Thursday, May 30, 2013

Kinh tế Việt Nam: “Điều hành kinh tế như đang trên dây”

Ông Phùng Quốc Hiển, Chủ nhiệm Ủy ban Tài chính - Ngân sách của Quốc hộiTài chính marketing - “Nền kinh tế đang rất khó khăn nên việc điều hành kinh tế lúc này như đang “trên dây”, làm sao phải giữ được sự thăng bằng giữa tăng trưởng và lạm phát thì mới có thể đi hết chặng đường năm 2013”, ông Phùng Quốc Hiển, Chủ nhiệm Ủy ban Tài chính - Ngân sách của Quốc hội, nêu quan điểm.

Thảo luận về tình hình kinh tế - xã hội, nhiều đại biểu đều thể hiện sự “sốt ruột” về sự trì trệ của nền kinh tế và theo họ, đã đến lúc không cần phải quá lo cho lạm phát để tập trung cho tăng trưởng. Xin cho biết quan điểm của ông?

Tôi cho rằng lúc này chúng ta đừng nghiêng về một phía nào cả.

Nền kinh tế đang rất khó khăn, nên việc điều hành kinh tế lúc này như đang “trên dây”, làm sao phải giữ được sự thăng bằng giữa tăng trưởng và lạm phát thì mới có thể đi hết chặng đường năm 2013. 

Nếu chúng ta sốt ruột nên nghiêng về tăng trưởng kinh tế mà không quan tâm đúng mức đến lạm phát hoặc ngược lại, chỉ tập trung vào kiềm chế lạm phát mà không nghĩ đến tăng trưởng kinh tế thì đều không ổn. Quan trọng là phải giữ được cân bằng.

Trong bối cảnh hiện nay, chúng ta phải chấp nhận một mức lạm phát có thể tương đương như năm 2012 để có thể đạt được mức tăng trưởng kinh tế cao hơn năm 2012.

" Cần phải đặt mục tiêu ổn định kinh tế vĩ mô lên hàng đầu, phải chặn lại tốc độ lạm phát. Tuy nhiên, đây là câu chuyện phải làm từ từ, chứ cũng không nên quá đột ngột như thời gian qua." - Phùng Quốc Hiển

Tôi cho rằng trong điều kiện hiện nay, chúng ta khó có thể kỳ vọng đạt được mục tiêu Quốc hội đã thông qua là GDP tăng 5,5%, một mức khả thi có thể đạt được là tăng khoảng 5,2%.

Đại biểu Quốc hội cũng còn cho rằng việc điều hành lạm phát như năm 2012 và 5 tháng đầu năm nay không còn là thành tích vì thực chất, chỉ vì người dân quá thắt lưng buộc bụng nên CPI không thể nhích lên?

Vấn đề này cũng nên được xem xét một cách công bằng hơn, nếu nói hoàn toàn lạm phát thời gian qua không có công sức điều hành của Chính phủ thì cũng không hẳn, nhưng cũng không hoàn toàn do điều hành tốt nên lạm phát giảm. 

Những tháng gần đây, CPI của cả nước cũng như tại những thành phố lớn đều có xu hướng giảm. Trong trường hợp này, CPI giảm một mặt phản ánh rằng chúng ta đã kiềm chế tốt lạm phát, nhưng mặt khác cũng cho thấy sự suy giảm về sức mua của nền kinh tế.

Về mục tiêu kiềm chế lạm phát của năm ngoái và năm nay, Quốc hội đặt ra mục tiêu lạm phát dưới một con số trên cơ sở phân tích rằng, nền kinh tế của nước ta do lạm phát luôn ở mức cao, có nhiều bong bóng trong các lĩnh vực như tài chính, chứng khoán, bất động sản... làm kinh tế vĩ mô bất ổn. 

Vì vậy, cần phải đặt mục tiêu ổn định kinh tế vĩ mô lên hàng đầu, phải chặn lại tốc độ lạm phát. Tuy nhiên, đây là câu chuyện phải làm từ từ, chứ cũng không nên quá đột ngột như thời gian qua. Năm 2012, CPI chỉ tăng 6,81%, thấp hơn nhiều so với mức tăng 18,13% của năm 2011. Nền kinh tế đang lạm phát cao mà chặn lại xuống còn 6,81% cũng không phải là một sự thành công.

Chính phủ hiện cũng đang tỏ ra hết sức nỗ lực và tích cực để thúc đẩy tăng trưởng, thông qua việc đưa ra hàng loạt các giải pháp hỗ trợ doanh nghiệp, nhưng gần như giải pháp nào, cũng đều bị “chê”. Vậy theo ông, việc cứu doanh nghiệp cần làm thế nào cho thực sự hiệu quả?

Theo tôi, muốn các giải pháp hỗ trợ doanh nghiệp thực sự hiệu quả, thì phải hiểu đúng được đâu là thứ doanh nghiệp cần. Hiện, có ba thứ doanh nghiệp đang rất cần. Đó là vốn - được coi như “máu” của doanh nghiệp. Nguồn vốn của doanh nghiệp hiện nay chủ yếu dựa vào tín dụng của ngân hàng, Nhưng nguồn vốn tín dụng đang bị một điểm nghẽn là nợ xấu, được ví như cục máu đông. 

Vậy thì Chính phủ phải làm sao định hướng ngân hàng “giải phẫu” cục máu đông này: có phân loại, có những khoản phải khoanh nợ, giãn nợ, thậm chí có những khoản phải chấp nhận gạt sang một bên để tiếp tục cho doanh nghiệp có khả năng phát triển vay vốn. 

Ngân hàng cần đặt mục tiêu: cứu doanh nghiệp cũng như cứu mình thì mới giải quyết được tình trạng này, chứ không như vừa qua, nhiều ngân hàng chỉ tập trung thu nợ mà không tính toán đầy đủ đến chuyện phải để vốn để doanh nghiệp sống.

Cùng đó, chúng ta cũng cần phân tích rõ, nợ xấu hình thành từ đâu? Rõ ràng, nợ xấu có sự góp phần từ đầu tư cho bất động sản, từ nợ xây dựng cơ bản. Đây là một cái nút cần tháo gỡ.

"Nhiều doanh nghiệp nói rằng không cần Nhà nước hỗ trợ gì cả nhưng Nhà nước phải minh bạch về cơ chế, chính sách, phải đảm bảo chính sách, hàng rào kỹ thuật ổn định." - Ông Phùng Quốc Hiển

Vừa qua, chính sách của chúng ta đã và đang tập trung hỗ trợ cho bất động sản có thể bán được – cũng là cách để xử lý nợ xấu. Ngoài ra, cần tạo điều kiện cho doanh nghiệp có thể tạo vốn. Các chính sách về giảm thuế vừa qua chính là hình thức để tạo vốn cho doanh nghiệp.

Cái cần thứ hai là về thị trường. Thị trường cũng là một trong những điều kiện đảm bảo sự sống còn của doanh nghiệp. 

Chính phủ phải làm thế nào để thúc đẩy được sức mua, nếu cứ bỏ mặc cho việc hàng hóa doanh nghiệp làm ra để bán trên thị trường mà thị trường bị chậm, sức mua giảm và chỉ coi đó như là việc của doanh nghiệp thì rất khó cải thiện tình hình. Phải có bàn tay của Nhà nước để kích hoạt tất cả các thị trường thông qua các chính sách tiền tệ, chính sách tài khóa. 

Chẳng hạn, Chính phủ có các động thái kích hoạt cho thị trường bất động sản là rất nên làm. Hay kích hoạt thị trường bằng cách thực hiện tuyên truyền, vận động mạnh mẽ hơn để người Việt Nam dùng hàng Việt Nam...

Cái cần thứ ba của doanh nghiệp là các cơ quan nhà nước cần bảo đảm một khuôn khổ pháp lý ổn định. Nhiều doanh nghiệp nói rằng không cần Nhà nước hỗ trợ gì cả nhưng Nhà nước phải minh bạch về cơ chế, chính sách, phải đảm bảo chính sách, hàng rào kỹ thuật ổn định. Nếu không ổn định thì doanh nghiệp cũng không thể nào tính toán hiệu quả đầu tư, sản xuất kinh doanh.

Tin bài khác:

Wednesday, May 29, 2013

Việt Nam: Cảnh báo từ nền kinh tế nguội lạnh

Ông Trần Đình ThiênTài chính marketing - "Trong khi chưa giải tỏa được những "cục máu đông" nợ xấu, tồn kho đang chặn dòng lưu thông kinh tế thì lại có ý kiến cho rằng cần phải tính đến tình trạng "tồn kho chính sách, tồn kho thể chế lạc hậu", hiểu rộng ra - "tồn kho" cả một mô hình tăng trưởng đã lỗi thời. Mà đây chính là những nguy cơ đe dọa lâu dài sự ổn định vĩ mô", ông Trần Đình Thiên, Viện trưởng Viện Kinh tế Việt Nam nói.

LTS: Ngày mai (30/5), các ĐBQH sẽ thảo luận tại Hội trường trong phiên họp được truyền hình trực tiếp để bàn các giải pháp tháo gỡ khó khăn cho nền kinh tế. Tuần Việt Nam xin giới thiệu một số góc nhìn của các chuyên gia kinh tế.

Tồn kho chính sách và thể chế

Trên diễn đàn QH vừa qua, nhiều ý kiến đánh giá rằng nền kinh tế hiện đang hết sức khó khăn, thậm chí nhiều người cho rằng gay go lắm rồi? Theo ông, tình hình kinh tế năm 2013 đáng quan ngại đến mức nào?

Ông Trần Đình Thiên: - Tính đến nay đã gần hết quý 2/2013. Vẫn có nhiều dấu hiệu rõ ràng cho thấy rằng tình hình kinh tế sẽ vẫn còn tiếp tục gặp nhiều khó khăn trở ngại trong giai đoạn tới.

Về phương diện tăng trưởng GDP, dễ nhận thấy rằng cả 3 "trụ cột" - tín dụng, ngân sách và lực lượng DN - đều đang rất yếu. Tốc độ tăng trưởng tín dụng quá thấp, thực lực ngân sách - yếu tố quan trọng nhất để kích thích tăng trưởng trở lại khi nền kinh tế gặp khó khăn nay cũng rất yếu. Lực lượng DN bị tổn thất quá lớn.

Về phương diện ổn định vĩ mô cũng có nhiều khía cạnh đáng lo ngại. Ví dụ như tình trạng thất nghiệp và thiếu việc làm tăng, kéo theo sự giảm sút thu nhập lao động. Đây là hệ quả tất yếu của tình trạng DN phải đóng cửa nhiều hoặc phải giảm mạnh công suất hoạt động. Kết cục là sự suy yếu của tổng cầu kéo dài - một trong những tác nhân gây ra tình trạng trì trệ và suy giảm tăng trưởng.

Ngoài ra, còn những "cục máu đông" đang chặn dòng lưu thông kinh tế - nợ xấu, tồn kho bất động sản - chưa giải tỏa được. Có ý kiến cho rằng còn phải tính đến tình trạng "tồn kho chính sách, tồn kho thể chế lạc hậu", hiểu rộng ra - "tồn kho" cả một mô hình tăng trưởng đã lỗi thời. Mà đây chính là những nguy cơ đe dọa lâu dài sự ổn định vĩ mô.

Tổ hợp những yếu tố trên, dù chưa phải là tất cả những nguyên nhân gây khó khăn cho nền kinh tế, dễ hình dung ra nền kinh tế nước ta đang lâm vào tình thế khó khăn cỡ nào. Phải nói là rất khó. Đó là tình thế vòng xoáy "suy giảm tăng trưởng và bất ổn vĩ mô".

Cũng có thống kê cho thấy khá nhiều DN được lập mới. Vậy có nên coi đó là tín hiệu khởi sắc?

- Đúng là nhiều DN mới đã được thành lập. Theo báo cáo, thông thường số này còn nhiều hơn số DN đóng cửa. Nhưng đó chỉ là con số đăng ký. Số đăng ký mới được thống kê không nhất thiết là số hoạt động, có đóng góp thực vào tạo việc làm và tăng trưởng.

Nhìn vào tương quan con số giữa số DN mới thành lập và số đóng cửa, dễ gây ra sự ngộ nhận là tình hình vẫn ổn, sức sống DN vẫn tốt. Ngộ nhận như vậy sẽ dẫn tới ảo tưởng chính sách. Rất nguy hiểm.

Hiểu một cách đơn giản và thực tế, muốn biết thực sự số DN mới đi vào hoạt động thế nào thì phải kiểm định ở các thông số khác như mức vay vốn tín dụng có tăng không, tiêu thụ điện tăng hay giảm, hay xa hơn, tăng trưởng GDP sau đó có diễn ra tương ứng không.

Đặc thù DN của ta chủ yếu tay không bắt giặc, dựa vào vốn vay. Nhưng chỉ số tín dụng không tăng, điều đó chứng tỏ con số DN đăng ký thành lập mới không có được bao nhiêu ý nghĩa. Và như vậy, hoặc con số này thực tế không có ý nghĩa, hoặc số DN mới làm ăn rất kém hiệu quả, do đó, ít hoặc không tác động gì đến các biến số liên quan trong nền kinh tế.

Nền kinh tế nguội lạnh sẽ nguy kịch

Thưa ông, thực tế cũng có một điểm sáng nổi lên trong những tháng đầu năm nay là lạm phát đã được kiềm chế?

- Đúng là lạm phát đã giảm như mục tiêu đề ra. Điều này góp phần kéo lãi suất xuống, giúp DN tiếp cận vốn dễ dàng, giá cả được kiềm chế ổn định.

Tuy nhiên, cũng phải thấy hai mặt của vấn đề. Ta ca ngợi thành tích giảm lạm phát nhưng cũng cần thấy cái giá phải trả cho việc kéo lạm phát giảm xuống.

Trong những năm qua, chính biện pháp thắt chặt tiền tệ là yếu tố ngắn hạn trực tiếp và chủ yếu kéo giảm lạm phát. Nhưng thắt chặt tiền tệ "quá mức" đã khiến nhiều DN lâm vào tình cảnh khó khăn, bi đát. Nói như vậy có nghĩa là chủ trương hạ lạm phát là đúng, chủ trương thắt chặt tiền tệ là đúng. Nhưng cách "thắt chặt" thế nào để ít gây tổn thất thì lại phải thận trọng.

"Thắt" mạnh đột ngột khi nền kinh tế và các DN đang ốm yếu, đang cần tiếp máu thì nhiều DN sẽ phải "ra đi". Thực tế trong hơn 2 năm qua, có thể nói ta đã phải trả giá rất đắt để có được sự ổn định, dù đó là sự ổn định không vững chắc.

Suốt giai đoạn 2007 - 2011 nền kinh tế vốn dĩ đang bị yếu sẵn. Sau đó khi chúng ta ban hành chủ trương thắt chặt lại càng khiến cho nền kinh tế yếu thêm. Trong khi đó, nếu chỉ thắt chặt vừa phải thì tốc độ lạm phát có thể giảm chậm mà DN đỡ bị kiệt quệ. Đây là một bài học rất quan trọng.

Tôi cho rằng thành tích giữ ổn định giá cả và giảm lạm phát phải nhìn nhiều mặt, nếu không sẽ càng gây thêm ảo tưởng. Bởi vì lạm phát thấp không hẳn là dấu hiệu của sự ổn định vững chắc. Nhiều DN phải đóng cửa cũng là bất ổn vĩ mô, cầu thị trường thấp cũng là bất ổn. Một khi nền kinh tế nguội lạnh thì đó chính là bất ổn, thậm chí còn mang tính nguy kịch hơn.

Nhưng có một vấn đề khiến nhiều người quan ngại rằng các số liệu và thống kê đưa ra chưa nhất quán, thậm chí không chính xác so với thực tế khiến việc đánh giá tình hình bị sai lệch?

- Rõ ràng với cách cung cấp thông tin như lâu nay thì cơ sở để thiết kế chính sách rất khó chuẩn xác. Rất khó, nếu không nói là không thể xây dựng những chính sách đúng và tốt với một cơ sở thông tin, dữ liệu thiếu, yếu và sai.

Về thực trạng thông tin ở nước ta hiện nay, cứ nhìn vào một lĩnh vực phải cung cấp thông tin công khai và "chuẩn" là thống kê việc làm là thấy sự chưa chính xác. Ai cũng nhìn thấy vài năm qua, số DN phá sản nhiều đến vậy mà thống kê cứ tuyên bố việc làm lại cứ tăng lên mà không có bất kỳ sự giải thích nào.

Tại thời điểm hiện nay, thống kê số việc làm mới được tạo ra vẫn tăng đều đặn, giống như thời nền kinh tế "ào ào" tăng trưởng lúc mới đổi mới. Thông tin việc làm, thất nghiệp, như vậy rõ ràng là không hề có sức thuyết phục, thiếu logic, thậm chí gây ra sự thiếu lòng tin trong dân. Nên nhớ rằng chưa cần đến những bộ số liệu tỷ mỉ, sạch sẽ, tự bản thân logic kinh tế đã cho thấy sự thiếu logic của cách tư duy đó.

Công khai minh bạch là yêu cầu hết sức quan trọng. Xã hội cần các số liệu để kiểm chứng, như thế mới có điều kiện để làm chính sách đúng. Muốn có chính sách đúng thì con số thống kê phải đúng, phải có cơ sở.

Đó là chưa bàn đến tình trạng chính sách thì đúng rồi, ban hành kịp thời rồi nhưng khởi động để đi vào thực tiễn thì lại chậm trễ.

Chính phủ phải ưu tiên trả nợ doanh nghiệp

Ông có gợi ý gì về những trọng tâm cần ưu tiên làm từ nay đến hết năm?

- Có ba vấn đề nên làm.

Thứ nhất là thay đổi cách tiếp cận mục tiêu ưu tiên. Thứ hai là tái cơ cấu và thứ ba là xây dựng chương trình phục hồi nền kinh tế.

Cụ thể là gì thưa ông?

- Cách tiếp cận logic mục tiêu của mấy năm qua không giúp nền kinh tế tháo gỡ khó khăn. Ngược lại, tình hình còn gay go hơn. Bây giờ, phải có cách tiếp cận mục tiêu khác đi thì mới giải quyết được vấn đề.

Theo tôi, hiện nay, trong cấu trúc mục tiêu, chưa cần tính vội đến mục tiêu tăng trưởng GDP bao nhiêu %. Cái cần ưu tiên hiện nay là giải tỏa các "cục máu đông", tập trung giải quyết một số "tọa độ" tái cơ cấu trọng điểm - ví dụ chỉ tập trung tái cơ cấu thí điểm 1-2 tập đoàn kinh tế nhà nước.

Nhưng giải quyết nợ xấu và tái cơ cấu là công việc tốn rất nhiều tiền. Ưu tiên giải quyết chúng trong điều kiện nguồn tài lực cả công lẫn tư của nền kinh tế rất yếu nghĩa là trước hết phải ưu tiên dành nguồn lực cho chúng. Sau đó mới tính xem còn bao nhiêu tiền để đầu tư tăng trưởng. Logic vượt thoát tình trạng "vòng xoáy" lưỡng nan hiện nay là ở đó. Dĩ nhiên, có thể đi vay để đáp ứng "hài hòa" các mục tiêu. Nhưng điều đó không làm thay đổi logic ưu tiên các nhiệm vụ.

Như vậy cách tiếp cận là phải thay đổi cơ chế phân bổ nguồn lực. Tăng trưởng là quan trọng nhưng phải theo logic ưu tiên, tạo ra nguồn lực để đem lại cơ sở cho phục hồi tăng trưởng.

Vậy ứng xử thế nào với cục máu đông nợ xấu?

- Nợ xấu ngoài nguyên nhân do DN vay không có tiền trả còn có một tác nhân khác là nhà nước. Thực chất vấn đề là ở chỗ Chính phủ và chính quyền các địa phương đang nợ các DN tiền thanh toán các dự án, công trình xây dựng cơ bản. Theo thống kê khá chính thức thì số nợ này lên đến gần 100.000 ngàn tỷ đồng.

Hơn lúc nào hết, Chính phủ phải lo trả món nợ này cho DN. Động thái vừa qua của Chính phủ chưa đủ quyết liệt để giải tỏa vấn đề này.

Việc Chính phủ ưu tiên trả nợ cho DN sẽ giúp giải tỏa cục máu đông, lưu thông kinh tế tăng lên, tạo được lòng tin của DN với Chính phủ. Lòng tin phục hồi. Cơ sở tăng trưởng cũng được phục hồi. Quả thực, nếu xử lý được nợ xấu thì DN sẽ tiếp cận được vốn, tạo được việc làm, thị trường cũng ấm dần lên.

Ta không nên kỳ vọng việc xóa nợ xấu diễn ra nhanh. Ta chưa hề có kinh nghiệm nào về vấn đề này. Đây là chỗ phải rõ ràng minh bạch. Không ít người nghĩ rằng mọi chuyện sẽ "một phát ăn ngay". Kinh nghiệm thế giới - không có ngoại lệ, đó là một mong ước - tham vọng có màu sắc hoang tưởng.

Ngoài những giải pháp trên, ông có gợi mở gì về định hướng chính sách dài hạn?

- Nên có một chương trình phục hồi kinh tế tương đối dài hạn hơn là kế hoạch cho từng năm một. Nên đặt ra một kế hoạch phục hồi, chương trình phục hồi kinh tế trong khoảng thời gian 3- 4 năm chứ không nên câu nệ.

Bởi nếu tính theo kế hoạch từng năm thì giải pháp đề ra cũng chưa thể phát huy hết "công suất" được. Mọi chính sách phải có thời gian đủ dài mới phát huy hiệu ứng. Nền kinh tế đang rất yếu. Nếu nó có đến đáy rồi thì phục hồi cũng chậm. Đường phục hồi có lẽ (và tốt nhất là) hình chữ U chứ không thể (và không nên) đi lên ngay.

Kế hoạch phục hồi trong 3 - 4 năm bao gồm cả tăng trưởng, ổn định vĩ mô theo nghĩa ngắn hạn và quan trọng hơn là nối chính sách trước mắt với những chuyện dài hạn, như xóa nợ xấu, tồn kho bất động sản, tái cơ cấu.

Xin nhắc lại là trong bối cảnh khó khăn như hiện nay, niềm tin cho khả năng phục hồi của nền kinh tế có thể không rầm rĩ nhưng cách tiếp cận đó cho thấy một triển vọng chắc chắn và khả thi hơn.

Thư viện marketing

Tin bài khác:

Tuesday, May 28, 2013

Chiến lược PR Marketing trong 7 ngày

Xây dựng những mối quan hệ công chúng cho công ty của bạn luôn là yêu cầu đặt ra vào bất cứ thời điểm nào. Nhiều công ty rất muốn thực hiện thành công các chiến dịch PR (Public Realation), nhưng họ không biết phải khởi đầu từ đâu và triển khai như thế nào?

Trả lời câu hỏi này không khó khăn chút nào. Bạn chỉ cần thực sự nỗ lực và triển khai theo đúng một quy trình nhất định. Dưới đây là cách để bạn thực thi thành công một chiến dịch PR chỉ trong vòng 07 ngày.

Ngày thứ nhất: Xác định rõ mục tiêu của bạn

Bạn hãy khởi đầu bằng việc lên danh sách những mối giao tế công cộng trong thị trường mục tiêu của bạn. Những mối giao tế này phần lớn là với các tạp chí như tạp chí hàng tuần, báo ngày, tạp chí chuyên ngành kinh doanh, những nhà quảng cáo miễn phí tại địa phương, hay các tạp chí của Phòng thương mại khu vực.
Bạn không cần thiết phải liên lạc với các cơ quan báo chí quốc gia trừ khi câu chuyện PR của bạn thật sự nổi bật trên phạm vi toàn quốc hay bạn có một mối quan hệ mật thiết nào đó với cơ quan báo chí quốc gia. Tiếp theo, bạn hãy lên danh sách những đài phát thanh truyền hình tại khu vực thị trường mục tiêu của bạn. Những đài này bao gồm đài AM, FM, đài phát thanh phổ thông, đài phát thanh của trường đại học, …, và nhìn chung là tất cả.

Ngày thứ hai: Lập cơ sở dữ liệu các số điện thoại, địa chỉ liên lạc của các tạp chí, đài phát thanh truyền hình mà bạn xác định trong ngày thứ nhất.

Đối với một mối quan hệ giao tế công cộng, bạn cần xác định đâu là cách thức thông báo hay những thông tin đăng tải phù hợp nhất. Một khi bạn hoàn thành được công việc này, bạn hãy tìm ra ai là chủ bút hay phóng viên chịu trách nhiệm chính cũng như đóng vai trò quan trọng trong lĩnh vực mà bạn cần giao tế tại các tạp chí và đài phát thanh truyền hình.
Đôi khi họ là một chủ bút của một chuyên mục nào đó, một phóng viên chuyên viết một lĩnh vực nhất định, một phóng viên đặc trách, hay một biên tập viên quản lý. Đừng gửi bản thông cáo báo chí của bạn tới bất kỳ ai hay tới tất cả mọi người trong tạp chí. Tiếp theo, bạn tiến hành những công việc tương tự đối với các đài phát thanh truyền hình: Tìm ra người phù hợp với các thông cáo báo chí của bạn tại đây như cán bộ chuyên phân công mảng tin tức cho các phóng viên phụ trách, hay biên tập viên mảng tin tức,…

Ngày thứ ba: Xác định câu chuyện PR nào mà bạn sẽ truyền đạt

Hãy suy nghĩ kỹ lưỡng về những chủ đề PR. Bạn đang đưa ra một thông cáo báo chí, truyền đạt một sự thay đổi, trình bày diễn giải một ý kiến hay công bố một khám phá mới? Bạn có một quan điểm bản địa trong một câu chuyện mang tính quốc gia hay không?
Liệu thông tin của bạn có đáng để lên báo chí và không mang trong mình một thành kiến cục bộ không? Tất cả những gì bạn cần là 12 chủ đề PR khác nhau, tính trung bình là cứ một tháng có một thông cáo báo chí trải dài trong thời gian một năm. Tuy nhiên, đừng để điều này bó buộc việc bạn thường xuyên đưa ra những thông tin mới khi nó xuất hiện hay công bố những thông cáo mang tính cập nhập.

Ngày thứ tư: Viết bản thông cáo báo chí thực sự

Chủ bút của các tạp chí thường yêu thích những người nói theo ngôn ngữ của họ. Bản thông cáo báo chí dài một trang được mở đầu với ai, cái gì, ở đâu, khi nào và tại sao sẽ phù hợp hơn với các chủ bút, qua đó bản thông cáo báo chí của bạn càng có nhiều cơ hội xuất hiện một cách nhanh chóng trên tạp chí.
Bản thông cáo báo chí nên bao gồm một vài thông tin cơ bản, trích dẫn lời của một cá nhân có uy tín trong một tổ chức nào đấy và địa chỉ liên hệ của công ty bạn. Đó là tất cả những “chất liệu” cần thiết hình thành nên một bản thông cáo báo chí. Bản thông cáo này không cần phải dài như bản luận văn, cũng như không cần thiết phải có những thông tin đơn lẻ, đi sâu vào tiểu tiết. Nếu chủ bút muốn thêm những thông tin cho câu chuyện, họ sẽ gọi điện cho bạn để bổ sung.

Ngày thứ năm: Gửi bản thông cáo báo chí tới các tạp chí, đài phát thanh truyền hình trong cơ sở dữ liệu mà bạn đã lập vào ngày thứ hai

Một vài chủ bút thích những bản thông cáo báo chí được gửi bằng fax, trong khi đó một xu hướng đang phát triển hiện này là gửi bản thông cáo báo chí qua email. Rất hiếm khi các bản thông cáo báo chí được gửi bằng thư tín thông thường; tuy nhiên, trong một vài trường hợp việc gửi bằng thư tin thông thường là cần thiết nếu bản thông cáo báo chí của bạn có kèm theo một vài bức ảnh.
Bạn hãy tìm ra cách thức mà các chủ bút, phóng viên và nhà sản xuất ưa thích nhận bản thông cáo báo chí của bạn, bởi nếu vậy thì cơ hội xuất hiện nhanh chóng trên các tạp chí, đài phát thanh truyền hình sẽ lớn hơn rất nhiều.

Ngày thứ sáu: Sử dụng bản thông cáo báo chí cho những việc khác

Thông thường bản thông cáo báo chí không được đăng tải toàn bộ, các chủ bút sẽ biên tập lại chúng, cắt đi những phần không cần thiết, cũng như không phải tạp chí nào cũng đăng tải bản thông cáo báo chí của bạn. Đừng để việc này khiến bạn dừng đăng tải bản thông cáo và cố gắng đưa nó ra với công chúng.
Có một số công việc khác bạn có thể thực hiện với những bản thông cáo báo chí. Bạn có thể đăng tải chúng trên trang web của mình. Bạn có thể sử dụng chúng trong các direct-mail gửi tới khách hàng. Bạn có thể sử dụng chúng trong hộp thư trả lời điện thoại lúc đường dây bận,… Sử dụng những thông tin của bạn ở bất kỳ đâu có thể, và bạn sẽ ngạc nhiên với những kết quả bất ngờ mà bạn có được, qua đó hình ảnh công ty bạn sẽ ngày một phổ biến hơn trong công chúng.

Ngày thứ bảy: Tiếp tục những nỗ lực của bạn nhằm thiết lập mối quan hệ gần gũi hơn với các chủ bút, phóng viên và nhà sản xuất chương trình truyền hình

Mối quan hệ giữa bạn và các cơ quan báo chí truyền hình càng gần gũi bao nhiêu, bạn càng có khả năng tiếp cận công chúng dễ dàng bấy nhiêu. Thời điểm để thực hiện công việc này không phải là khi bạn có một câu chuyện “sốt dẻo”.
Hãy tận dụng mọi thời gian có thể nhằm tạo dựng những mối quan hệ thân thiết nhất. Nhờ đó, sau này bất cứ khi nào bạn có một tin tức “sốt dẻo” hay một câu chuyện hấp dẫn, bạn sẽ biết ngay ai là người mà bạn cần tiếp xúc trực tiếp và nhanh chóng có được những kết quả PR tốt nhất.
Bạn hãy dành một chút thời gian trong mỗi ngày để thực thi theo đúng bảy bước trên, và một ngày nào đó bạn sẽ trở thành một chuyên gia trong “lĩnh vực PR Marketing”. Hơn tất cả, yếu tố hấp dẫn nhất của chiến lược PR này đó là chi phí. Trên phương diện guerrilla marketing (marketing theo kiểu du kích), kiểu PR này hoàn toàn không đắt đỏ chút nào, nó đơn thuần đòi hỏi ở bạn yếu tố thời gian, sinh lực và trí tưởng tượng.

Tổng hợp

Làm marketing cho rượu

Rượu là hàng hóa xa xỉ phẩm, tuy bị đánh thuế cao nhưng lợi nhuận lại rất lớn. Vì thế, dù bị nhà nước hạn chế quảng cáo dưới mọi hình thức, các nhà sản xuất vẫn tìm mọi cách lách luật để tiếp cận với người tiêu dùng Việt Nam - vốn là những khách hàng có "tâm hồn say sưa" bậc nhất thế giới.

Do không được quảng bá trên truyền thông đại chúng nên rượu mạnh có những hình thức quảng cáo và PR rất đặc thù. Các nhãn hàng đều tập trung vào các hoạt động below the line như quảng cáo tại điểm bán (bar, vũ trường, showroom), trưng bày sản phẩm, nhân viên tiếp thị PG…  


Đặc thù của quảng cáo rượu

Thông tư 43/2003/TT-BVHTT quy định chỉ cho phép quảng cáo với các loại rượu có nồng độ cồn dưới 15°. Còn các loại rượu từ 15° trở lên chỉ được quảng cáo trong phạm vi địa giới doanh nghiệp sản xuất rượu, bên trong các cửa hàng, đại lý tiêu thụ rượu nhưng phải đảm bảo người ở bên ngoài địa giới doanh nghiệp cửa hàng, đại lý không đọc được, không nghe được, không thấy được Theo khuynh hưởng bảo vệ sức khỏe người tiêu dùng, đa số các quốc gia, trong đó có Việt Nam, đều siết chặt hoạt động quảng cáo rượu, đặc biệt là với rượu mạnh. Một vài nước như Thái Lan, Italia dự kiến cấm quảng cáo với các sản phẩm có cồn, hoặc hạ thấp nồng độ cồn với sản phẩm cho phép quảng cáo (dưới 12°).
Do không được quảng bá trên truyền thông đại chúng nên rượu mạnh có những hình thức quảng cáo và PR rất đặc thù. Các nhãn hàng đều tập trung vào các hoạt động below the line như quảng cáo tại điểm bán (bar, vũ trường, showroom), trưng bày sản phẩm, nhân viên tiếp thị PG… Trong siêu thị, rượu cũng là gian hàng được o bế nhiều nhất, được trưng bày sao cho đẹp mắt, sang trọng đế thu hút người tiêu dùng. Đây là những chiến lược cơ bản và chủ chốt để quảng bá sản phẩm của tất cả các nhãn rượu tại Việt Nam.

Không phải quảng cáo mà vẫn là quảng cáo

Tuy bị cấm quảng cáo công khai trên các phương tiện truyền thông đại chúng, các nhãn hiệu rượu vẫn luôn có cách xuất hiện trên các kênh truyền thông mà không hề vi phạm luật. Tại trận chung kết AFF Cúp 2008, trong niềm vui vỡ òa của cả khán giả và cầu thủ trên sân, ai cũng dán mắt vào màn hình để theo dõi phút giây đăng quang của tuyển Việt Nam. Và trong khoảnh khắc quý báu đó, nghi lễ khui rượu là không thể thiếu.

Một cơ hội quảng bá hiếm có cho sản phẩm rượu khi được xuất hiện trong một chương trình truyền hình trực tiếp. Cách làm này được khơi mào bởi nhãn hiệu rượu nổi tiếng bậc nhất thế giới H. khi thâm nhập thị trường Hoa Kỳ vào đầu những năm 50 của thế kỷ 20. Vào đúng sinh nhật lần thứ 67 của Tổng thống Mỹ Dwight D. Eisenhower, hãng rượu H. đã tặng ông chai rượu brandy ủ 67 năm, được chuyên cơ chở thẳng từ Pháp sang Nhà Trắng. Hình ảnh ngài tổng thống và chai rượu brandy là những thước phim quảng cáo đắt giá vé nhãn rượu H. Ngày nay, trong hầu hết các sự kiện khai trương, khánh thành lễ kỷ niệm, trình diễn thời trang, giải đấu thể thao…  rượu đều xuất hiện với tư cách là một thức đồng chủ đạo nhằm tăng tính trang trọng và khẳng định đẳng cấp của chủ nhân và sự kiện. Vì luật không đề cập đến các hoạt động này, nên chỉ cần nhiếp ảnh gia có kỹ xảo là có thể chụp được những hình ảnh hiệu quả có tiền cảnh là chai rượu, ly rượu hoặc nhãn hiệu nằm ở góc bức hình để gây ấn tượng mạnh với người đọc...

Tổ chức sự kiện và tài trợ mạnh tay

Nghị định số 40/2008/NĐ-CP quy định: “Các công ty sản xuất, phân phối rượu không được tài trợ cho các hoạt động xã hội khác có gắn với việc quảng cáo các sản phẩm rượu”. Trên thực tế, các nhãn hiệu rượu luôn tìm cách tố chức hoặc tài trợ các sự kiện trong khả năng có thể. AV. từng tạo  hiệu ứng mạnh mẽ trong giải nghệ thuật khi tổ chức cuộc thi về sáng tạo cách đây vài năm, M. xây dựng giải thưởng danh giá dành cho các nhà hoạt động nghệ thuật tại Trung Quốc hay RS. gắn liền với cuộc thi Hoa hậu Hoàn Vũ thế giới 2008 tại Việt Nam. Ngoài ra còn có những chương trình ca nhạc, nghệ thuật thường niên do chính hãng rượu tổ chức và mời rất đông những nhân vật nổi tiếng có sức ảnh hưởng cộng đồng lớn. Quy mô và đẳng cấp của những sự kiện như thế này không dừng ở phạm vi trong nước mà còn mang quy mô khu vực và thế giới. H. là nhãn rượu luôn có những sự kiện nghệ thuật đình đám trong năm như: sinh nhật giám đốc điều hành tại Hồng Kông hay H. Artistry thưởng niên tại các nước châu Á, H. Artistry MTV… có sự góp mặt của nhiều ngôi sao thế giới.

Ngoài ra, rượu hoàn toàn có thể trở thành nhà tài trợ chính cho nhiều sự kiện văn hóa nghệ thuật có ý nghĩa khác mà không hề bị nhà chức trách “sờ gáy” như: hòa nhạc cổ điển, trình diễn thời trang… Tiêu biểu nhất là giải golf nơi tập trung rất nhiều khách hàng thân thiết và tiềm năng của các nhãn rượu. Không một giải golf nào mà không có một nhãn rượu, bên cạnh đó, các nhãn rượu cũng không quên điều phối lực lượng nhân viên tiếp thị rất hấp dẫn, nhằm gây an tượng mạnh nhất với khách hàng, phần lớn là các quý ông.

Một sự kiện nữa mà rượu có thể đường đường chính chính xuất hiện được công chúng, đó là tổ chức các giải thưởng về rượu. Tất nhiên, không nhà nước nào cấp phép cho các cuộc thi uống rượu nhưng nếm rượu thì hoàn toàn có thể. Nhân sự kiện những chuyên gia pha chế nổi tiếng thế giới ghé thăm, các nhãn rượu có thể vô tư khuyếch trương thành những cuộc thi nếm rượu và pha chế rượu nghiệp dư. Phần thưởng chỉ là cái cớ, quan trọng nhất vẫn là thu hút thêm nhiều khách hàng và quảng cáo tự nguyện đến những đối tượng thích uống rượu và cả những đối tượng thích thể hiện đẳng cấp bằng rượu.

PR... lắt léo

Vì hình ảnh chỉ được xuất hiện rất ít trên truyền thông, bị hạn chế tối đa các banner, biển hiệu nên PR trên báo giấy vẫn là cách xuất hiện hiệu quả nhất. Tuy báo chí hiểu rất rõ những điều luật liên quan đến quảng cáo nhưng cũng thật khó để từ chối một khách hàng “tha thiết” bậc nhất như các nhãn hiệu rượu. Vì thế, thời gian qua, một số tạp chí đã bị Bộ Văn hóa Thể thao và Du lịch phạt rất nặng, thậm chí đình bản vì đăng bài PR cho các nhãn hiệu rượu. Nhưng nếu khéo léo, bài PR vẫn có thể được đăng nếu tuân thủ đúng “công thức” sau:

Không viết trực tiếp nhãn hiệu rượu mà chỉ đưa tên gốc rượu thay cho nhãn hiệu như: cognac, whisky, brandy, vodka…

Trong trường hợp sử dụng tiếng Việt và tiếng Anh trong cùng một bài viết, khổ chữ tiếng Anh nên nhỏ bằng 3/2 khổ chữ tiếng Việt. Đối với quảng cáo, quy định này là bắt buộc chứ không được uyển chuyển như trong bài PR.

Không quảng cáo lợi ích của sản phẩm rượu, chỉ được quảng cáo về nguồn gốc, xuất xứ, thành phần, hướng dẫn sử dụng và những lưu ý về sản phẩm.

Không đề cập trực tiếp về rượu mà nên hướng tới những vấn đè có liên quan đến rượu như: cách chọn rượu, cách thưởng thức rượu, cách kết hợp rượu với món ăn, cách pha chế, bảo quản rượu…

Đầu tư cho đại sứ thương hiệu

Paris Hilton quảng cáo rượu R.P hay nữ ca sĩ Lee Hyori khoe thân hình gợi cảm quảng cáo cho rượu C.C của Hàn Quốc chứng tỏ việc sử dụng các đại sứ sắc đẹp để quảng bá rượu là cách rất phổ biến.

Tại Việt Nam, sử dụng người nổi tiếng để bảo chứng cho thương hiệu rượu không được công khai như những ngành hàng khác. Tuy không xuất hiện trên các phương tiện truyền thông chính thống nhưng bằng các mạng xã hội, diễn đàn, fan club và những sự kiện quan trọng, thương hiệu rượu vẫn được quảng bá rộng rãi bên cạnh tên tuổi của người nổi tiếng.
Xuất hiện trong các bộ phim là một cách quảng cáo rượu không sợ bị nhà chức trách bắt bẻ. Hợp đồng tài trợ cho phim ngoài những cảnh quay có thời gian xuất hiện sản phẩm nhất định, nhãn hiệu rượu còn có thể xuất hiện đường hoàng ở phần kết thúc cám ơn nhà tài trợ.

Với sự lên ngôi của các hoạt động marketing trực tuyến, trong tương lai việc quảng bá rượu sẽ còn có nhiều thay đổi. Tận dụng sức mạnh của online để triển khai các hoạt động truyền miệng, chính thức sử dụng người nổi tiếng trên các trang báo trực tuyến… sẽ là hình thức phố biến tới đây.

Nguồn: Marketingvietnam

Monday, May 27, 2013

Công nghệ Re-Targeting gia tăng nhận diện thương hiệu


Cách thức hoạt động

Theo mạng quảng cáo Retargeter (Mỹ), sau lần truy cập đầu tiên vào website của một doanh nghiệp, chỉ có 2% độc giả quyết định mua sản phẩm và trở thành khách hàng của doanh nghiệp đó.

Vậy làm thế nào để củng cố thương hiệu và “níu chân” 98% người đã rời khỏi website? Giải pháp mà nhiều doanh nghiệp lựa chọn là quảng cáo trực tuyến sử dụng công nghệ đeo bám (Re-Targeting).

Tuy nhiên, trong khi công nghệ đeo bám quảng cáo đã xuất hiện từ lâu và không còn xa lạ trên thế giới thì tại Việt Nam, không ít Marketer và lãnh đạo doanh nghiệp vẫn chưa biết hoặc chưa hiểu đúng về công nghệ này.

Đeo bám quảng cáo trực tuyến (Re-Targeting) thực chất là cách thức một mạng quảng cáo nhận diện được lĩnh vực mà độc giả quan tâm và đưa các quảng cáo sản phẩm - dịch vụ thuộc lĩnh vực đó đến với họ trên toàn bộ website (có trong mạng lưới) mà họ truy cập.

Công nghệ này được tích hợp sẵn trong các hình thức quảng cáo trực tuyến của nhà cung cấp. Đây là lợi ích đồng đều cho cả website và doanh nghiệp đăng quảng cáo bởi công nghệ đeo bám đảm bảo quảng cáo được nhìn thấy bởi đúng người và đúng thời điểm.

Mỗi mạng quảng cáo sẽ định danh người dùng bằng một mã riêng. Với việc sử dụng các tập tin cookies (nơi lưu trữ thông tin khi bạn lướt web), mạng quảng cáo sẽ thu thập được thói quen sử dụng Internet của bạn và phân tích hành vi, xác định các yếu tố, sở thích liên quan. Từ đó, hiển thị các quảng cáo gần nhất với sở thích đó, “theo dấu chân” bạn đến các website.

Lấy ví dụ tại hệ thống quảng cáo trực tuyến của Admicro - VC Corp, nếu các tập tin cookies của người dùng cho biết họ nhiều lần đến thăm trang Genk.vn, mục sức mạnh số của Dân trí, tinhte.vn và đọc bài viết về Mobile App. Mạng quảng cáo này có thể suy ra người này là một tín đồ công nghệ, đặc biệt là mảng di động, do đó, hiển thị các quảng cáo về thiết bị công nghệ và điện thoại di động trên tất cả các website của hệ thống.
Giờ đây, dù đang đọc trang Genk, tinhte.vn hay đọc mục Xu hướng công nghệ của Cafebiz, mục Xã hội của Dân trí, mục Fashion của Kênh14,… hoặc bất kỳ trang nào khác trong hệ thống hơn 180 website của Admicro, người dùng kể trên vẫn sẽ bắt gặp các quảng cáo liên quan đến di động.

Sức mạnh của công nghệ đeo bám quảng cáo trực tuyến.
Sức mạnh rõ ràng nhất của Re-Targeting là cho phép hiển thị những quảng cáo có tính liên quan cao với sở thích của độc giả. Điều này giúp các Marketer hiểu được công chúng của mình và cung cấp quảng cáo tiếp cận đúng đối tượng.

Bạn sẽ không cần quá quan tâm đến việc quảng cáo của mình đang chạy ở đâu, vẫn có thể yên tâm rằng quảng cáo chạy đúng trước mắt nhóm khách hàng tiềm năng và khách hàng bạn đang hướng tới.

Mỗi khi công chúng nhìn thấy quảng cáo của doanh nghiệp là thêm một lần thương hiệu và sản phẩm được nhận diện, lưu giữ trong tâm trí khách hàng. Công nghệ đeo bám tạo ra hiệu ứng “mưa dầm thấm lâu”, khiến tỉ lệ CTR (Click-through-rate) và chuyển đổi từ nhận biết sang hành động cao hơn.

Kết quả là tăng khả năng bán được hàng và độ phủ thương hiệu. Theo mạng Adroll, công nghệ này làm tăng chỉ số ROI (Return of Investment - tỉ lệ hoàn vốn đầu tư) lên gấp 2 lần so với chiến dịch thông thường.

Về phía người dùng, công nghệ đeo bám đem lại cho độc giả trải nghiệm duyệt web cá nhân hóa hơn. Họ có thể tìm thấy những gì họ cần nhanh hơn nhiều.

Ví dụ như Google: chức năng tự động tìm kiếm khổng lồ cho phép Google “đoán” được ý định đang tìm kiếm điều gì của bạn. Đơn giản bạn chỉ cần gõ vài chữ cái đầu tiên vào hộp tìm kiếm, Google sẽ tự động hiển thị các đề nghị dựa trên lịch sử duyệt web của bạn.

Song song với những lợi ích quảng cáo đúng người – đúng sản phẩm – đúng địa điểm, để xây dựng công nghệ Re-Targeting thành công, các đơn vị làm quảng cáo phải đảm bảo 2 yếu tố: có hệ thống mạng lưới website rộng lớn - phủ được nhiều người dùng và hệ thống công nghệ đủ mạnh để hiểu người dùng tốt nhất.

Tại Việt Nam hiện nay, Admicro được xem là đơn vị có 2 lợi thế cả độ mạnh công nghệ và độ rộng mạng lưới - phủ trên 31.5 triệu người dùng, chiếm hơn 90% số người sử dụng Internet toàn lãnh thổ đất nước.

Đơn vị này cũng dẫn đầu trong các công nghệ xử lý dữ liệu lớn, thông minh (Big Data), tăng cơ hội hiểu rõ về người truy cập Internet. Các công nghệ này xử lý dữ liệu hàng tỷ bản ghi trong thời gian thực tương tự như các công nghệ mà Google, Facebook,… đang sử dụng, đưa ra được các thông tin quảng cáo phù hợp cho độc giả trực tuyến.

Tổng hợp

Dấu hiệu nhận biết một chiến lược Marketing tồi



 Có quá nhiều nhà lãnh đạo nói rằng họ đang nắm chắc chiến lược trong tay nhưng trên thực tế, họ chẳng có gì cả, và khi mọi sự đổ bể thì họ lại đổ tội cho cái chiến lược ấy là “chiến lược tồi”. Cứ cho là có “chiến lược tồi” đi. Vậy thì nhận diện nó ra sao?

Sau đây là các “tiêu chuẩn” của một chiến lược tồi:

Thất bại trong việc đối mặt với vấn đề

Chiến lược là để giải quyết khó khăn, là một cách để vượt qua chướng ngại, là một lời đáp trả với thách thức. Nếu không nhận diện và phân tích được khó khăn đang gặp phải thì bạn sẽ chẳng có chiến lược nào hết. Thay vào đó, bạn sẽ chỉ một mục tiêu mơ hồ cần đạt tới, một ngân sách hay một danh sách những thứ mà bạn chờ đợi để nó tự xảy ra.
Nhầm lẫn mục tiêu với chiến lược

Một nhà lãnh đạo hay một chiến lược gia cần phân biệt được đâu là mục tiêu, đâu là chiến lược. Nếu bạn nói “Cuối tháng tôi phải đạt được doanh thu X” thì X đó là mục tiêu. Nhưng nếu nói khác đi “Cuối tháng phải đạt doanh thu X rồi từ đấy mới đầu tư vào thị trường Y” thì lúc ấy X là một bước trong chiến lược tổng thể để có Y của bạn. Vậy mục tiêu là cái mà bạn đang hướng tới. Còn chiến lược chính là con đường dẫn bạn tới đích.

Những mục tiêu chiến lược không rõ ràng

Một dấu hiệu khác của chiến lược tồi là những mục tiêu không rõ ràng. Một danh sách dài những việc cần làm không phải là chiến lược hay mục tiêu. Đơn giản nó chỉ là danh sách, là các bước cụ thể trong chiến lược của bạn mà thôi.

Ngoài ra, bạn có thể nhận biết những mục đích không rõ ràng khi nó có triệu chứng “bầu trời xanh” – tức là bạn quá mơ mộng tới việc kết quả tươi sáng của chiến dịch dựa mà không cần quan tâm tới việc bạn đạt kết quả ấy như thế nào trong khi vẫn tồn tại khó khăn thực tế mà chưa ai nghĩ ra cách để giải quyết.

Tại sao lại có nhiều chiến lược tồi đến vậy?

Có rất nhiều lý do nhưng 2 lý do chính là: không có khả năng đưa ra sự lựa chọn và cách lên kế hoạch dập khuôn, dùng những từ đao to búa lớn như “tầm nhìn, sứ mệnh, giá trị, chiến lược” để khỏa lấp đi những suy nghĩ tính toán sơ sài.

Vậy làm sao để có một chiến lược tốt?

Một chiến lược hiệu quả không nhằm mục đích hối thúc người ta phải đạt được mục tiêu hay tầm nhìn, mà thực chất chiến lược ấy là sự nhìn nhận thấu đáo vấn đề đang gặp phải và cung cấp đầy đủ các bước để vượt qua chương ngại vật, đạt đến mục tiêu. Có 3 khâu trọng yếu để cho ra một chiến lược hiệu quả:

1. Phân tích: phân tích kĩ càng bản chất của vấn đề. Một bản phân tích tốt thường nhận ra mấu chốt vấn đề, đơn giản hóa được những gì phức tạp một cách không cần thiết.

2. Định hướng rõ ràng: một định hướng tiếp cận tổng thể và rõ ràng sẽ giúp bạn vượt qua các khó khăn mà đã được phân tích ở bước 1.

3. Hành động có tính hệ thống: các bước trong chiến lược phải liên kết với nhau chặt chẽ, logic và bám sát định hướng đã đề ra ở bước 2.

Tổng hợp

17 Ý tưởng marketing đột phá cho doanh nghiệp nhỏ


Nếu bạn không có nhiều tiền mặt dành cho ngân sách marketing và bạn đang cố gắng làm marketing online, đừng quá lo lắng bởi vì cũng có nhiều công ty đã thành công mà không phải tốn quá nhiều tiền. Để chứng minh điều đó bài viết này sẽ không chỉ chia sẻ với bạn những ý tưởng marketing lớn không mất nhiều tiền mà còn cho bạn thấy cả những công ty đã thành công khi sử dụng những ý tưởng này.

1. Comment trên blog, website khác.

Một cách để làm cho website của bạn phổ biến đó là comment trên những blog khác. Để làm việc này bạn chỉ cần suy nghĩ và để lại comment trên những blog liên quan với website của bạn, những comment thật sâu sắc và ý nghĩa.

Nếu mọi người cảm thấy comment của bạn chi tiết và sâu sắc họ sẽ chú ý theo dõi comment và thông thường họ cũng click vào đường link để tới website ( Khi bạn để lại một comment trên 1 blog, thông thường họ sẽ hỏi URL của website bạn là gì?).

Mặc dù kĩ thuật này trông có vẻ đơn giản, nhưng nó rất là hiệu quả, hãy xem trường hợp của Mashable, Pete Cashmore đã làm cho Mashable trở nên rất phổ biến bằng cách comment lên những blog cạnh tranh giống như TechCrunch khi anh ta bắt đầu phát triển nó. Thật vậy anh ta đã để lại hàng trăm comment và bây giờ đã sở hữu một website phổ biến nhất trên internet.

2. Tối ưu hóa website cho Search Engine.
Google là công cụ tìm kiếm phổ biến nhất trên internet và thống trị ở Việt Nam, vậy tại sao bạn không tận dụng nó. Thông qua SEO bạn có thể xếp hạng website cao hơn trong Google và nhận được nhiều visitor hơn.

Cách thứ nhất để làm SEO là trả tiền cho các công ty SEO, nhưng bạn biết là sẽ rất tốn tiền. Cách thứ 2 là chính bạn tự học và làm SEO. Bằng cách đọc kiến thức marketing và thực hành những bạn sẽ có cơ hội xếp hạng cao hơn trên Search Engine.

Một vài công ty đã tận dụng SEO khá là tốt như là about.com, Wikipedia, Craigslisst, Amazon, và Zappos.

3. Xây dựng 1 blog.

Không quan trọng loại hình kinh doanh bạn đang làm là gì, bạn vẫn có thể có một blog. Với công ty TAKA, blog đã tạo ra khoảng 70% traffic hàng tháng. Lượng traffic này sau đó đã chuyển đổi tới bộ phận sale để tiếp nhận và bám sát sau đó trở thành khách hàng.

Nếu bạn muốn tạo một blog cho công ty, bạn nên làm theo những hướng dẫn dưới đây:

  • Tạo blog trên domain có sẵn ví dụ như blog.domain.com hoặc domain.com/blog.
  • Viết nội dung giá trị và nhớ là đừng PR quá mức, tức là trong bài viết không phải lúc nào cũng đề cập tới sản phẩm, dịch vụ của công ty.
  • Tạo nên quá trình giao tiếp với cộng đồng visitor bằng cách comment phản hồi lại những comment trên blog.

4. Tận dụng mạng xã hội.

Những mạng xã hội phổ biến như Facebook, Google plus, Twitter là những nơi bạn cần tận dụng. Tạo profile trên những site đó sẽ là cách có được nguồn traffic cực tốt và cũng là cơ hội mới để bạn tìm thấy khách hàng.

Chúng tôi xây dựng profile trên tất cả những mạng xã hội lớn và bây giờ những nguồn đó đem lại 30% lượng traffic hàng tháng của chúng tôi. Điều giá trị nhất là cách làm này không hề tốn chi phí như những kênh khác.

Bằng cách chia sẻ nội dung giá trị bạn tìm thấy trong quá trình lướt web và tham gia mạng xã hội, bạn có thể nhanh chóng xây dựng độ phổ biến cho profile của mình. Chìa khóa là nên kiên nhẫn, nó có thể mất 6 tháng đến 1 năm trước khi profile mạng xã hội của bạn trở nên thực sự phổ biến.

5. Trở thành tác giả cho blog khác.

Một các dễ dàng khác để quảng bá website là viết blog post trên những blog khác. Từ TechCrunch tới Huffington Post có hàng ngàn bài viết blog phổ biến trên Internet. Và một điều tất yếu mà tất cả blog đều muốn đó là có nhiều nội dung giá trị.

Nếu bạn viết blog post trên website khác nó không chỉ giúp bạn trong việc có traffic, quảng bá thương hiệu mà bạn cũng sẽ nhận được liên kết (backlink) sẽ giúp tăng hiệu quả SEO.

Bạn có thể liên hệ những blog phổ biến trong thị trường, lĩnh vực của bạn để đề nghị viết guess blog.

6. Case studies

Nếu bạn đã có những khách hàng hài lòng về sản phầm và dịch vụ tại sao không có được những case study từ đó. Lấy được những thông tin về sản phẩm dịch vụ của bạn, họ đã sử dụng chúng như thế nào và kết quả họ nhận được ra sao.

Case tudies có thể giúp xây dựng uy tín cho công ty bạn. Và nhận được khách hàng mới. Một công ty lừng danh được biết đến trong việc tạo case studies là conversion Rate Experrt, và thông qua chúng, họ đã có thể kiếm thêm một ít khách hàng.

Áp dụng với trường hợp của bạn hãy trưng ra những khách hàng thành công, thỏa mãn với dịch vụ sản phẩm mà bạn cung cấp cho visitor thấy. Đó là giải pháp gây dựng lòng tin với những số liệu và minh chứng cụ thể để có thêm được khách hàng mới.

7. Viết hướng dẫn cho người mới sử dụng

Bạn có nhớ công ty viết white pagper khi nào không? Mặc dù chúng vẫn hiệu quả, phiên bản mới của chúng là “ beginner’s guider”. Những hướng dẫn này khác nhau về độ dài nhưng một điều mà chúng trở nên phổ biến đó là sự tỉ mỉ dễ tiếp thu.

Bằng cách viết nội dung giá trị và cung cấp miễn phí, nó không chỉ giúp bạn có được hàng tấn traffic nhưng đồng thời cũng giúp bạn có được rất nhiều baclink.


Hướng dẫn này được xếp hạng cao cho cụm từ “ Search engine optimization” trên google và sau đó họ chuyển đổi visitor vào dịch vụ phần mềm của họ với 99$ một tháng.

8. Tổ chức hội thảo.

Trước đây chúng ta thường tiến hành tổ chức hội thảo hàng tháng, đối tượng nhắm đến là doanh nghiệp khách hàng tiềm năng. Chủ đề chúng tôi thường tổ chức là \"thiết kế website thế nào để tối ưu convertion và xây dựng thương hiệu doanh nghiệp chuyên nghiệp nhất\". Thông thường mỗi hội thảo sẽ mang lại cho chúng tôi một số khách hàng.

Bạn cũng có thể tổ chức hội thảo liên quan tới sản phẩm dịch vụ của mình và đối tượng sẽ là khách hàng của bạn, điều quan trọng là đưa ra được giá trị của sản phẩm dịch vụ có thể giải quyết vấn đề nào đó cho việc kinh doanh của khách hàng thành công hơn khi tới dự hội thảo mà bạn tổ chức.

9. Bắt đầu một chương trình tiếp thị liên kết.

Nếu bạn không có nhiều tiền để làm marketing, bạn có thể yêu cầu mọi người làm cho bạn free. Điều duy nhất bạn phải làm là trả tiền hoa hồng cho mỗi phi vụ họ mang tới cho bạn.

Thông qua những công ty giống như là Hasoffers, bạn có thể dễ dàng thiết lập một chương trình affiliate và bắt đầu kêu gọi mọi người tiếp thị cho sản phẩm và dịch vụ của bạn mà không phải dành quá nhiều tiền. Đây là cách làm mà Amazon đã áp dụng khá thành công.

10. Trả lời câu hỏi.

Từ những forum hỏi đáp mọi người cần giúp đỡ. Nếu bạn có thể trả lời những câu hỏi liên quan tới sản phẩm và dịch vụ mà công ty bạn cung cấp cấp, bạn có thể kiếm thêm được khách hàng. Bạn có thể tìm ra khách hàng tiềm năng ở những site hỏi đáp giống như yahoo answers.

Một trong những công ty đã sử dụng chiến thuật này hàng ngày là Single Grain. Mỗi ngày họ đi vòng các forum markting và giúp dỡ 10 công ty những lời khuyen marketing miễn phí. Những gì họ nhận được là 3% trong số những công ty mà họ tư vấn sẽ sử dụng dịch vụ tư vấn của Single Grain.

Dạo qua các forum vể công nghệ ở Việt Nam như Tinhte, vozforum bạn cũng có thể thấy một điều, bất cứ topic nào hỏi đáp về laptop, cần tư vấn đều có những người kinh doanh laptop vào tư vấn nhiệt tình, và một mức giá phù hợp sẽ mang lại cho họ một khách hàng mới.

11. Tham gia các sự kiện

Nếu bạn không thể làm diễn giả tại một hội nghị nào đó thì không có nghĩa là bạn không tham gia. Mỗi ngày đều có những sự kiện mới diễn ra, công việc của bạn là tìm sự kiện phù hợp để tham gia. Sớm hay muộn bạn sẽ nhận ra một điều rằng, mọi người đi tham dự hội thảo, sự kiện cũng là để tìm một ai đó.

Một số người bạn gặp sẽ không có tác dụng gì đối với công việc kinh doanh của mình, nhưng vẫn có một tỉ lệ phần trăm nhỏ những người bạn gặp sẽ trở thành các mối quan hệ kinh doanh hoặc tình bạn.

12. Nói ra những điều hạn chế của khách hàng tiềm năng.

Blog đóng góp một vai trò quan trọng trong việc tạo ra môi trường giao tiếp giữa bạn và visitor. Và khi bạn nói với họ điều gì đó thông qua các bài post blog, nó sẽ bắt đầu được lan truyền .

Ví dụ:
nếu bạn là công ty thiết kế website. Bạn có thể nhìn thấy một công ty tiềm năng nào đó có thể sử dụng các dịch vụ của mình, thì bạn không chỉ tiếp cận với công ty đó mà còn chủ động viết một bài trên blog đề cập tới những rắc rối họ đang gặp phải trong chiến lược phát triển kinh doanh trực tuyến, xây dựng thương hiệu thông qua website. Và thông thường khi bài viết được đăng và lan truyền trên internet khách hàng trong bài viết thường sẽ liên hệ với bạn để tìm giải pháp. Đây là cách làm lan truyền gián tiếp trên internet bổ sung cho phương pháp tổ chức hội thảo đã nói ở trên.

Một cách làm khác là gửi email cho các công ty và nói rõ cho họ những bước cần làm để tăng traffic và tỉ lệ chuyển đổi.Sẽ có nhiều công ty không trả lời lại email của bạn hay thuê bạn nhưng chiến lược này vẫn có hiệu quả. Thông qua cách làm đó Neil patel đã có thể thâu tóm và thực hiện tất cả các chiến dịch online marketing của Terchcrunch.

Và bằng cách giúp đỡ các thương hiệu phổ biến nhu TechCrunch, Neil đã có thể tận dụng tên tuổi của họ để có nhiều khác hàng hơn.

Tương tự bạn cũng có thể tự tin để làm được điều đó, một khi đã có những khách hàng lớn, uy tín của bạn đã có sẽ là bàn đạp để bạn kiếm được nhiều khách hàng và những hợp đồng giá trị hơn.

Đừng ngại ngần email tới những công ty và khách hàng tiềm năng mà bạn nghĩ có thể giúp đỡ họ. Điều tồi tệ nhất mà họ có thể làm là bỏ qua email của bạn mà thôi.

13. Yêu cầu khách hàng giới thiệu.

Bạn đã có một lượng khách hàng nhất định vậy bạn có yêu cầu và nhờ họ giới thiệu khách hàng cho bạn hay không? Đó là một phương pháp khá hiệu quả miễn là khách hàng của bạn hạnh phúc và vui vẻ.

Tìm kiếm khách hàng hiện tại của bạn trên những mạng xã hội phổ biến như Faceobook, Linkedin, G+ và theo dõi những người mà họ kết nối. Nếu bạn thấy người nào đó có thể hưởng lợi từ sản phẩm dịch vụ của bạn hãy yêu cầu khác hàng hiện tại giới thiệu.

Bạn sẽ bị sốc khi có một tỉ lệ nhỏ khách hàng của bạn sẽ không sẵn lòng để giới thiệu. Nếu có một lượng lớn nói không giới thiệu có lẽ bạn cần xem xét lại cách làm việc tốt hơn để mang lại thỏa mãn và niềm vui cho khách hàng hiện tại.

Thông thường tại TAKA ngoài khách hàng đến từ SEO, marketing thì vẫn có những khách hàng đến từ sự giới thiệu của những khách hàng cũ. Qua đó có thể thấy việc xây dựng chất lượng dịch vụ sản phẩm là vô cùng quan trọng để lấy được sự tín nhiệm của những khách hàng hiện tại của bạn. Họ chính là cầu nối cho bạn tới những khách hàng tiếp theo.

14. Tận dụng Youtube.

Video ngày nay đã vượt qua chức năng giới thiệu sản phẩm dịch vụ tốt như thế nào bởi vì hiện nay nó cũng xuất hiện cả trong trang kết quả tìm kiếm. Blendtec đã làm điều này trong nhiều năm qua và nó rất hiệu quả. Họ không chỉ cho bạn thấy máy xay sinh tố của họ rất mạnh mà cũng cho bạn thấy nó có thể xay gạch, iphone và các thiết bị khác.
Một số video của họ nhận được hơn 3 triệu lựợt xem và quan trọng hơn họ đã bán được hàng ngàn máy sinh tố từ những đoạn phim này.

Nếu bạn có thể sáng tạo thứ gì đó có liên quan tới iphone bạn có thể tạo nên những video viral. Lan truyền nội dung tốt như một vụ cháy trên các website và thậm chí lan tới cả truyền hình. Blandtec đã tược xuất hiện ở Tonight Show với Jay leno.

15. Giảm giá.

Mua hàng theo nhóm có thể tạo ra hàng ngàn giao dịch cho các sản phẩm và dịch vụ của bạn với điều kiện bạn đưa ra một mức giá thực sự tốt.


Có một người đưa ra ý tưởng kinh doanh “ trận chiến cà chua”. Theo đó hàng ngàn người sẽ tụ tập lại và ném cà chua vào nhau. Khi đưa ra sự kiện ông đã tính chi phí là 59$ một vé và mục tiêu là có nhiều hơn 2000 người tham gia.

Để làm được điều này ông đã hợp tác với các website Groupon và chỉ trong vài ngày ông đã bán được hơn 1000 vé và sau khi hết hạn deal . những người mua được vé nói với bạn bè của họ và những người bạn này đã tới trực tiếp tại các trang web “ trận chiến cà chua” để mua nhiều vé hơn với mức giá thông thường.

Nếu bạn có thể đưa ra một mức giá có lợi cho bạn cũng như các công ty mua hàng theo nhóm, bạn có thể kiếm được nhiều tiền và traffic hơn từ những khách hàng hoàn toàn mới. Ở Việt Nam có nhiều trang mà bạn có thể quan tâm như Nhommua, muachung, hotdeal…

16. Sở hữu dịch vụ chăm sóc khách hàng đặc biệt.

Một trong những cách dễ nhất để làm tăng giá trị suốt đời của khác hàng là cung cấp những dịch vụ khách hàng đặc biệt nhất. Bằng cách cung cấp dịch vụ khách hàng tốt bạn sẽ làm cho khác hàng cảm thấy được quan tâm và hạnh phúc đồng thời họ sẽ quay trở lại.

Trong ngắn hạn có thể bạn sẽ thấy chi phí đội thêm do đầu tư vào chăm sóc khách hàng, nhưng về lâu dài bạn sẽ thấy nhiều lợi ích, bởi vì khi khách hàng hạnh phúc họ không chỉ đến với bạn lần nữa mà còn giới thiệu bạn bè của họ cho bạn vì công ty bạn đã mang lại trải nghiệm tuyệt vời cho người tiêu dùng.

17. Thông cáo báo chí.

Càng nhiều người nói về công ty bạn một cách tích cực càng tốt, lúc đó sẽ có nhiều người đến và kiểm tra xem những gì bạn đang cung cấp là như thế nào. Vấn đề khó khăn khi làm việc với báo chí là không dễ dàng gì để có được sự chú ý của những trang tin tức lớn để làm việc với bạn. Nhưng nó lại rất dễ dàng để có được sự chú ý của các blogger.
Một cách làm phổ biến là gửi email cho các blogger và hỏi xem họ có muốn phỏng vấn mình hay không. Mặc dù nghe có vẻ ngớ ngẩn nhưng sẽ có một tỷ lệ nhỏ các blogger sẽ nói có.

Như vậy bạn thấy rằng marketing không nhất thiết là phải tốn quá nhiều tiền… nó chỉ đòi hỏi sự sáng tạo. Nếu nhiều công ty cũng như TAKA thành công mà không có một khoản ngân sách marketing lớn thì bạn đương nhiên cũng có thể. Bạn chỉ cần quyết tâm và dành nhiều thời gian và năng lượng để tập trung sáng tạo vào việc đó. Từ đó làm tăng doanh thu cho doanh nghiệp.

Tổng hợp

Marketing - Đừng mắc bệnh “thích của lạ”


Đừng trở thành nạn nhân của bệnh Thích của lạ – một căn bệnh khiến nhiều Marketer điêu đứng vì cho rằng những kênh mạng xã hội mới, xu hướng mới là những viên đạn bạc, sẽ nhắm trúng và hạ gục bất kì đối tượng khách hàng mục tiêu nào. Có thể kể tên một vài “viên đạn bạc” ấy như Facebook, ứng dụng game, Instagram, Pinterest,…

Dấu hiệu của bệnh đó là việc chúng ta lựa chọn sử dụng các kênh truyền thông đang nổi, đơn giản chỉ vì nó “đột phá”, chứ không thực sự xét tới việc nó hữu ích với mình ra sao, có đạt mục đích đã đề ra hay không. Nếu sử dụng đúng lúc đúng chỗ, đúng hoàn cảnh thì những kênh đó quả thực mang lại hiệu quả mạnh mẽ. Nhưng nếu sử dụng không khéo léo, ta có thể sẽ thất bại thảm hại, mà các doanh nghiệp thì không có mấy thời gian cho việc “thất bại thảm hại” ấy.

Rất may là chúng ta có thuốc để chữa căn bệnh Thích của lạ ấy. Đó chính là 5 câu hỏi nhằm xác định chiến thuật digital marketing như sau:

1. Bạn đang muốn giải quyết vấn đề gì của doanh nghiệp?
Hãy đặt ra mục tiêu để đạt tới, như vậy bạn sẽ đo được mức độ thành công của mình. Sáng tạo là tìm cách để làm mọi việc tốt hơn, chứ không phải sử dụng công cụ mới chỉ vì nó hào nhoáng, mới mẻ. Nếu như bạn không xác định được vấn đề mình đang cần giải quyết thì việc lao vào sử dụng các phương tiện truyền thông dù nổi đến mấy cũng trở nên mù mờ, vô ích.

2. Liệu thông điệp của bạn có được truyền tải tới khách hàng?
Liệu kênh truyền thông bạn chọn có thực sự đưa thông điệp của bạn tới đúng đối tượng khách hàng? Ví dụ: có nhiều doanh nghiệp chỉ hoạt động trong một khu vực địa lý nhất định, nhưng hầu hết các nền tảng mạng xã hội lại ít khi cho bạn lựa chọn vùng miền. Hiện tại, mới thấy 2 “gã” Facebook, Google cho phép bạn xử lý vấn đề vùng miền trong công cuộc truyền tải thông điệp và làm thương hiệu. Trước khi chọn lựa một mạng xã hội nào để sử dụng, hãy tự hỏi: Liệu bạn có thể tiếp cận tới những khách hàng thực sự có khả năng mua sản phẩm của bạn? Liệu kênh bạn sử dụng có làm loãng tập mục tiêu khách hàng không? Doanh nghiệp nhỏ có nghĩa là nguồn lực của chúng ta có hạn, vì vậy đừng phung phí nó vào những đối tượng không tiềm năng.

3. Mỗi kênh truyền thông phù hợp mục đích sử dụng gì?
Mỗi kênh truyền thông đều nhằm phục vụ một mục đích nào đó trong cuộc sống của con người. Cách chúng ta hoạt động, tương tác trên Facebook không giống với trên Twitter, LinkedIn, Reddit hay Foursquare, và thậm chí là cách tương tác trên smartphone cũng khác so với trên PC hay tablet. Ví dụ: người ta dùng Pinterest nhằm tạo trào lưu và cảm hứng thiên về thời trang, ẩm thực hay nội thất. Nhưng nếu doanh nghiệp của anh bán máy tính, sửa chữa bể nước, hay hàn răng mà anh sử dụng kênh Pinterest là “chết” rồi, sẽ hoàn toàn là phí phạm nhân lực và thời gian. Cần phải lựa chọn kênh phù hợp, và thông tin đưa ra phải hữu ích với người nhận. Trước khi lựa chọn kênh, hãy suy nghĩ xem kênh đó phù hợp với mục đích gì và người ta sửdụng nó như thế nào.

4. Bạn có đủ nguồn lực không?
Trên đời này không có cái gì là miễn phí cả. Mà kể cả có những thứ dán mác “miễn phí” thì nó cũng tiêu tốn nguồn lực nào đó của ta mà không nhất thiết phải là tiền. Đó là chất xám, là kĩ năng, là thời gian. Lập một tài khoản trên mạng xã hội thì chẳng tốn của bạn một xu nhưng để “nuôi” nó thì bạn sẽ tốn khá đấy. Bạn có chắc doanh nghiệp của mình đủ nhân lực để dành trọn thời gian cho việc tiếp cận thị trường hiệu quả qua các kênh truyền thông mạng xã hội? Nếu không toàn tâm toàn ý, không có đủ thời gian và nhân lực đầu tư vào từng post, từng dòng tweet để thu hiệu quả thì có lẽ bạn chưa nên sử dụng chiến lược mạng xã hội này.
Nên nhớ rằng phải trả lời thật tốt các câu hỏi Cái gì, Ở đâu, Như thế nào, Khi nào và Tại sao trước khi đưa ra mọi quyết định chiến lược. Nếu bạn hiểu sâu sắc được lý do bạn lựa chọn một kênh truyền thông nào đó và có nhiều ý tưởng xuất sắc để phát triển nó, thì hãy mạnh dạn làm đi. Đó là chìa khóa tới khách hàng, và tới thành công.
           Tổng hợp

Marketing - Phân biệt giữa công việc tại client và agency



Trong khi 90% các bạn sinh viên thích và học ngành marketing khi ra trường đều mặc định là mình muốn làm việc tại client, thì rất ít bạn biết hay chịu khó tìm hiểu về môi trường agency. Liệu tố chất của bạn phù hợp với client hay agency – hãy cùng xem mô tả công việc, lợi ích và áp lực của từng phân ngành nhé.

Các công ty khách hàng (client)

Như đã nhắc đến – làm tại các công ty khách hàng (client) có nghĩa là “làm nhiều việc cho một người”. Nếu bạn làm trong Brand team của Omo chẳng hạn, thì bạn sẽ tham gia vào tất cả các quy trình (trừ sản xuất) của sản phẩm từ giai đoạn đầu đến lúc đến tay người tiêu dùng: test sản phẩm, test concept truyền thông, lên kế hoạch communication & trade cả năm, brief cho agency, thực hiện cùng agency, đo lường - quản lý và tối ưu hóa các chiến dịch truyền thông và bán hàng.


Marketer làm việc tại client là phải "nhiều việc cho một người"

Với một môi trường làm việc đa dạng (tiếp xúc với nhiều loại đối tác: nghiên cứu thị trường, quảng cáo (agency), truyền thông (media) đến cả những nhà bán lẻ (Retailer: Co-op Mart, Big C, Metro …) thì bạn sẽ học được rất nhiều kiến thức và kinh nghiệm (1). Từ những kiến thức và kinh nghiệm đó – kết hợp với những tài liệu nội bộ công ty - thì bạn sẽ có một sự hiểu biết sâu sắc về sản phẩm và ngành hàng của sản phẩm đó (2).

Ví dụ, nếu bạn làm tại brand Omo (bột giặt), thì bạn sẽ hiểu biết về rõ về tính năng của sản phẩm Omo, Omo khác biệt các sản phẩm bột giặt cùng công ty (Surf, Viso) và khác biệt với các sản phẩm đối thủ (Tide) như thế nào – hiểu những xu hướng và phân khúc của thị trường giặt tẩy và các đối thủ khác phân ngành. Ví dụ khi P&G ra mắt nước giặt Ariel thì đó cũng được xem là một đối thủ cạnh tranh không trực tiếp với bột giặt Omo (cùng là giải pháp giặt tẩy).

Trên những cơ sở hiểu biết về sản phẩm (2) ứng dụng vào thị trường, hiểu điểm mạnh điểm yếu cũng như các xu hướng của người tiêu dùng, bạn sẽ dần hình thành một cảm quan (sense) về sản phẩm của mình và thị trường (3). Đó là lý do tại sao những người làm Brand Manager cần khoảng 5-8 năm kinh nghiệm, để hình thành một cảm quan nhạy bén và đúng đắn, để đưa ra lựa chọn cuối cùng trên những đề xuất của các công ty dịch vụ (agency).

Đi kèm với những lợi ích đó cũng là áp lực. Khi bạn làm ở client, làm ở brand thì bạn phải là người chịu mục tiêu: mục tiêu về doanh số (sales), sức mạnh thương hiệu (brand health) hay thị phần (market share). Bạn là cha mẹ ruột của thương hiệu đó, của đứa con tinh thần – và bạn phải chăm sóc nó mỗi ngày. Khi đó bạn sẽ không bao giờ có thể ngừng suy nghĩ về doanh số, về số lượng (unit) bán ra mỗi giờ, mỗi ngày. Vì vậy, công việc về bên phía khách hàng (client) không mang nhiều tính sáng tạo như các bạn trẻ hay hình dung, mà phần nhiều về quản lý và giao tiếp kết nối (giữa nhiều đơn vị). Làm tại brand có nghĩa là bạn tự hào với trách nhiệm của mình, bạn yêu brand và business của bạn – và cố gắng cải thiện qua từng tháng ngày.

Một ghi chú nhỏ cuối cùng: trong khi hầu hết mọi người hình dung là áp lực khi làm tại client, nhất là làm tại brand đến từ môi trường bên ngoài (đối thủ cạnh tranh, chính sách …) thì có nhiều người chia sẻ áp lực lớn nhất lại đến từ chính môi trường bên trong client: cụ thể là áp lực đến từ bộ phận Bán hàng (Sales).


Bạn hãy hình dung thế này: Anh A là Sales Manager – ngành hàng Bột Giặt của Unilever, anh A chịu mục tiêu doanh số cho toàn ngành bột giặt (vd 500 triệu Euro năm 2012), và nắm trong tay một nguồn lực có hạn (500,000 điểm bán và 1 triệu USD ngân sách trade marketing). Unilever về bột giặt có 3 nhãn hàng: Omo (Brand Manager là anh B), Viso (Brand Manager là anh C) và Surf (Brand Manager là anh D). Và anh A sẽ là người quyết định tập trung vào sản phẩm nào nhiều nhất để đạt được doanh số sales.

Có nghĩa là nếu bạn là một trong 3 brand manager trên, thì việc đầu tiên và cần thiết nhất của bạn làthuyết phục được bên Sales tin tưởng vào sự thành công của chiến dịch bạn đưa ra và dành nguồn lực cho bạn (số bảng biển tại cửa hàng, ngân sách hỗ trợ bán lẻ …). Thuật ngữ trong ngành thường gọi là “win được support của sales”. Vì vậy, đối với các Brand Manager thì buổi thuyết trình chiến dịch hàng quý cho sales (gọi là Sales Pitch) là cực kỳ quan trọng, vì nếu Sales không support bạn thì không cách nào bạn đạt được mục tiêu về doanh số. Và tất nhiên, bản thân bộ phận Sales cũng có những “kiêu hãnh và định kiến” của họ - hãy hình dung: chỉ cần Omo (vốn chiếm 70% thị trường) tăng 5% doanh thu thì đã đủ target, trong khi nếu Viso thì sẽ phải tăng 50% doanh thu (vốn là khó hơn rất nhiều).

Nên phần thiệt thòi và cần nỗ lực nhiều hơn là những bạn làm tại những brand nhỏ. Ví dụ tại Unilever thì ngành hàng giặt tẩy (laundry) và chăm sóc tóc (haircare) là được ưu ái nhất, mà cụ thể là 2 “con bò vắt sữa” (cash cow) là Omo và Clear. Còn ngành hàng Lăn khử mùi (deodorant) bao gồm Dove, Pond’s, Rexona, AXE …thì với đóng góp chưa đến 5% doanh thu, sẽ cần phải cố gắng rất nhiều.

Làm tại Unilever cũng rất tuyệt, nhưng cũng nên lưu ý là làm tại brand nào của Unilever nữa …

Đối với công ty agency, thì sự chuyên chính và tập trung (focus) là điều được trân trọng: khi bạn làm tại agency tức là bạn làm “một việc cho nhiều người”. Việc đó có thể là tư vấn thương hiệu, sáng tạo quảng cáo, tổ chức sự kiện hay tiếp thị kỹ thuật số … việc gì cũng được miễn là việc đó có giá trị với khách hàng và tiêu chuẩn các dịch vụ của bạn thật sự cao.

Với agency thì câu “một nghề cho chín còn hơn chín nghề” áp dụng rất chính xác.
Người làm ở agency sẽ rất chuyên chính vào nghiệp vụ (expertise) của mình – và khách hàng cũng trân trọng sự chuyên chính đó. Vì chỉ riêng trong một chuyên môn thì bạn đã có rất nhiều thứ để làm: làm tốt nhất những điều mình đang có, luôn phải cập nhật những thông tin và xu hướng mới nhất của thị trường và người tiêu dùng, trau dồi kiến thức và ý tưởng...

Có những tập đoàn/công ty quảng cáo rất nổi tiếng – và họ chỉ làm một hay một số việc: ví dụ Leo Burnett chỉ tập trung làm về thương hiệu & quảng cáo sáng tạo (brand, branding & advertising) – Cowan chỉ tập trung vào thiết kế bao bì (packaging design) … Nên hầu như khái niệm “full-services agency” (công ty cung cấp đầy đủ dịch vụ) là rất khó tồn tại – trừ những nhóm công ty “cùng họ” như “họ hàng” Ogilvy & Mather: có O&M là về advertising, Ogilvy PR (đã sáp nhập với T&A thành T&A Ogilvy) là về PR & Event, Ogilvy Action về Activation, Ogilvy One (đã mua lại Who Digital) …


O&M, JWT, Bates 141, Y&R, Wunderman, TNS, Kantar Media, GroupM (Mindshare, Maxxus, MEC, Mediacom) ...đều là những công ty thuộc tập đoàn quảng cáo WPP (tập đoàn này có hơn 400 công ty quảng cáo và chiếm 65% thị phần quảng cáo trên toàn thế giới). Chỉ có "tập đoàn full services" chứ không thể có "agency full services"

Điểm được nhiều người yêu thích nhất khi làm tại agency là nét tươi mới trong công việc mỗi ngày. Việc được tiếp xúc với nhiều sản phẩm, ngành hàng, vấn đề & mục tiêu … luôn giữ cho đầu óc thật “mở”. Một câu khá đúng với ngành agency:

“Đầu óc cũng giống như chiếc dù – nó hoạt động tốt nhất khi nó rộng mở”
“Minds are just like parachutes – it works best when it opens”

Thật sự công việc trong ngành agency tươi mới đến mức đôi khi “không thể đoán trước được” (unpredictable). Bạn bước vào công ty và sếp nói: “em ơi, vào họp – có brief mới”, và bạn có thể mỉm cười tự hỏi trong đầu “lần này sẽ là cái quái gì nhỉ?” – có thể là một hãng bảo hiểm trang nghiêm, một nhãn mỹ phẩm kiêu sa, một nhãn sữa thân thiện hay …băng vệ sinh/bao cao su cũng chẳng biết được.Nhân tiện, câu tagline của nhãn hàng bao cao su Durex là một trong những tagline được khen rất nhiều trong ngành:

“Càng chông gai, càng hạnh phúc"


... rất chi là gợi liên tưởng nhỉ ...Trong ngành agency, sự bận rộn là điều không thể tránh nhưng cần hạn chế. Nghĩa là sao nhỉ? “Không thể tránh” là vì sẽ có những lúc tất cả khách hàng của bạn cùng làm truyền thông (ví dụ vào dịp Tết chẳng hạn) – thế là bạn sẽ vắt chân lên cổ để chạy. “Cần hạn chế” có nghĩa là sau những lúc như vậy, bạn cần phải tỉnh táo để “về thành dưỡng sức” cũng như trau dồi thêm vốn sống & kiến thức. Nói ngắn gọn, nếu người nào làm trong agency “có làm mà không chơi” thì sẽ rất sớm bị kiệt quệ, cả về thể lực – tinh thần lẫn vốn sống. Như một anh bạn làm Creative Director từng chia sẻ:

“Làm sáng tạo dễ lắm. Sống sáng tạo mới khó”


– làm quảng cáo là sống với nghề, là mang cái “tôi” của mình ra để thẩm thấu cái “ta” của người tiêu dùng và khách hàng.Một điểm khác khiến công việc tại agency càng hấp dẫn hơn là sự “thư thái đầu óc” (free of mind). Vì người làm tại agency là người đang bán những sản phẩm truyền thông (communication product) chứ không phải sản phẩm hữu hình, và việc bán hàng này diễn ra khá đơn giản – khi khách hàng (client) là người trực tiếp ra quyết định. Và đo lường chất lượng của sản phẩm đó là những con số về mức độ nhận biết, độ yêu thích, … những chỉ số có phần “cảm tính” chứ không phải lời/lỗ - doanh số cụ thể của sản phẩm hữu hình.

Người làm tại agency đã, đang và sẽ “đưa ra những lời đề nghị” (make recommendation) và không được/phải chịu trách nhiệm về quyết định cuối cùng (vì đó là quyết định của công ty khách hàng).
Một chiến dịch truyền thông không tốt -> doanh số không tăng (hay tệ hơn là giảm) – khách hàng không hài lòng và agency đó có thể mất khách hàng đó. Một chiến dịch truyền thông tuyệt vời, nhận thức cao chót vót, khác biệt của sản phẩm nêu rạch ròi và mạch lạc, doanh số bán hàng tăng ầm ầm thì agency nhận lại là những lời khen của khách hàng, và (không chắc chắn) được làm những dự án tiếp theo. Chính vì sự “giữa chừng” đó (xin đừng gọi là “nửa vời” – vì agency trách nhiệm chính là tư vấn, cũng chỉ là “người đưa đò”) nên những vinh dự hay phần thưởng lớn nhất sẽ không dành cho agency.Và thật sự với một chiến dịch truyền thông trị giá hàng tỷ đồng (40,000 USD – khoảng hơn 800 triệu, là mức giá làm TVC của các tập đoàn quảng cáo hàng đầu tại Việt Nam) thì doanh nghiệp khách hàng có thể nhận lại những lợi ích vượt trội hơn rất nhiều (số lượng bán hàng và lợi nhuận tăng lên nhiều) còn agency thì chỉ là chi phí dịch vụ và những showcase trong hồ sơ năng lực (credentials).

Nên, nếu nhìn lại thì giá trị lớn nhất của agency chính là thương hiệu của agency đó. Những tập đoàn quảng cáo hàng đầu đều có những giá trị, tiêu chuẩn và triết lý của mình.
Thậm chí, những người sáng lập huyền thoại như David Ogilvy hay Leo Burnett còn để lại những tài liệu về việc “when to take my name off the door” – “khi nào thì nên gỡ bỏ tên tôi khỏi công ty quảng cáo này”: đó là khi công ty chỉ chạy theo lợi nhuận, mà xa rời những giá trị hay tiêu chuẩn của chính mình. Chính vì vậy, David Ogilvy – người được mệnh danh là “ông tổ của ngành quảng cáo” đã để lại những lời răn rất đáng nghiền ngẫm:

“Người tiêu dùng không phải lũ mọi rợ. Họ chính là vợ bạn”

“Đừng bao giờ làm quảng cáo cho một sản phẩm mà bạn không muốn gia đình bạn sử dụng”

“Sử dụng sản phẩm của khách hàng không phải là sự xu nịnh, mà là phép lịch sự tối thiểu”
Và thương hiệu của các agency – tất cả đều được xây bởi con người. Vì vậy, những người đứng đầu mỗi agency – Managing Director, Account Director, Creative Director, Director of Strategic Planning – phải hiểu rất rõ những giá trị và tiêu chuẩn của agency mình đang đại diện.

Làm agency, làm marketing communication là một con đường học hỏi và tìm tòi vô tận – nơi đó giới hạn của bản thân mình là do chính mình đặt ra.
Người làm marketing nói chung, hay agency nói riêng, phải luôn “đói khát và vụng dại” (như lời của thiên tài Steve Jobs) – “đói khát” để luôn học, luôn hỏi, luôn làm mới chính mình – “vụng dại” để luôn tò mò, luôn mở rộng đầu óc và tấm lòng.
Tổng hợp