Có quá nhiều nhà lãnh đạo nói rằng họ đang nắm chắc chiến lược trong tay nhưng trên thực tế, họ chẳng có gì cả, và khi mọi sự đổ bể thì họ lại đổ tội cho cái chiến lược ấy là “chiến lược tồi”. Cứ cho là có “chiến lược tồi” đi. Vậy thì nhận diện nó ra sao?
Sau đây là các “tiêu chuẩn” của một chiến lược tồi:
Thất bại trong việc đối mặt với vấn đề
Chiến lược là để giải quyết khó khăn, là một cách để vượt qua chướng ngại, là một lời đáp trả với thách thức. Nếu không nhận diện và phân tích được khó khăn đang gặp phải thì bạn sẽ chẳng có chiến lược nào hết. Thay vào đó, bạn sẽ chỉ một mục tiêu mơ hồ cần đạt tới, một ngân sách hay một danh sách những thứ mà bạn chờ đợi để nó tự xảy ra.
Sau đây là các “tiêu chuẩn” của một chiến lược tồi:
Thất bại trong việc đối mặt với vấn đề
Chiến lược là để giải quyết khó khăn, là một cách để vượt qua chướng ngại, là một lời đáp trả với thách thức. Nếu không nhận diện và phân tích được khó khăn đang gặp phải thì bạn sẽ chẳng có chiến lược nào hết. Thay vào đó, bạn sẽ chỉ một mục tiêu mơ hồ cần đạt tới, một ngân sách hay một danh sách những thứ mà bạn chờ đợi để nó tự xảy ra.
Nhầm lẫn mục tiêu với chiến lược
Một nhà lãnh đạo hay một chiến lược gia cần phân biệt được đâu là mục tiêu, đâu là chiến lược. Nếu bạn nói “Cuối tháng tôi phải đạt được doanh thu X” thì X đó là mục tiêu. Nhưng nếu nói khác đi “Cuối tháng phải đạt doanh thu X rồi từ đấy mới đầu tư vào thị trường Y” thì lúc ấy X là một bước trong chiến lược tổng thể để có Y của bạn. Vậy mục tiêu là cái mà bạn đang hướng tới. Còn chiến lược chính là con đường dẫn bạn tới đích.
Những mục tiêu chiến lược không rõ ràng
Một dấu hiệu khác của chiến lược tồi là những mục tiêu không rõ ràng. Một danh sách dài những việc cần làm không phải là chiến lược hay mục tiêu. Đơn giản nó chỉ là danh sách, là các bước cụ thể trong chiến lược của bạn mà thôi.
Ngoài ra, bạn có thể nhận biết những mục đích không rõ ràng khi nó có triệu chứng “bầu trời xanh” – tức là bạn quá mơ mộng tới việc kết quả tươi sáng của chiến dịch dựa mà không cần quan tâm tới việc bạn đạt kết quả ấy như thế nào trong khi vẫn tồn tại khó khăn thực tế mà chưa ai nghĩ ra cách để giải quyết.
Tại sao lại có nhiều chiến lược tồi đến vậy?
Có rất nhiều lý do nhưng 2 lý do chính là: không có khả năng đưa ra sự lựa chọn và cách lên kế hoạch dập khuôn, dùng những từ đao to búa lớn như “tầm nhìn, sứ mệnh, giá trị, chiến lược” để khỏa lấp đi những suy nghĩ tính toán sơ sài.
Vậy làm sao để có một chiến lược tốt?
Một chiến lược hiệu quả không nhằm mục đích hối thúc người ta phải đạt được mục tiêu hay tầm nhìn, mà thực chất chiến lược ấy là sự nhìn nhận thấu đáo vấn đề đang gặp phải và cung cấp đầy đủ các bước để vượt qua chương ngại vật, đạt đến mục tiêu. Có 3 khâu trọng yếu để cho ra một chiến lược hiệu quả:
1. Phân tích: phân tích kĩ càng bản chất của vấn đề. Một bản phân tích tốt thường nhận ra mấu chốt vấn đề, đơn giản hóa được những gì phức tạp một cách không cần thiết.
2. Định hướng rõ ràng: một định hướng tiếp cận tổng thể và rõ ràng sẽ giúp bạn vượt qua các khó khăn mà đã được phân tích ở bước 1.
3. Hành động có tính hệ thống: các bước trong chiến lược phải liên kết với nhau chặt chẽ, logic và bám sát định hướng đã đề ra ở bước 2.
Một nhà lãnh đạo hay một chiến lược gia cần phân biệt được đâu là mục tiêu, đâu là chiến lược. Nếu bạn nói “Cuối tháng tôi phải đạt được doanh thu X” thì X đó là mục tiêu. Nhưng nếu nói khác đi “Cuối tháng phải đạt doanh thu X rồi từ đấy mới đầu tư vào thị trường Y” thì lúc ấy X là một bước trong chiến lược tổng thể để có Y của bạn. Vậy mục tiêu là cái mà bạn đang hướng tới. Còn chiến lược chính là con đường dẫn bạn tới đích.
Những mục tiêu chiến lược không rõ ràng
Một dấu hiệu khác của chiến lược tồi là những mục tiêu không rõ ràng. Một danh sách dài những việc cần làm không phải là chiến lược hay mục tiêu. Đơn giản nó chỉ là danh sách, là các bước cụ thể trong chiến lược của bạn mà thôi.
Ngoài ra, bạn có thể nhận biết những mục đích không rõ ràng khi nó có triệu chứng “bầu trời xanh” – tức là bạn quá mơ mộng tới việc kết quả tươi sáng của chiến dịch dựa mà không cần quan tâm tới việc bạn đạt kết quả ấy như thế nào trong khi vẫn tồn tại khó khăn thực tế mà chưa ai nghĩ ra cách để giải quyết.
Tại sao lại có nhiều chiến lược tồi đến vậy?
Có rất nhiều lý do nhưng 2 lý do chính là: không có khả năng đưa ra sự lựa chọn và cách lên kế hoạch dập khuôn, dùng những từ đao to búa lớn như “tầm nhìn, sứ mệnh, giá trị, chiến lược” để khỏa lấp đi những suy nghĩ tính toán sơ sài.
Vậy làm sao để có một chiến lược tốt?
Một chiến lược hiệu quả không nhằm mục đích hối thúc người ta phải đạt được mục tiêu hay tầm nhìn, mà thực chất chiến lược ấy là sự nhìn nhận thấu đáo vấn đề đang gặp phải và cung cấp đầy đủ các bước để vượt qua chương ngại vật, đạt đến mục tiêu. Có 3 khâu trọng yếu để cho ra một chiến lược hiệu quả:
1. Phân tích: phân tích kĩ càng bản chất của vấn đề. Một bản phân tích tốt thường nhận ra mấu chốt vấn đề, đơn giản hóa được những gì phức tạp một cách không cần thiết.
2. Định hướng rõ ràng: một định hướng tiếp cận tổng thể và rõ ràng sẽ giúp bạn vượt qua các khó khăn mà đã được phân tích ở bước 1.
3. Hành động có tính hệ thống: các bước trong chiến lược phải liên kết với nhau chặt chẽ, logic và bám sát định hướng đã đề ra ở bước 2.
Tổng hợp
No comments:
Post a Comment