm ra một mỏ kim cương, một mỏ dầu lửa hay một cái gì đó quý hiếm tương tự thì sao?"

Tôi còn nhớ: Trong một bộ phim của Mỹ cũng từng nói về chàng trai làm phu trong nhà một địa chủ tại một trang trại nọ. Anh này đã tìm ra một khu dầu mỏ trong trang trại đó. Nghe có vẻ cổ tích nhưng đó là điều hoàn toàn có thể xảy ra.

"Trường hợp của anh Phạm Đình Nguyên, tôi cũng hi vọng anh ấy có may mắn và bản lĩnh để làm một điều đáng kể" - ông Thành bày tỏ.

Với dự định và giấc mơ biến thị trấn Mỹ thành một showroom trưng bày hàng Việt, theo ông Thành, Phạm Đình Nguyên phải suy nghĩ kỹ vì nơi đó là đồng không, mông quạnh, xung quanh không có dân cư sinh sống. Mặc dù trước đây, thị trấn nhỏ này đã từng có 2.000 người sinh sống nhưng giờ chỉ có duy nhất một cư dân.

"Có ước mơ thì phải thực hiện ước mơ ấy bằng được. Anh Nguyên có ý tưởng nhưng kế hoạch gì thì chưa thấy rõ. Tôi mong anh có được bản lĩnh để thực hiện một quyết định táo bạo. Hi vọng việc làm của anh sẽ biến 1 triệu USD thành 1 tỷ hay 100 tỷ đô la,...gây tiếng vang hơn nữa trên thực tiễn" - ông Thành nhắn nhủ.


Theo GDVN

'Bão' thất nghiệp sắp đổ bộ?

[Marketing3k.vn] Thông tin về tình hình người lao động khó tìm việc làm và số lượng lớn các DN đã và đang buộc phải giải thể, phá sản ảnh hưởng trực tiếp đến công ăn việc làm của đội ngũ lao động đang có việc làm cũng như lực lượng lao động bổ sung hàng năm.


Ước tính con số thất nghiệp


Thông tin về con số thống kê với 79 ngàn doanh nghiệp giải thể và phá sản, và có thể tiếp tục có thêm rất nhiều doanh nghiệp ngưng hoạt động hoặc giải thể trong năm nay, trong đó có cả các doanh nghiệp lớn bên cạnh các doanh nghiệp vừa và nhỏ (DNVVN) làm tăng nguy cơ thất nghiệp cho người lao động trên diện rộng với phạm vi cả nước.

Chỉ ước tính riêng con số mỗi doanh nghiệp có thể có ít nhất 5-10 lao động thì con số người lao động mất việc đã có thể là hơn nửa triệu người!

Nếu tạm tính thu nhập bình quân tại các doanh nghiệp này là 3 triệu đồng/người/tháng thì con số thu nhập mất đi của nửa triệu lao động sẽ là 1.500 tỷ đồng/tháng; tức khoảng 75 triệu USD thu nhập hàng tháng của nửa triệu người lao động đã và đang bị mất đi.

Những người này vẫn phải ăn uống, tiêu dùng khoảng chừng đó tiền cho các chi tiêu tối thiểu hàng tháng, mặc dù đang thất nghiệp, thì số tiền chi phí cơ hội mất đi hay số lượng của cải vật chất không được làm ra thêm mà phải tiêu tán đi, sẽ còn tăng thêm nữa. Nói cách khác, thiệt hại có thể lên tới hàng trăm triệu USD mỗi tháng và đạt con số tỷ USD một năm!

Thiệt hại này có thể sánh với các thiên tai, địch họa lớn như bão lụt, sóng thần hay các tai nạn hàng không rơi máy bay, các vụ tai nạn giao thông lớn cướp đi hàng chục ngàn sinh mạng hàng năm tại nước ta!

Những con số rất đáng suy nghĩ và thật đáng sợ!


Gánh nặng dồn lên xã hội


Chưa kể, sinh viên ra trường và rủi ro thất nghiệp. Hàng năm chúng ta có thêm hơn một triệu thí sinh thi tốt nghiệp trung học phổ thông, nếu chỉ có khoảng một nửa số này vào được đại học và trung học chuyên nghiệp, trường dạy nghề thì số người trẻ 18-20 tuổi còn lại sẽ tham gia vào lực lượng lao động phổ thông gia tăng thêm hàng năm. Rồi còn lực lượng lao động do gia tăng dân số cơ học hàng năm (tỉ lệ sinh khoảng 1,87 trẻ em/1 phụ nữ) ngoài lực lượng lao động phổ thông từ các em tốt nghiệp trung học nhưng không vào đại học, cao đẳng và trường nghề).

Nếu hơn nửa triệu người trẻ tuổi này có được việc làm phù hợp thì tốt biết mấy, ngược lại, nếu họ không tìm thấy việc làm thì có thể gây ra nhiều hệ lụy nghiêm trọng cho xã hội. Các chi phí cơ hội của quốc gia phải trả giá cho việc lãng phí sức lao động có thể tính bằng tiền tỷ USD cho mỗi năm thất nghiệp của lực lượng lao động hùng hậu này.

Ai cũng biết tỉ lệ tội phạm các loại, các tệ nạn xã hội, thường gia tăng nhanh chóng cùng với tỉ lệ thất nghiệp gia tăng tại các quốc gia. Rủi ro này luôn là gánh nặng cho toàn thể xã hội.

Nghe đâu hiện nay, có con số thống kê mới thì có hơn 50% sinh viên tốt nghiệp chưa tìm được việc làm so với con số 73% sinh viên ra trường kiếm được việc làm ngay vào cuối năm 2011 (1).

Trong một góc nhìn khác dành cho các nhà quản trị giáo dục đại học thì nếu chương trình giáo dục đại học hay cao đẳng được tinh gọn, hoàn thiện và rút ngắn còn 2-3 năm như các nước tiên tiến và các nước trong vùng, thay cho 4 năm hoặc 4,5 năm như ở Việt Nam hiện nay thì sẽ tiết kiệm cho xã hội hàng tỉ USD mỗi năm.

Số người đăng ký nhận bảo hiểm thất nghiệp đang gia tăng (ảnh NLĐ)

Rõ ràng, khó khăn của doanh nghiệp cũng là khó khăn của người lao động.

Các thông tin về tình hình người lao động khó tìm việc làm và số lượng lớn các doanh nghiệp đã và đang buộc phải giải thể, phá sản cũng phản ánh bức tranh lớn lơn về sự khó khăn đột biến thực sự của các doanh nghiệp như đang trong một cơn bão khủng hoảng kinh tế tài chính, ảnh hưởng trực tiếp đến công ăn việc làm của đội ngũ lao động đang có việc làm cũng như lực lượng lao động bổ sung hàng năm.

Số lượng lao động chịu ảnh hưởng tới chất lượng việc làm hay thất nghiệp có thể lên tới hàng triệu người thì chúng ta không thể xem thường, hoặc chỉ đơn giản yêu cầu doanh nghiệp phải tự cải cách, tự cứu lấy mình, mà cần phải có một kế hoạch đối phó khẩn cấp ở góc độ quản lý nhà nước về kinh tế vĩ mô. Con số thiệt hại ước tính lên tới hàng trăm triệu USD hay hàng tỷ USD mỗi năm không phải chuyện nhỏ!

Nếu từ đây đến cuối năm 2012, con số doanh nghiệp giải thể và phá sản tiếp tục gia tăng nhanh (2) thì số lượng người lao động mất việc, thất nghiệp gia tăng theo, cũng như các sinh viên mới ra trường, lực lượng lao động gia tăng cơ học của quốc gia hàng năm lại càng khó tìm việc!


Một số giải pháp khả dĩ


Cần có các nghiên cứu khẩn trương về thực trạng hoạt động và khó khăn của các doanh nghiệp, đặc biệt là các DNVVN đồng thời đưa ra các giải pháp khẩn cấp giải quyết nhanh các tồn tại hiện nay. Các kế hoạch hỗ trợ doanh nghiệp như giảm lãi suất cho vay, miễn giảm các sắc thuế cho doanh nghiệp gặp khó khăn, có các gói cho vay ưu đãi doanh nghiệp thực sự đến tay đối tượng cần giúp đỡ.

Tránh tình trạng hô khẩu hiệu, thiếu thực tiễn, không khả thi như Ngân hàng Nhà nước và các ngân hàng thương mại hô hào hạ lãi suất nhưng thực tế lãi suất cho vay cho tới nay vẫn xấp xỉ 20%/năm cho các DNVVN! Hoặc một số lời an ủi, xoa dịu nhau rằng đây là cơ hội tốt để doanh nghiệp chuyển mình, tái cấu trúc .v.v. vì thực ra sự lãng phí hay kém hiệu quả và cần thiết tái cấu trúc khẩn cấp đang nằm ở hệ thống doanh nghiệp nhà nước (DNNN) như nhiều nghiên cứu trong và ngoài nước đã chỉ ra, cũng như các vấn đề của DNNN và DNVVN là tương đối khác nhau.

Cũng như bệnh nào của bệnh nhân nào phải cho thuốc điều trị tương ứng, chẩn đoán bệnh sai hoặc cho duy nhất mỗi một phương thuốc cho mọi bệnh nhân cùng uống, sẽ dẫn đến việc phương thuốc không đúng với bệnh và tình trạng bệnh sẽ tất yếu nguy hiểm hơn.

Kế đến, cần đồng thời có các nghiên cứu về thực trạng đời sống lao động, tình hình lao động thất nghiệp mới nhất, với các con số thực sát với tình hình thực tế. Cần tìm hiểu đâu là nguyên nhân thực sự của tình hình hiện tại. Từ đó, có các kế hoạch cứu trợ nhanh chóng cho người lao động bên cạnh các chính sách an sinh xã hội, chính sách trợ cấp thất nghiệp đang từng bước hoàn thiện.

Thêm vào đó, các mục tiêu tạo thêm số lượng công ăn việc làm mới cho người dân, cần được xem như một tiêu chí hàng đầu để thẩm định năng lực làm việc của các quan chức do "dân cử, dân bầu" hoặc "Đảng cử, dân bầu". Ví dụ, khi một ứng cử viên cho một chức vụ nào đó ở cấp chính quyền địa phương hoặc trung ương, hay hội đồng nhân dân các cấp, thiết nghĩ cũng nên gắn với một tiêu chí quan trọng bậc nhất là người đó có thể có khả năng tạo ra được bao nhiêu công ăn việc làm cho địa phương mình ứng cử trong nhiệm kỳ công tác, bên cạnh các tiêu chí quan trọng khác.

Một góc nhìn bổ sung khác là làm sao giảm được số người thất nghiệp phải đi bán vé số dạo, không kể số người già, tàn tật và trẻ em nghèo, hoàn cảnh đặc biệt phải bán vé số và ăn xin, họ không có khả năng lao động và cần sự trợ giúp của chính sách an sinh xã hội quốc gia; vì có lẽ không có quốc gia nào có đội ngũ bán vé số dạo đông như nước ta hiện nay!

Sau cùng, việc gì cũng phải có ai đó, cơ quan nào đó, có nghĩa vụ và quyền lợi, có địa chỉ cụ thể và chấp nhận chịu trách nhiệm cá nhân, từ việc ra các chính sách công đúng hay sai gây ảnh hưởng đến doanh nghiệp, cho tới chịu trách nhiệm về tỉ lệ thất nghiệp tăng giảm hàng năm, chúng ta mới có các quyết sách phù hợp cho tình hình khẩn cấp như hiện nay.

Vì nên nhớ, chúng ta đã mất tiền tỷ USD các chi phí cơ hội do thất nghiệp rồi và sẽ có thể tiếp tục mất thêm nữa trong năm nay và những năm tới!


Tác giả: Cảnh Thái


__________________________
(1). http://dantri.com.vn/c25/s25-547060/sinh-vien-that-nghiep-do-thieu-dinh-huong-nghe.htm
(2).http://vef.vn/2012-03-30-dn-mac-ket-vi-chinh-sach-
__________________________
Các bài khác:

Từ chối! Cô hoàn toàn bị từ chối!

[Marketing3k.vn] 1 Cách đây năm năm, người viết bài trở thành đề tài châm chích của bạn bè khi bỏ ra gần 3.000 USD sắm một chiếc túi xách hiệu Chanel 2.55. Một người bạn của tôi hễ gặp người quen nào chung cũng kể: “Cô ấy bây giờ rất “sành điệu”, cô ấy mới sắm một cái túi đến 5.000 USD đấy!” (thỉnh thoảng, anh cố tình tăng giá trị chiếc túi lên như thế để làm tăng hiệu ứng của “bản tin”). Mục đích của câu chuyện, chủ yếu là mua vui, và có lẽ cũng để cho thiên hạ thấy tôi đã trở thành người phù phiếm thế nào.

Thật khó có thể bào chữa với thiên hạ về việc mình có phù phiếm hay không. Bản thân tôi chưa bao giờ dám nói với mẹ tôi về giá trị thật của chiếc túi xách. Tôi biết chắc mẹ sẽ kêu lên: “Chúng mày tiêu tiền sợ quá. Số tiền ấy nuôi được cả một gia đình ở quê”. (Bố mẹ tôi, những người hầu như không bao giờ tiêu xài cho bản thân, coi việc giúp đỡ bà con họ hàng còn khó khăn ở quê là một nghĩa vụ đương nhiên).

Lý lẽ của tôi? Một phụ nữ làm chủ cuộc sống của mình có quyền chiều chuộng bản thân mình, trong đó có việc thỉnh thoảng mua sắm những món đồ yêu thích mà mình có khả năng chi trả. Lý do khi chi tiêu vào một món đồ có giá trị là: đây là một món đồ có chất lượng cao mà mình có thể sử dụng lâu dài (có khi còn có thể tặng lại cho con cháu sau này!) Việc mua sắm một món đồ có chất lượng cao có ý nghĩa môi trường hơn là mua rất nhiều đồ mà mình chỉ dùng được một vài lần rồi bỏ đi. Một yếu tố cực kỳ quan trọng nữa là khả năng tài chính của mình có cho phép chi tiêu không.

2 Một buổi lê la ở Hàn Thuyên nơi có những quán càphê thời thượng nhất Sài Gòn, bạn có thể bắt gặp nhan nhản những chiếc túi xách Hermes, Chanel, những đôi giày Louboutin, LV, những chiếc điện thoại Vertu, Mobiado… như một chốn thượng lưu nào đó trên phim ảnh. Nỗi ám ảnh hàng hiệu xuất hiện ở Việt Nam gần đây, nhưng lan nhanh chóng hơn cả virút. Các tạp chí thời trang mới ra đời phủ đầy quảng cáo hàng đắt tiền. Những shop đồ hiệu nhan nhản trong thành phố. Hay những trang báo mạng đầy hình ảnh các nhân vật nổi tiếng trong giới giải trí trang bị hàng hiệu từ đầu đến chân. Họ tạo nên ấn tượng về phong cách nào đó không thì chưa biết, nhưng ít nhất cũng tạo một ấn tượng về sự xa xỉ. Một trong những câu chuyện hài hước trong giới show biz và cơn say hàng hiệu có lẽ là chuyện ca sĩ Đ. khi bị một “fan cuồng” giật mất chiếc khăn quàng hiệu Hermes đã kêu ầm lên: “Em trả lại cho anh chiếc khăn, khăn đắt tiền lắm!”

Liệu có phải sự chú tâm quá đáng vào những giá trị vật chất, có một phần đóng góp của giới truyền thông, đang tạo ra cho nhiều người trong xã hội một niềm tin rằng “chiếc áo làm nên thầy tu”. Rằng giá trị con người được định nghĩa bởi những gì mà người đó sở hữu. Cho nên có những cô gái trẻ nằng nặc đòi mẹ phải vay tiền mua cho mình một chiếc túi xách đắt tiền. Có những “đại gia” mà doanh nghiệp đang nợ nần chồng chất vẫn phải phô trương với thiên hạ bằng những chiếc xe hơi đắt tiền, những sự kiện mời đầy người nổi tiếng, những bữa tiệc lấp lánh đầy những người đẹp chân dài, chân đi giày Louboutin cao ngất ngưởng, tay xách những túi Hermes Birkin to tướng như túi đi chợ.

Cách chi tiêu của người Việt Nam hiện nay khiến nhiều người nước ngoài choáng váng. Jonas Francescina, một doanh nhân Thuỵ Sĩ kể, anh không thể hiểu nổi tại sao nhân viên của mình mới đi làm, mức lương thấp, lại đi những chiếc xe máy giá gần 10.000 USD, và đổi điện thoại liên tục. Một nhà báo nước ngoài cũng thấy “khó hiểu” khi thấy trên đường phố những chiếc xe Lamborghini, Porsche… khi đường phố khó có thể chạy xe với tốc độ trên 40km/h.

3 Tình huống sau đây không phải là một trong những cách lý giải cho trào lưu sử dụng hàng hiệu và đồ xa xỉ, nhưng sự liên quan, ít nhất trong chừng mực xã hội, thì có. Tôi thích đi xe đạp và từng sắm một chiếc xe loại bình thường để thỉnh thoảng đạp xe mất chừng 30 phút tới công sở, thay vì đi taxi cũng chừng đó thời gian hoặc hơn vì kẹt xe, ngập lụt. Những ngày đi xe đạp, đột xuất có những cái hẹn càphê hoặc ăn trưa nhà hàng. Và chính tôi đã từng nhiều lần bị nhìn với ánh mắt khinh khỉnh hoặc đuổi khéo “không giữ xe đạp” từ những người phục vụ càphê nhà hàng đó. Tôi cũng biết chắc, nếu mình bước xuống từ taxi hoặc một chiếc xe hơi hẳn nhiên sẽ được đối xử khác. Và tôi còn nghĩ, nếu mình bước xuống từ một siêu xe với lỉnh kỉnh hàng hiệu trên người, có khi còn được đích thân chủ quán ra hỏi thăm nữa cũng nên.

Nhìn rộng hơn một chút, xã hội luôn có xu hướng ưu đãi hơn cho những người giàu có hay trông có vẻ giàu có. Nhận thức này (sai hay đúng chưa bàn đến ở đây) khiến cho rất nhiều người nghĩ rằng bề ngoài, hoặc những gì mình thể hiện ra được với thiên hạ, làm nên con người họ trong con mắt xã hội. Những giá trị khác, những giá trị tinh thần và giá trị tự thân của mỗi người, lùi lại một bước trong thứ tự ưu tiên của xã hội.

Nhận thức theo xu hướng này không chỉ thịnh hành trong một nhóm người trong xã hội (ví dụ như nhóm nhà giàu mới nổi) mà còn trong suy nghĩ nhiều người, bao gồm cả trẻ em. Một sinh viên đi làm gia sư kể: “Học trò của em mới hơn mười tuổi đã kể về việc chọn bạn gái nhà giàu(!) nhà bạn có nhiều tiền ra sao. Các em lúc nào cũng nói đến chuyện tiền và có tiền. Có lẽ vì ở nhà bố mẹ các em hay nói về chuyện ấy”.

Sự yêu chuộng hàng xa xỉ và nhu cầu thể hiện không phải chỉ mới xuất hiện ở Việt Nam, mà là xu hướng chung của các nước châu Á có nền kinh tế đang lên. Cách đây vài năm, khi trung tâm mua sắm xa xỉ Siam Paragon, được quảng cáo là “lớn nhất Đông Nam Á”, khai trương ở Bangkok, một phóng viên nước ngoài có một nhận xét khá gay gắt: “Thật kinh tởm khi giới đầu tư thượng lưu cứ dựng lên những trung tâm mua sắm xa xỉ như vậy trong đất nước còn rất nhiều người nghèo”. Tôi chuyển lời nhận xét đó tới nữ tổng giám đốc phụ trách Siam Pagaron và nhận được câu trả lời rất thẳng thắn: “Những người phương Tây da trắng ấy, họ cứ tự cho quyền phán xét người châu Á. Nhưng chúng tôi muốn nói với họ rằng, châu Á đang rất phát triển, Thái Lan đang rất phát triển, người châu Á có khả năng mua sắm trong những trung tâm đẹp đẽ, sang trọng hơn cả những gì mà phương Tây đã từng có”.

Châu Á đang vươn lên, người châu Á đang có cơ hội thể hiện cho thế giới biết họ không kém cạnh ai. Nhưng trong quá trình này, nhiều người có đang bối rối khi xác định giá trị bản thân hay không? Liệu khả năng chi tiêu và những gì chúng ta sở hữu có làm nên giá trị con người của mình?

Kênh truyền hình CNBC vào cuối tuần thường phát một chương trình tài chính cá nhân rất thú vị mang tên Suze Orman Show. Chủ nhân chương trình, bà Suze Orman, là một chuyên gia đầy cá tính. Bà thường đưa ra những lời khuyên rất thẳng thắn cho người xem về kế hoạch tài chính cá nhân, trong đó có việc chi tiêu và đầu tư như thế nào cho hợp lý. Phần thú vị nhất trong chương trình có lẽ là “Tôi có thể mua không?” (Can I afford it?) trong đó những khán giả truyền hình Mỹ cung cấp những thông tin cơ bản về tình hình tài chính của mình để bà Orman quyết định liệu người đó có khả năng mua sắm món đồ mà họ muốn không. Nếu các khán giả Việt Nam được tham gia chương trình này, tôi có thể hình dung cảnh bà Orman đỏ mặt tía tai hét vào màn hình:

- Từ chối! Cô bị từ chối!!! Cô năm nay 28 tuổi, đang ở chung nhà với bố mẹ cô, cô không có một đồng tiền tiết kiệm nào, cô đang nợ thẻ tín dụng hơn 40 triệu, lương của cô có 10 triệu một tháng, không đủ cho chi tiêu hàng tháng, vậy mà cô muốn mua một chiếc túi xách Chloé giá 40 triệu! Bằng tiền mẹ cô đi vay! Từ chối! cô hoàn toàn bị từ chối!!!”

Cuối cũng, quay trở lại chuyện cái túi Chanel mà tôi đã mua. Tôi chắc chắn là người biết rõ mình nhất, từ khả năng đến nhu cầu và sở thích. Tôi có một lời nhắn nhủ đến người bạn, rằng tôi rất thích chiếc túi mình mua và xin đừng dùng nó để nói với mọi người rằng tôi là người phù phiếm!

LAN ANH, ẢNH: TƯỜNG HUY

Sunday, April 8, 2012

Doanh nghiệp Việt Nam đã kiệt sức!

[Marketing3k.vn] Trả lời phỏng vấn TBKTSG về những chỉ số kinh tế quí 1-2012, TS. Trần Đình Thiên, Viện trưởng Viện Kinh tế Việt Nam, cho rằng các doanh nghiệp hiện đang bế tắc cả đầu vào lẫn đầu ra. Ông nói: “Phải nói là doanh nghiệp cũng dai sức đấy, nhưng đến giờ họ đã kiệt sức rồi”.

TBKTSG: Thưa ông, một vài chỉ số kinh tế quí 1 có dấu hiệu tích cực như chỉ số giá tiêu dùng tăng thấp, nhập siêu giảm nhưng dường như những kết quả đó lại ẩn chứa những lo ngại khác về sức mua đã suy yếu và sản xuất đang đình trệ?

- TS. Trần Đình Thiên: Nguyên nhân của tình trạng này là do sự tích tụ khó khăn từ rất lâu rồi chứ không phải bây giờ mới bắt đầu. Lạm phát cao dẫn tới lãi suất cao kéo dài quá lâu gây nên bất ổn vĩ mô kéo dài. Điều này khiến cho cả doanh nghiệp và người dân đều khốn đốn. Bất ổn cao thì đầu tư khó, nhưng đầu cơ tăng lên. Tình trạng của mấy năm vừa rồi là như thế.

Hiện nay, lạm phát cao ảnh hưởng đến sức mua thị trường đã rất rõ. Sức mua giảm thì hàng tồn kho tăng cao. Trong khi lãi suất cao đánh trúng “đầu vào” của doanh nghiệp, thì ách tắc ở khâu tiêu thụ đánh trúng “đầu ra”. Thị trường thế giới không sôi động, còn thị trường trong nước cực kỳ khó khăn.

Doanh nghiệp bị khó cả hai đầu. Họ phải chiến đấu với tình trạng này nhiều năm rồi. Phải nói là doanh nghiệp Việt Nam cũng dai sức đấy, nhưng đến nay đã kiệt sức nhiều.

Bằng chứng không phải ở số lượng các doanh nghiệp đóng cửa ngày càng tăng mà quan trọng hơn là mức độ giảm công suất. Hiện nay có lẽ đa số doanh nghiệp buộc phải giảm công suất. Điều đó giải thích tại sao quí 1 này mặc dù lạm phát giảm nhưng tình hình vẫn khó khăn là như vậy. Năm 2012 có thể hình dung ra tình huống là lạm phát giảm nhưng nền kinh tế vẫn trì trệ, đình đốn. Việc suy giảm tốc độ tăng trưởng kéo dài sẽ trở thành tình thế rất nguy hiểm. Đây chính là điểm mà nỗ lực chính sách cần phải tập trung vào.

TBKTSG: Số lượng doanh nghiệp ngừng hoạt động trong quí 1 đã tăng rất nhiều, đó có phải là cái giá phải trả để đổi lấy mục tiêu cao nhất là ổn định kinh tế vĩ mô, kiểm soát lạm phát?

- Các doanh nghiệp đóng cửa chính là sự trả giá của nền kinh tế trong tình trạng bất ổn vĩ mô kéo dài quá lâu. Thực ra bất ổn kéo dài đến ngưỡng khiến lạm phát không giảm, kinh tế đình đốn, tiêu thụ khó khăn thì việc số các doanh nghiệp đóng cửa tăng lên là câu chuyện đã được dự báo trước. Về mặt lôgic, điều đó không có gì lạ nhưng thực tiễn cho thấy cái giá đó quá đắt.

TBKTSG: Thưa ông, có phải vấn đề lớn nhất hiện nay của doanh nghiệp là thiếu vốn và không tiếp cận được nguồn vốn vay. Đó là nguyên nhân chính khiến nhiều doanh nghiệp ngừng hoạt động, sản xuất bị đình đốn?

- Đúng là việc tiếp cận nguồn vốn của doanh nghiệp khó khăn, tính thanh khoản trong hệ thống ngân hàng là kém. Mặc dù lạm phát đã giảm, kéo theo kỳ vọng lãi suất giảm, tiếp cận vốn dễ dàng hơn, nhưng trên thực tế thanh khoản không được cải thiện bao nhiêu. Đây là bài toán khó.

Nhưng cần đặt bài toán sâu hơn, cụ thể hơn. Không phải là chuyện lãi suất cao khiến doanh nghiệp không tiếp cận được nguồn vốn, mà quan trọng là doanh nghiệp hiện không đủ năng lực để hấp thụ vốn. Doanh nghiệp bị nợ xấu, vốn bị “ngâm” quá lâu, nên không thể vay thêm được nữa. Như vậy một mặt ngân hàng có vốn họ cũng không dám cho vay. Mặt khác doanh nghiệp mà không tiêu thụ được sản phẩm thì bản thân họ thấy vay vốn chả để làm gì cả. Không phải mọi doanh nghiệp đều sẵn sàng vay vốn. Tình hình hiện nay căng như một vòng xoáy. Cái này không phải do lỗi doanh nghiệp, hay lỗi ngân hàng, mà là hệ quả của quá trình khó khăn kéo dài.

TBKTSG: Vậy giải pháp cho doanh nghiệp hiện nay là gì?

- Nhiệm vụ ổn định kinh tế vĩ mô giờ cần được hiểu là phải khôi phục lại điều kiện tăng trưởng cho doanh nghiệp. Cần tiếp tục kéo lạm phát xuống để lãi suất hạ, trên cơ sở đó doanh nghiệp tiếp cận được vốn với lãi suất thấp. Đó là một vế.

Vế thứ hai là làm sao cải thiện đầu ra. Doanh nghiệp mà co hẹp sản xuất là sinh ra thất nghiệp, thu nhập giảm, kéo theo hàng loạt hệ quả xã hội. Giải pháp có thể phải giảm thuế, miễn thuế, thay vì hoãn nộp thuế. Điều đó đồng nghĩa với việc khuyến nghị chính sách là chính phủ nên giảm thu. Giảm thu để kiên quyết giảm chi, tăng hiệu quả của chi. Nếu cứ hô hào giảm chi nhưng thu không giảm thì gánh nặng cho doanh nghiệp vẫn còn, trong khi đó hiệu quả đầu tư công vẫn chưa được cải thiện.

Các đề xuất thu phí lúc này cũng phải được cân nhắc kỹ vì sẽ lại gây ra tâm lý sưu cao thuế nặng, khiến doanh nghiệp đã yếu càng yếu hơn.
Chiến Thắng 

Các bài khác: